Sự thật cực bất ngờ về chùa Vua trứ danh Hà Nội

Sự thật cực bất ngờ về chùa Vua trứ danh Hà Nội

Không chỉ là nơi thờ Phật hay một đạo quán thuộc Thăng Long tứ quán, chùa Vua còn được coi là một "cờ miếu" - thánh địa cờ tướng của thành Thăng Long xưa...

Nằm cạnh chợ Hoà Bình, tức khu “chợ giời” nổi tiếng ở phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội,  chùa Vua chính là Đế Thích quán, một trong "Thăng Long tứ quán" của kinh thành Thăng Long thuở vàng son.
Nằm cạnh chợ Hoà Bình, tức khu “chợ giời” nổi tiếng ở phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Vua chính là Đế Thích quán, một trong "Thăng Long tứ quán" của kinh thành Thăng Long thuở vàng son.
Theo các tư liệu lịch sử, quán thờ Đế Thích đã có từ đầu thế kỷ 15. Sử tích viết “Vì thấy Đế Thích là bậc cao cờ, nên một ông hoàng thời Lê đem lòng hâm mộ, lập một đền thờ ở làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương”.
Theo các tư liệu lịch sử, quán thờ Đế Thích đã có từ đầu thế kỷ 15. Sử tích viết “Vì thấy Đế Thích là bậc cao cờ, nên một ông hoàng thời Lê đem lòng hâm mộ, lập một đền thờ ở làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương”.
Theo thời gian, Đế Thích quán đã dần chuyển đổi thành chùa Phật giáo, với việc một điện thờ Phật được xây thêm cạnh đạo quán Lão giáo.
Theo thời gian, Đế Thích quán đã dần chuyển đổi thành chùa Phật giáo, với việc một điện thờ Phật được xây thêm cạnh đạo quán Lão giáo.
Vào cuối thế kỷ 19, xung quanh chùa vẫn là một khu đất trống vắng với nghĩa địa của người Pháp ở phía Bắc. Sang thế kỷ 20, nghĩa địa được di dời, phố xá mọc lên và hồ bán nguyệt của chùa bị lấp. Hiện nay, một phần diện tích của chùa cũ đã bị bị cư dân lấn chiếm.
Vào cuối thế kỷ 19, xung quanh chùa vẫn là một khu đất trống vắng với nghĩa địa của người Pháp ở phía Bắc. Sang thế kỷ 20, nghĩa địa được di dời, phố xá mọc lên và hồ bán nguyệt của chùa bị lấp. Hiện nay, một phần diện tích của chùa cũ đã bị bị cư dân lấn chiếm.
Về kiến trúc, các công trình chính của chùa Vua gồm cổng tam quan, điện Thiên Đế và chùa Hưng Khánh. Trong đó tam quan xây kiểu hai tầng tám mái theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Tầng dưới tam quan có một bia đá, tầng trên treo chuông đồng.
Về kiến trúc, các công trình chính của chùa Vua gồm cổng tam quan, điện Thiên Đế và chùa Hưng Khánh. Trong đó tam quan xây kiểu hai tầng tám mái theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Tầng dưới tam quan có một bia đá, tầng trên treo chuông đồng.
Sau cổng tam quan là bàn cờ tướng khổng lồ được kẻ bằng vôi trắng trên sân lát đá xanh. Đây là nơi diễn ra những nước cờ huyền vi, ảo diệu của các cuộc đấu cờ người, hoạt động truyền thống thường niên ở chùa Vua.
Sau cổng tam quan là bàn cờ tướng khổng lồ được kẻ bằng vôi trắng trên sân lát đá xanh. Đây là nơi diễn ra những nước cờ huyền vi, ảo diệu của các cuộc đấu cờ người, hoạt động truyền thống thường niên ở chùa Vua.
Từ sân đánh cờ đi thẳng vào trong là đến điện Thiên Đế. Công trình này có bái đường rộng năm gian ở phía trước kết nối với thượng điện thu hẹp vào ở phía sau tạo thành hình chuôi vồ.
Từ sân đánh cờ đi thẳng vào trong là đến điện Thiên Đế. Công trình này có bái đường rộng năm gian ở phía trước kết nối với thượng điện thu hẹp vào ở phía sau tạo thành hình chuôi vồ.
