Sự sống tồn tại ở đáy rãnh sâu nhất trên Trái đất hay không?
Nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, rãnh Mariana là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái đất. Điểm sâu nhất của rãnh Mariana là vực thẳm Challenger có độ sâu lớn hơn chiều cao của đỉnh Everest.
Tâm Anh (theo LS)
Mariana là tên của rãnh đại dương sâu nhất trên Trái đất. Nằm ở phía tây Thái Bình Dương gần quần đảo Mariana, rãnh Mariana có hình lưỡi liềm.
Theo đo đạc của các chuyên gia, rãnh Mariana có chiều dài khoảng 2.500 km.
Điểm sâu nhất của rãnh Mariana là vực thẳm Challenger. Theo ước tính của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), vực thẳm Challenger sâu khoảng 10.935m.
Độ sâu này của vực thẳm Challenger lớn hơn chiều cao của đỉnh Everest khoảng 2.100m.
Tuy nhiên, các chuyên gia có một số ước tính khác về độ sâu của vực thẳm Challenger. Trong đó, nhiệm vụ có thủy thủ đoàn đầu tiên tại vực thảm này diễn ra năm 1960 đã ước tính độ sâu của Challenger là 10.911m. Con số này được ghi lại trong Sách Kỷ lục Guinness Thế giới.
Một số ước tính khác gần đây cho thấy độ sâu của vực thẳm Challenger là 10.994m hay 10.984m.
Các chuyên gia cho rằng, việc đo chính xác độ sâu của vực thẳm Challenger không phải điều dễ dàng. Nguyên nhân là bởi vực thẳm Challenger quá sâu.
Bên cạnh việc chưa thể xác định độ sâu chính xác của vực thẳm Challenger, giới nghiên cứu hiện chưa thể giải mã liệu có sự sống tồn tại ở đáy rãnh Mariana hay không.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, ánh sáng Mặt trời không thể chiếu xuống được vùng nước sâu bên dưới rãnh Mariana.
Theo đó, những sinh vật nào sống ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới trở thành bí ẩn lớn mà các chuyên gia đang nỗ lực đi tìm lời giải.
Mời độc giả xem video: Sốc: Thảm họa động đất làm xê dịch cả mảng kiến tạo Trái Đất. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Gần 2/3 sự sống dưới đáy biển sâu khắp các đại dương trên Trái Đất vẫn chưa được khám phá.
Các đại dương bao phủ 70% bề mặt hành tinh của chúng ta, nhưng chúng vẫn là nơi ít được khám phá nhất. Ẩn bên dưới những con sóng, có những sinh vật đáy biển sâu bí ẩn đang nằm ngoài tầm khám phá của con người.
Đây là nơi chứa kho báu khổng lồ chưa khai thác hết
Bao phủ tới 70% bề mặt Trái Đất, đại dương là một “kho lưu trữ" khổng lồ của các vật chất.
Hiện nay việc khai thác tài nguyên trực tiếp đại dương chỉ giới hạn ở muối; magiê; vàng sa khoáng, thiếc, titan và kim cương; và nước ngọt. Tuy vậy, theo các nhà khoa học, vẫn còn vô vàn khoáng chất và kim loại tồn tại, hòa tan trong nước.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.