Sự thật đằng sau “danh sách” 60 nước ủng hộ Trung Quốc

Nhiều nước nằm trong danh sách 60 nước ủng hộ Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông đã lên tiếng phản đối việc bỗng dưng bị "nhét" tên vào danh sách.

Sự thật đằng sau “danh sách” 60 nước ủng hộ Trung Quốc
Lesotho, quốc gia ở châu Phi không có biển, cũng không có liên quan rõ ràng nào ở Biển Đông nhưng lại nằm trong danh sách 60 quốc gia mà Trung Quốc nói rằng ủng hộ họ trong bối cảnh Bắc Kinh nhiều khả năng phải đối mặt với một phán quyết bất lợi của Tòa án quốc tế liên quan đến yêu sách chủ quyền phi lý của họ ở Biển Đông.
Su that dang sau “danh sach” 60 nuoc ung ho Trung Quoc
Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trên Đá Gạc Ma. (Ảnh: EPA)
Sự xuất hiện bất ngờ của Lesotho và một loạt các nước nhỏ khác có vị trí địa lý cách xa châu Á là một sản phẩm của chiến dịch vận động chớp nhoáng mà Trung Quốc dựng lên để tập hợp sự ủng hộ trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán kiện về vụ kiện của Philippines.
Lo sợ phán quyết PCA, Trung Quốc vẽ lên bản danh sách ủng hộ
Trung Quốc dựng lên một bản danh sách “hoành tráng” nhưng trên thực tế chỉ có 8 nước công khai tuyên bố ủng hộ yêu sách chủ quyền phi lý của họ và tẩy chay các thủ tục tố tụng của Tòa tại La Hay, Hà Lan.
Theo nghiên cứu riêng của The Wall Street Journal và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington, 8 nước nói trên bao gồm: Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu và Lesotho.
Trong khi đó, 5 nước có tên trong bản danh sách Trung Quốc vẽ lên đã thẳng thừng tuyên bố không ủng hộ Bắc Kinh, trong đó có 2 nước là thành viên của Liên minh châu Âu.
Với một quốc gia từ lâu đã phản đối Mỹ "quốc tế hóa" tranh chấp trên Biển Đông, chiến dịch lôi kéo này chứng tỏ Bắc Kinh đang ngày càng lo lắng về khả năng họ sẽ bị cô lập trong cộng đồng quốc tế nếu không chấp hành phán quyết của PCA.
Kết quả không như ý muốn của Trung Quốc sau khi công bố bản danh sách cũng cho thấy giới hạn trong sức mạnh mềm của Bắc Kinh. Họ đã vấp phải sự chỉ trích và phản đối ngay cả từ những quốc gia đang rất cần sự hỗ trợ kinh tế.
“Điều này giống như một liên minh của các bên có thái độ lập lờ hoặc đơn giản là chẳng biết gì về nhau”, Euan Graham, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện Lowy ở Sydney cho biết.
Ngay từ khi Philippines đệ đơn lên PCA, Trung Quốc đã tuyên bố không công nhận thẩm quyền của tòa án và sẽ không tuân thủ phán quyết của PCA. Mỹ và các đồng minh, bao gồm cả G7 không ít lần lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của PCA.
Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cảnh báo, hành động của Trung Quốc ở Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, coi thường dư luận, có thể dựng lên một Vạn Lý Trường Thành tự cô lập chính họ.
Đáp lại, Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang mong muốn thực hiện tư tưởng bá quyền trong khu vực đồng thời liên tục cho đăng tải các bài xã luận trên các phương tiện truyền thông tố cáo PCA và công khai cảm ơn hàng chục quốc gia mà họ nói là ủng hộ họ.
Chiến dịch truyền thông tồi của Trung Quốc
Bắc Kinh không công bố bản danh sách chính thức những nước ủng hộ họ. Bộ Ngoại giao nước này hồi tháng trước cho biết, bản danh sách gồm 40 cái tên nhưng phương tiện truyền thông Trung Quốc đã nhanh chóng đẩy con số này lên 60 trong tuần qua.