Thương điện của điện Thiên Đế là nơi thờ Đế Thích. Trong thần thoại Ấn Độ, Đế Thích tức Sakradevanam Indra làm chủ cõi trời Đao-lợi, thống lĩnh 33 vùng trời, thuộc thượng tầng cõi Trung giới, cao hơn trời Tứ Thiên Vương và thấp hơn trời Dạ-ma.
Thương điện của điện Thiên Đế là nơi thờ Đế Thích. Trong thần thoại Ấn Độ, Đế Thích tức Sakradevanam Indra làm chủ cõi trời Đao-lợi, thống lĩnh 33 vùng trời, thuộc thượng tầng cõi Trung giới, cao hơn trời Tứ Thiên Vương và thấp hơn trời Dạ-ma.
Khi du nhập vào Phật giáo phương Bắc, Đế Thích trở thành một vị thần hộ vệ Phật pháp. Theo quan niệm dân gian, ngài có khả năng cải tử hoàn sinh và là vị vua của môn cờ tướng. Người đời gọi ngài là Đức vua Đế Thích, từ đó dẫn đến tên gọi chùa Vua.
Khi du nhập vào Phật giáo phương Bắc, Đế Thích trở thành một vị thần hộ vệ Phật pháp. Theo quan niệm dân gian, ngài có khả năng cải tử hoàn sinh và là vị vua của môn cờ tướng. Người đời gọi ngài là Đức vua Đế Thích, từ đó dẫn đến tên gọi chùa Vua.
Phía bên phải điện Thiên Đế là chùa Hưng Khánh. Chùa cũng được xây theo hình chuôi vồ, kiểu dáng kiến trúc tương tự ngôi điện thờ Đế Thích.
Phía bên phải điện Thiên Đế là chùa Hưng Khánh. Chùa cũng được xây theo hình chuôi vồ, kiểu dáng kiến trúc tương tự ngôi điện thờ Đế Thích.
Bàn thờ chính của chùa Hưng Khánh là nơi thờ chư vị Phật. Ngoài ra ở phía sau còn có ban thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và điện thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.
Bàn thờ chính của chùa Hưng Khánh là nơi thờ chư vị Phật. Ngoài ra ở phía sau còn có ban thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và điện thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.
Ngày nay, chùa Vua còn giữ được nhiều hiện vật quý, gồm 14 pho tượng đẹp bằng gỗ hoàng đàn, một bức cửu long chạm trổ tinh vi, nhiều chuông, đỉnh bằng đồng, bia đá... có tuổi đời hàng thế kỷ.
Ngày nay, chùa Vua còn giữ được nhiều hiện vật quý, gồm 14 pho tượng đẹp bằng gỗ hoàng đàn, một bức cửu long chạm trổ tinh vi, nhiều chuông, đỉnh bằng đồng, bia đá... có tuổi đời hàng thế kỷ.
Không chỉ là nơi thờ Phật hay một đạo quán thuộc Thăng Long tứ quán, chùa Vua còn được coi là một "cờ miếu" - thánh địa cờ của thành Thăng Long, nơi diễn ra các cuộc đấu cờ tướng đỉnh cao suốt mấy trăm năm qua.
Không chỉ là nơi thờ Phật hay một đạo quán thuộc Thăng Long tứ quán, chùa Vua còn được coi là một "cờ miếu" - thánh địa cờ của thành Thăng Long, nơi diễn ra các cuộc đấu cờ tướng đỉnh cao suốt mấy trăm năm qua.
Hội cờ của chùa Vua được tổ chức vào các ngày 6, 7, 8 và 9 tháng Giêng hàng năm, thu hút cả kỳ thủ đến từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia...
Hội cờ của chùa Vua được tổ chức vào các ngày 6, 7, 8 và 9 tháng Giêng hàng năm, thu hút cả kỳ thủ đến từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia...
Vào năm 1992, chùa Vua – Đế Thích quán đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. Đến năm 2004, chùa lại được gắn biển di tích cách mạng kháng chiến vì đây từng là nơi hoạt động bí mật của nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc, bí thư xứ ủy Trung Kỳ...
Vào năm 1992, chùa Vua – Đế Thích quán đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. Đến năm 2004, chùa lại được gắn biển di tích cách mạng kháng chiến vì đây từng là nơi hoạt động bí mật của nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc, bí thư xứ ủy Trung Kỳ...
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.

GALLERY MỚI NHẤT