Sự thật bất ngờ về “chữ thập ngoặc” chết chóc của Hitler

Sự thật bất ngờ về “chữ thập ngoặc” chết chóc của Hitler

(Kiến Thức) - Trên phương diện lịch sử, chữ Vạn trong đạo Phật và "chữ thập ngoặc" của Đức Quốc Xã đều có nguồn gốc từ biểu tượng Swastika của người Aryan cổ đại.

Biểu tượng chữ Vạn hay “chữ thập ngoặc” - một biểu tượng hình chữ thập với bốn đầu mút gập vuông góc về cùng một hướng - được người phương Tây gọi chung là Swastika. Tại sao Hitler lại sử dụng Swastika làm biểu tượng cho Đức Quốc Xã, điều này có một căn nguyên lịch sử sâu xa.
Biểu tượng chữ Vạn hay “chữ thập ngoặc” - một biểu tượng hình chữ thập với bốn đầu mút gập vuông góc về cùng một hướng - được người phương Tây gọi chung là Swastika. Tại sao Hitler lại sử dụng Swastika làm biểu tượng cho Đức Quốc Xã, điều này có một căn nguyên lịch sử sâu xa.
Trên thực tế, Swastika là một trong những biểu tượng cổ xưa nhất mà loài người đã sử dụng. Nó đã được phát hiện trên những di chỉ khảo cổ có độ tuổi trên 3.000 năm tại các vùng Lưỡng Hà, Ấn Hằng… Swastika xuất hiện ở hầu khắp các lục địa Á, Âu, Mỹ, được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau.
Trên thực tế, Swastika là một trong những biểu tượng cổ xưa nhất mà loài người đã sử dụng. Nó đã được phát hiện trên những di chỉ khảo cổ có độ tuổi trên 3.000 năm tại các vùng Lưỡng Hà, Ấn Hằng… Swastika xuất hiện ở hầu khắp các lục địa Á, Âu, Mỹ, được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau.
Tên gọi phổ biến, Swastika, bắt nguồn từ chữ svastika (đọc là suastika) trong tiếng Sanscrit – ngôn ngữ cổ Ấn Độ. Trong tiếng Sanscrit, Swastika có nghĩa là một sự vật hay một sự việc tốt lành. Swastika của người Ấn Độ thường được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư.
Tên gọi phổ biến, Swastika, bắt nguồn từ chữ svastika (đọc là suastika) trong tiếng Sanscrit – ngôn ngữ cổ Ấn Độ. Trong tiếng Sanscrit, Swastika có nghĩa là một sự vật hay một sự việc tốt lành. Swastika của người Ấn Độ thường được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư.
Các công trình nghiên cứu vào cuối thế kỷ 19 của giới khảo cổ học phương Tây đã chỉ ra rằng, chủ nhân của biểu tượng Swastika là người Aryan - các cư dân cao lớn có nước da sáng màu sinh sống từ xa xưa trên vùng cao nguyên Iran ở Nam Á.
Các công trình nghiên cứu vào cuối thế kỷ 19 của giới khảo cổ học phương Tây đã chỉ ra rằng, chủ nhân của biểu tượng Swastika là người Aryan - các cư dân cao lớn có nước da sáng màu sinh sống từ xa xưa trên vùng cao nguyên Iran ở Nam Á.
Hàng nghìn năm trước, người Aryan đã tỏa đi khắp nơi, một phần tràn vào Bắc Ấn Độ, một phần ở lại Iran, và một phần đã di cư sang Âu châu và lai tạp với cư dân bản địa cổ đại để dần dần trở thành người phương Tây ngày nay. Ngôn ngữ Aryan chính là thủy tổ của tiếng Sanscrit (tiếng Ấn Độ cổ) và ngôn ngữ của phần lớn các nước châu Âu hiện tại.
Hàng nghìn năm trước, người Aryan đã tỏa đi khắp nơi, một phần tràn vào Bắc Ấn Độ, một phần ở lại Iran, và một phần đã di cư sang Âu châu và lai tạp với cư dân bản địa cổ đại để dần dần trở thành người phương Tây ngày nay. Ngôn ngữ Aryan chính là thủy tổ của tiếng Sanscrit (tiếng Ấn Độ cổ) và ngôn ngữ của phần lớn các nước châu Âu hiện tại.
Việc khám phá ra ngôn ngữ Aryan vào những năm 1790 được coi là một trong những khám phá vĩ đại nhất của ngôn ngữ học. Người Âu châu thời đó đã sửng sốt khi biết rằng các dân tộc ở Âu châu có chung nguồn gốc ngôn ngữ với một xứ sở xa xôi là Bắc Ấn. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đặc biệt đến mối liên hệ giữa người Âu châu tiền sử với người Aryan cổ đại.
Việc khám phá ra ngôn ngữ Aryan vào những năm 1790 được coi là một trong những khám phá vĩ đại nhất của ngôn ngữ học. Người Âu châu thời đó đã sửng sốt khi biết rằng các dân tộc ở Âu châu có chung nguồn gốc ngôn ngữ với một xứ sở xa xôi là Bắc Ấn. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đặc biệt đến mối liên hệ giữa người Âu châu tiền sử với người Aryan cổ đại.