“So với 7 hay 8 quốc gia, con số này là minh chứng hùng hồn. Đó là lý do vì sao những quốc gia thân thiện và quan tâm tới chúng tôi muốn tìm hiểu tình hình thực tế. Sau khi hiểu được giá trị của vấn đề, họ quyết định đưa ra lập trường và bảo vệ công lý”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 14/6 hùng hồn tuyên bố.
Trung Quốc cũng cho biết, nhiều quốc gia Arab đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Bắc Kinh trong “Tuyên bố Doha” sau cuộc họp ở Qatar vào tháng trước. Tuy vậy, thực hư bản tuyên bố này vẫn là một ẩn số khi cả phía Trung Quốc lẫn Qatar không thể cung cấp văn bản liên quan.
Khi được hỏi về bản “Tuyên bố Doha”, một quan chức Trung Quốc đưa ra cách giải thích rất “ngô nghê” rằng nó vẫn đang trong quá trình dịch thuật.
Nga, cường quốc duy nhất nằm trong danh sách của Trung Quốc nhất trí không nên quốc tế hóa tranh chấp trên Biển Đông, nhưng chưa từng công khai ủng hộ Bắc Kinh trong vụ kiện.
Theo chuyên gia Greg Poling tại Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc CSIS, Trung Quốc có vẻ như không mấy thành công trong chiến dịch lôi kéo quy mô lớn của mình.
“Rốt cuộc, khả năng nghĩ ra được một kịch bản xoay trở và lôi kéo các nước khác tin vào chính nghĩa của Trung Quốc chỉ phản ánh cường độ sức ép mà nước này đang hứng chịu", ông Poling nói.
Su that dang sau “danh sach” 60 nuoc ung ho Trung Quoc-Hinh-2
Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trên Đá Chữ Thập. (Ảnh: CSIS)
Trung Quốc không thể đổi trắng thay đen
Sau khi bị bẽ mặt vì nhiều nước lên tiếng khẳng định không ủng hộ Bắc Kinh mà vẫn nằm trong danh sách, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
Hồi tháng 4, các quan chức Ba Lan sửng sốt khi Ba Lan - một thành viên của EU “bỗng dưng” có tên trong danh sách ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngay sau đó, Ba Lan đã lên tiếng phản đối, giải thích rằng tuyên bố mà Trung Quốc đưa ra chưa được hai bên phê chuẩn sau một hội nghị giữa Ngoại trưởng hai nước.
Họ cũng nói rằng trong tuyên bố này, Ban Lan chỉ ủng hộ chính sách giải quyết tranh chấp “thông qua đối thoại và tham vấn”, không hề nhắc một chữ nào đến vụ kiện hay tòa trọng tài.
“Tuyên bố đó không phản ánh chính xác quan điểm của Ba Lan về vấn đề Biển Đông. Quan điểm của chúng tôi vẫn không thay đổi, và phù hợp với chính sách tổng thể của EU”, Bộ Ngoại giao nước này nhấn mạnh.
Slovenia, một thành viên khác của EU cùng với Bosnia và Herzegovina cũng phủ nhận tuyên bố của Trung Quốc.
Nhưng có lẽ đáng ngạc nhiên nhất chính là việc Trung Quốc không thể giành được sự ủng hộ của một số quốc gia nhỏ vốn nhận được lượng lớn viện trợ và đầu tư của Bắc Kinh.
Tháng 4/2016, đảo quốc Fiji bác bỏ tuyên bố trên báo chí Trung Quốc rằng nước này ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.
Và trong khi Trung Quốc tuyên bố đã đạt được sự “đồng thuận quan trọng” liên quan đến giải quyết tranh chấp trên Biển Đông với Lào, Campuchia và Brunei, các quan chức Lào và Brunei từ chối không bình luận thì người phát ngôn Chính phủ Campuchia tuyên bố thẳng thừng rằng, nước này chưa đạt được thỏa thuận như vậy với Trung Quốc. “Chúng tôi không thay đổi lập trường của mình”, ông này nhấn mạnh.

