Sự thật bất ngờ về thị trấn cấm sinh, cấm tử

Sự thật bất ngờ về thị trấn cấm sinh, cấm tử

Thị trấn Longyearbyen ở Na Uy là nơi sinh sống của khoảng 2.000 cư dân. Không phải ai cũng biết thị trấn yên bình giống như chốn thần tiên này áp dụng điều luật đặc biệt là cấm sinh, cấm tử.

Longyearbyen là  thị trấn đông dân nhất của quần đảo Svalbard của Na Uy. Với dân số khoảng 2.000 người, nơi đây còn được gọi với cái tên "thị trấn cực Bắc của thế giới".
Longyearbyen là thị trấn đông dân nhất của quần đảo Svalbard của Na Uy. Với dân số khoảng 2.000 người, nơi đây còn được gọi với cái tên "thị trấn cực Bắc của thế giới".
Là thị trấn gần cực bắc nhất có người sinh sống trên Trái đất, Longyearbyen không giống với bất kỳ nơi nào trên thế giới khi Mặt Trời không lặn suốt 4 tháng và màn đêm bao phủ 4 tháng khác trong một năm.
Là thị trấn gần cực bắc nhất có người sinh sống trên Trái đất, Longyearbyen không giống với bất kỳ nơi nào trên thế giới khi Mặt Trời không lặn suốt 4 tháng và màn đêm bao phủ 4 tháng khác trong một năm.
Longyearbyen là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới để chiêm ngưỡng cực quang, "siêu trăng máu xanh" và một số hiện tượng thiên văn kỳ thú.
Longyearbyen là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới để chiêm ngưỡng cực quang, "siêu trăng máu xanh" và một số hiện tượng thiên văn kỳ thú.
Khi tìm hiểu về thị trấn Longyearbyen, nhiều người không khỏi bất ngờ trước việc chính quyền địa phương áp dụng điều luật đặc biệt là cấm sinh, cấm tử.
Khi tìm hiểu về thị trấn Longyearbyen, nhiều người không khỏi bất ngờ trước việc chính quyền địa phương áp dụng điều luật đặc biệt là cấm sinh, cấm tử.
Trong đó, người dân sống ở thị trấn Longyearbyen không được phép chết. Trong hơn 70 năm qua, nơi đây đã cấm chôn cất người chết do nhiệt độ thấp và lớp băng vĩnh cửu.
Trong đó, người dân sống ở thị trấn Longyearbyen không được phép chết. Trong hơn 70 năm qua, nơi đây đã cấm chôn cất người chết do nhiệt độ thấp và lớp băng vĩnh cửu.
Nguyên do là bởi lớp băng ở Longyearbyen không tan chảy, ngay cả trong mùa Hè. Điều này khiến các thi thể được chôn cất không thể phân hủy.
Nguyên do là bởi lớp băng ở Longyearbyen không tan chảy, ngay cả trong mùa Hè. Điều này khiến các thi thể được chôn cất không thể phân hủy.
Nếu các thi hài được chôn cất không phân hủy thì có thể gây ra những đại dịch nguy hiểm. Vậy nên, chính quyền quyết định đóng cửa nghĩa trang ở thị trấn Longyearbyen.
Nếu các thi hài được chôn cất không phân hủy thì có thể gây ra những đại dịch nguy hiểm. Vậy nên, chính quyền quyết định đóng cửa nghĩa trang ở thị trấn Longyearbyen.
Thêm nữa, việc chôn cất người chết sẽ có thể bị gấu bắc cực - một trong những mối nguy hiểm nhất của cư dân sinh sống thị trấn Longyearbyen - tấn công, hủy hoại sự toàn vẹn của di hài.
Thêm nữa, việc chôn cất người chết sẽ có thể bị gấu bắc cực - một trong những mối nguy hiểm nhất của cư dân sinh sống thị trấn Longyearbyen - tấn công, hủy hoại sự toàn vẹn của di hài.
Vậy nên, những cư dân mắc bệnh nặng hoặc sắp qua đời sẽ được chuyển tới phía Nam của Na Uy để được điều trị và chôn cất ở nơi khác trong trường hợp qua đời.
Vậy nên, những cư dân mắc bệnh nặng hoặc sắp qua đời sẽ được chuyển tới phía Nam của Na Uy để được điều trị và chôn cất ở nơi khác trong trường hợp qua đời.
Không chỉ cấm chết, người dân ở thị trấn Longyearbyen không được phép sinh con. Nguyên do là bởi nơi đây không có các nhà hộ sinh do dân số ít. Để tránh bất kỳ rủi ro nào trong quá trình thai phụ chuyển dạ, giới chức trách đề nghị người mang thai nên đến thành phố hoặc thị trấn gần nhất có các bệnh viện lớn, nhà hộ sinh có đầy đủ trang thiết bị y tế để "mẹ tròn con vuông".
Không chỉ cấm chết, người dân ở thị trấn Longyearbyen không được phép sinh con. Nguyên do là bởi nơi đây không có các nhà hộ sinh do dân số ít. Để tránh bất kỳ rủi ro nào trong quá trình thai phụ chuyển dạ, giới chức trách đề nghị người mang thai nên đến thành phố hoặc thị trấn gần nhất có các bệnh viện lớn, nhà hộ sinh có đầy đủ trang thiết bị y tế để "mẹ tròn con vuông".
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ thị trấn cổ nghìn năm chênh vênh bên thác nước vẫn không đổ.

GALLERY MỚI NHẤT