Huyền thoại về người Aryan đã làm nức lòng những người theo chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trong con mắt của họ, người Aryan đồng nghĩa với “chủng tộc Aryan”, một chủng tộc ưu tú hơn so với bất kỳ chủng tộc nào khác. Adolf Hitler chính là một kẻ cuồng nhiệt với niềm tin này.
Huyền thoại về người Aryan đã làm nức lòng những người theo chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trong con mắt của họ, người Aryan đồng nghĩa với “chủng tộc Aryan”, một chủng tộc ưu tú hơn so với bất kỳ chủng tộc nào khác. Adolf Hitler chính là một kẻ cuồng nhiệt với niềm tin này.
Khi trở thành người lãnh đạo Đảng Quốc Xã, Hitler đã nâng lý thuyết về “chủng tộc Aryan” lên đến mức cực kỳ phản động: “Chủng tộc Aryan là chủng tộc thượng đẳng có quyền thống trị thế giới”. Lý thuyết này dựa trên nền tảng của học thuyết Darwin - xã hội, một học thuyết chủ trương áp dụng nguyên lý đấu tranh sinh tồn của Darwin vào trong xã hội loài người.
Khi trở thành người lãnh đạo Đảng Quốc Xã, Hitler đã nâng lý thuyết về “chủng tộc Aryan” lên đến mức cực kỳ phản động: “Chủng tộc Aryan là chủng tộc thượng đẳng có quyền thống trị thế giới”. Lý thuyết này dựa trên nền tảng của học thuyết Darwin - xã hội, một học thuyết chủ trương áp dụng nguyên lý đấu tranh sinh tồn của Darwin vào trong xã hội loài người.
Khi đã có tư tưởng rõ ràng, Đảng Quốc Xã chỉ còn thiếu một lá cờ với biểu tượng thích hợp. Và Swastika, hiện thân cho sự cao quý của người Aryan là một biểu tượng không thể thích hợp hơn.
Khi đã có tư tưởng rõ ràng, Đảng Quốc Xã chỉ còn thiếu một lá cờ với biểu tượng thích hợp. Và Swastika, hiện thân cho sự cao quý của người Aryan là một biểu tượng không thể thích hợp hơn.
Từ năm 1933, khi đảng Quốc Xã thắng cử ở Đức, Hitler trở thành quốc trưởng của Đế Chế Thứ III, thì Swastika trở thành biểu tượng của cả nhà nước Quốc Xã và quân đội Quốc Xã.
Từ năm 1933, khi đảng Quốc Xã thắng cử ở Đức, Hitler trở thành quốc trưởng của Đế Chế Thứ III, thì Swastika trở thành biểu tượng của cả nhà nước Quốc Xã và quân đội Quốc Xã.
Kể từ đó, Swastika bị coi là biểu tượng của quỷ dữ, gắn với những tội ác khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Sau Thế Chiến II, Swastika trở thành biểu tượng bị cấm tại rất nhiều nước Âu châu.
Kể từ đó, Swastika bị coi là biểu tượng của quỷ dữ, gắn với những tội ác khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Sau Thế Chiến II, Swastika trở thành biểu tượng bị cấm tại rất nhiều nước Âu châu.
Ngày nay, có nhiều người thắc mắc về hình thức giống nhau giữa chữ Vạn của Phật giáo với chữ “thập ngoặc” tội lỗi của Đức Quốc Xã. Trên phương diện lịch sử, cả hai biểu tượng này đều có nguồn gốc từ Swastika của người Aryan.
Ngày nay, có nhiều người thắc mắc về hình thức giống nhau giữa chữ Vạn của Phật giáo với chữ “thập ngoặc” tội lỗi của Đức Quốc Xã. Trên phương diện lịch sử, cả hai biểu tượng này đều có nguồn gốc từ Swastika của người Aryan.
Từ người Aryan, Swastika đã thâm nhập vào cộng đồng Hindu giáo ở Ấn Độ như một tượng trưng về sự vĩnh hằng của hoàn vũ. Đạo Phật đã thừa hưởng Swastika và coi đây là biểu tượng của Phật tính. Chữ Vạn mà người Việt thường dùng là một cách gọi đã được Hán hóa của biểu tượng này.
Từ người Aryan, Swastika đã thâm nhập vào cộng đồng Hindu giáo ở Ấn Độ như một tượng trưng về sự vĩnh hằng của hoàn vũ. Đạo Phật đã thừa hưởng Swastika và coi đây là biểu tượng của Phật tính. Chữ Vạn mà người Việt thường dùng là một cách gọi đã được Hán hóa của biểu tượng này.
Có thể nói, dù cùng một cội nguồn lịch sử nhưng chữ Vạn của đạo Phật và chữ “thập ngoặc” của Đức Quốc Xã không có bất kỳ một liên hệ nào về ý nghĩa tinh thần.
Có thể nói, dù cùng một cội nguồn lịch sử nhưng chữ Vạn của đạo Phật và chữ “thập ngoặc” của Đức Quốc Xã không có bất kỳ một liên hệ nào về ý nghĩa tinh thần.

GALLERY MỚI NHẤT