Choáng với gương mặt mộc không trang điểm của Việt Hương

Ai cũng phải giật mình khi thấy gương mặt đã gỡ bỏ lớp son phấn trang điểm của Việt Hương.

Choáng với gương mặt mộc không trang điểm của Việt Hương
Choang voi guong mat moc khong trang diem cua Viet Huong
 

Việt Hương vui sướng vì được dựng tượng sáp

(Kiến Thức) - Danh hài Việt Hương cảm thấy tự hào khi là một trong những nghệ sĩ sẽ được dựng tượng sáp trong dự án 100 tượng sáp nghệ sĩ Việt Nam.

Việt Hương vui sướng vì được dựng tượng sáp
Viet Huong vui suong vi duoc dung tuong sap
Mới đây, danh hài Việt Hương đã được mời dựng tượng sáp trong dự án 100 tượng sáp nghệ sĩ Việt Nam. 
Viet Huong vui suong vi duoc dung tuong sap-Hinh-2
 Khi biết sắp tới sẽ có được một tượng sáp trưng bày trang trọng vào cuối năm nay tại Việt Nam, Việt Hương cảm thấy tự hào, phấn khởi và háo hức.
Viet Huong vui suong vi duoc dung tuong sap-Hinh-3
 Việt Hương cho biết cô đã nghe về dự án này từ lâu và rất mong muốn được thực hiện. Vì vậy, nữ nghệ sĩ rất vui và có chút hồi hộp khi nhận được lời mời.
Viet Huong vui suong vi duoc dung tuong sap-Hinh-4
 Việt Hương chia sẻ thêm: “Các anh, chị đã từng được dựng tượng đều là những đàn anh, đàn chị trong giới. Cho nên khi được vinh dự này Hương đã sắp xếp thời gian để tham gia ngay”.
Viet Huong vui suong vi duoc dung tuong sap-Hinh-5
 Có mặt tại nơi làm tượng, nữ danh hài trải qua những công đoạn đo đạc chỉ số cơ thể để thực hiện bức tượng sáp của mình.
Viet Huong vui suong vi duoc dung tuong sap-Hinh-6
 Khâu đo đạc chỉ số cơ thể để làm tượng sáp được thực hiện rất tỉ mỉ, kỹ càng từ bộ phận.
Viet Huong vui suong vi duoc dung tuong sap-Hinh-7
 Số đo vòng đầu, chiều dài khuôn mặt, chiều dài tai, tay, chân… đều được đo đi đo lại để có được con số chính xác nhất.
Viet Huong vui suong vi duoc dung tuong sap-Hinh-8
 Nữ danh hài còn được chụp rất nhiều hình ảnh ở mọi góc độ, ở mọi cảm xúc để khi thực hiện, bức tượng sẽ có biểu cảm hoàn hảo, thần thái giống thật nhất.
Viet Huong vui suong vi duoc dung tuong sap-Hinh-9
 Việt Hương đã chọn cho mình hình ảnh trong bộ bà ba giản dị cùng với chiếc thúng để dựng tượng.
Viet Huong vui suong vi duoc dung tuong sap-Hinh-10
 Hình ảnh này gợi nhớ về vai diễn cô gái bán bánh chưng, bánh giò đã tạo nên tên tuổi Việt Hương trong chương trình Gala Cười 2003.
Viet Huong vui suong vi duoc dung tuong sap-Hinh-11
 Nữ nghệ sĩ tâm sự: “Việt Hương cảm thấy vinh dự vô cùng khi những đóng góp của mình cho nghệ thuật được ghi nhận một cách trân trọng và hoành tránh như thế này". 
Viet Huong vui suong vi duoc dung tuong sap-Hinh-12
Nữ danh hài chia sẻ thêm: "Niềm tự hào này xuất hiện vào thời gian vô cùng đặc biệt khi năm nay Việt Hương sẽ làm một chương trình kỷ niệm 20 theo nghiệp diễn của mình”.

