Sự nhân nhượng giữa Nga và Nhật

Phong cảnh quần đảo Kuril
 Phong cảnh quần đảo Kuril

Thoả hiệp và nhân nhượng

Theo đặc phái viên của Thủ tướng Nhật Bản, ông Yoshiro Mori, Nhật Bản vẫn tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các hòn đảo phía Nam quần đảo Nam Kurils là Iturup, Etorofu, Shikotan và một dãy những hòn đảo nhỏ không có người ở mà Nhật gọi là nhóm đảo Habomai. Tuy nhiên, Tokyo sẵn sàng tiến hành đàm phán với Nga theo hướng có thể là sẽ chia quần đảo Nam Kuril sao cho Nga được phần đảo Iturup đông dân cư và kinh tế phát triển, Nhật Bản sẽ nhận quyền sở hữu đối với các đảo Kunashir, Shikotan và Habomai.

Về động thái mới này trong quan điểm của Nhật Bản, báo chí của Nga cho biết, tân Thủ tướng Shinzo Abe đang có ý định thực hiện chuyến thăm chính thức tới Nga để thực hiện lời hứa với người dân Nhật Bản rằng tranh chấp quần đảo Kuril sẽ được giải quyết. 

Tokyo cho rằng, Nga cũng như Trung Quốc đều là nước lớn nên Nhật Bản không thể để quan hệ của họ xấu đi với hai quốc gia này như trong thời gian qua. Vì vậy, giới quan sát ở Nga cũng như Nhật Bản cho rằng, không có biện pháp nào giải quyết vấn đề này ngoài sự thỏa hiệp và nhân nhượng lẫn nhau từ cả hai phía.

Tuy nhiên, có nhân nhượng hay không và nhân nhượng ra sao đối với Nga - một quốc gia liên bang gồm nhiều nước cộng hòa và chủ thể hợp thành vốn đang tiềm ẩn các yếu tố tranh chấp, thì câu chuyện nhân nhượng Nhật Bản trong các cuộc tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Kuril sẽ khuyến khích các chủ thể hoặc các nước cộng hòa trong các hành động ly khai. 

Đối với Nhật Bản, trước đây do muốn nhận được sự giúp đỡ của Mỹ nên Tokyo đã ký Hiệp định hợp tác an ninh với Mỹ. Theo đó, các lực lượng quân sự của Mỹ đã được đưa đến triển khai trên lãnh thổ Nhật Bản. 

Đáp trả lại hành động giao kèo này của Nhật Bản và Mỹ, trước đây Liên Xô đã tuyên bố ngừng hoàn toàn quá trình chuyển giao quần đảo Kuril cho phía Nhật Bản. Do đó, hiện nay nếu cả Nga và Nhật Bản quyết định giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Kuril bằng biện pháp ngoại giao thì điều này chắc hẳn sẽ có sự tham gia của các bên. Biện pháp này không chỉ  khích lệ tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mà cả Tổng thống Nga V. Putin. Trong chiến dịch tranh cử năm 2012, ông V.Putin với cương vị là Thủ tướng Nga cũng đưa ra lời hứa rằng, tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản về quần đảo Kuril sẽ được giải quyết. 

 

Cơ hội vàng?

Theo nhận định của báo "Sự Thật" của Nga, để giải quyết tranh chấp, phía Nga có thể đề nghị biến quần đảo Kuril thành khu vực thương mại tự do, hoặc chuyển giao một số đảo cho phía Nhật Bản như đã đề nghị nhưng đề nghị này chưa được Tokyo chấp thuận. Tuy nhiên, hiện nay tình hình đã thay đổi. Đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, có nhiều khả năng nhất là sẽ phải có sự nhượng bộ nhất định với phía Nga và sẽ phải nhượng bộ ra sao để được Tổng thống Nga V. Putin chấp nhận. 

Có lẽ, tân Thủ tướng Shinzo Abe sẽ không thể làm khác được một khi Nhật Bản đang đứng trước yêu cầu có tính sống còn là tăng cường quan hệ hợp tác với Nga để đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Xét về chiến lược dài hạn, trong khi Nga đang thực hiện chiến lược hướng tới châu Á - Thái Bình Dương, còn Nhật Bản đang rất cần thị trường tiêu thụ hàng hóa công nghệ cao và thị trường đầu tư, thì cải thiện quan hệ với Nga sẽ tạo ra "cơ hội vàng" cho Nhật Bản. 

Tokyo không thể không tính tới điều này một khi Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là nền kinh tế cạnh tranh với Nhật Bản, đã chọn Nga là đối tác chiến lược toàn diện. Nếu người Nhật Bản không nhanh tay, thì mấy hòn đảo không người ở bên cạnh quần đảo Kuril liệu sẽ không thể đưa Nhật Bản tiếp tục phát triển một khi để mất một đối tác chiến lược khổng lồ là Nga. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.