Bí mật động trời của sao Hàn gây sốc

(Kiến Thức) - Hiếp dâm, hút cần sa, trấn lột, quay clip nóng... là những bí mật động trời của các sao Hàn.

Bí mật động trời của sao Hàn gây sốc
Bi mat dong troi cua sao Han gay soc
 Trước khi bước chân vào làng giải trí, Cha Ju Hyuk đã từng có thời gian bị giam trong trung tâm giáo dưỡng dành cho trẻ vị thành niên vì tội hiếp dâm bạn học cùng. Đây là một trong những bí mật động trời của sao Hàn khiến công chúng không khỏi sốc.
Bi mat dong troi cua sao Han gay soc-Hinh-2
 Nữ ca sĩ Dasom nhóm Sistar từng là thành viên trong một băng nhóm nổi tiếng ở trường cấp 3 chuyên tổ chức những bữa tiệc sex bằng tiền ăn cắp được của các bạn khác.
Bi mat dong troi cua sao Han gay soc-Hinh-3
 Năm 2014, nam ca sĩ Kim Hyun Joong đã bị bắt vì tội hành hung bạn gái. Cô này đã bị đa chấn thương, gẫy tay, gẫy xương sườn và phải nằm viện điều trị nhiều tuần.
Bi mat dong troi cua sao Han gay soc-Hinh-4
 Nữ ca sĩ Ji Yeon từng biểu diễn một show nhỏ trên mạng cho một công ty giải trí người lớn khi mới ở tuổi 14.
Bi mat dong troi cua sao Han gay soc-Hinh-5
 Lúc còn đi học, Gain nhóm Brown Eyed Girl chuyên đánh và bắt nạt các sinh viên khác rồi lấy tiền của nạn nhân để mua thuốc lá và rượu.
Bi mat dong troi cua sao Han gay soc-Hinh-6
 Có thông tin khẳng định Park Bom nhóm 2ne1 từng buôn lậu thuốc thần kinh vào Hàn Quốc từ năm 2008 đến năm 2014. Mặc dù khi được hỏi, nữ ca sĩ cho biết cô nghĩ loại thuốc này được phép buôn bán ở Hàn Quốc, nhưng nhà chức trách lại tìm thấy thuốc được cô giấu bên trong một con gấu teddy.
Bi mat dong troi cua sao Han gay soc-Hinh-7
 Năm 2012, Nichkhun nhóm 2PM bị bắt vì gây tai nạn xe hơi khi đang say rượu.
Bi mat dong troi cua sao Han gay soc-Hinh-8
 Năm 2013, một video quay cảnh Ailee vừa hát vừa nhảy trong trạng thái không mảnh vải che thân được bạn trai cũ của cô tung lên mạng. Đại diện của nữ ca sĩ cho biết cô quay video này để làm bản thu thanh cho một thương hiệu đồ lót.. Tuy nhiên, ngoài video đó, Ailee còn bị lộ rất nhiều ảnh nude trên một website trả tiền.
Bi mat dong troi cua sao Han gay soc-Hinh-9
 G-Dragon nhóm Big Bang nổi tiếng là một người nghiện cần sa dù không có bức ảnh nào chứng minh. Hút cần sa ở Hàn Quốc là một tội.
Bi mat dong troi cua sao Han gay soc-Hinh-10
 Tin đồn cho hay Sulli nhóm F(x) đã từng hút thuốc từ năm 11 tuổi.
Bi mat dong troi cua sao Han gay soc-Hinh-11
 E Sens từng bị bắt và ngồi tù vì tội hút cần sa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.