Sự nguy hiểm của loại virus mới được phát hiện ở Trung Quốc

Virus mới đã lây nhiễm cho 35 người với triệu chứng giống cúm. Hiện tại, chưa có thuốc và vaccine cho loại virus này. Tỷ lệ tử vong ở người mắc lên tới 75%.

Sự nguy hiểm của loại virus mới được phát hiện ở Trung Quốc

Ngày 8/8, tạp chí y khoa New England (NEJM) công bố báo cáo của nhóm chuyên gia Trung Quốc, Singapore cảnh báo về mầm bệnh mới được phát hiện ở tỉnh Sơn Đông, Hà Nam (Trung Quốc). Theo Sina, các nhà khoa học đặt tên cho nó là Langya henipavirus (LayV), có nguồn gốc từ động vật, có thể lây nhiễm sang người.

Vật chủ tự nhiên của LayV

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia tại Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc và Trường Y Duke-NUS (Singapore) đã chỉ ra loại virus mới liên quan đến một số ca sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ và buồn nôn.

Giáo sư Wang Linfa, Chương trình Các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y Duke-NUS, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết đây là tình trạng đáng báo động, bởi nhiều loại virus tồn tại trong tự nhiên có thể lây nhiễm sang người, để lại những hậu quả khó lường.

"Loại virus này cùng chi với virus Nipah. Đến nay, những trường hợp này chưa gây tử vong hoặc bệnh rất nghiêm trọng. Chúng ta nên cảnh giác với loại virus mới nhưng không cần quá hoảng sợ. Điều quan trọng là mọi người cần phải cẩn thận vì có rất nhiều loại virus tương tự trong tự nhiên và nếu một loại virus nào đó nhảy sang người, tình hình có thể khác", The Paper dẫn nhận định của nhóm chuyên gia trong bài báo.

Su nguy hiem cua loai virus moi duoc phat hien o Trung Quoc

Chuột chù có thể là vật chủ của Langya henipavirus. Ảnh: Sohu.

Henipavirus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh cho động vật ở châu Á - Thái Bình Dương. Cả virus Hendra (HeV) và Nipah (NiV) từ chi này đều lây nhiễm sang người qua trái cây và vật chủ tự nhiên là dơi. Vật chủ tự nhiên của cả hai loại virus là dơi ăn quả. Cả hai đều gây bệnh nặng cho động vật và người và được phân loại là virus an toàn sinh học cấp độ 4, với tỷ lệ tử vong theo trường hợp là 40-75%.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy henipavirus khác có liên quan dơi, động vật gặm nhấm và chuột chù. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí New England, các nhà khoa học xác định mầm bệnh mới từ mẫu ngoáy họng của một bệnh nhân, thông qua giải trình tự gene và phân lập virus khi giám sát những người sốt sau khi tiếp xúc động vật.

Bộ gene của LayV gồm 18.402 nucleotide, tổ chức bộ gene giống các Henipavirus khác. Các chuyên gia phát hiện đây là dòng mới, có mối quan hệ tiến hóa giống virus Henipa đã được phát hiện trước đây ở Mặc Giang, Vân Nam, Trung Quốc. Đặc biệt, virus Nipah và Langya henipavirus (LayV) là có liên quan nhất.

Triệu chứng sốt ở 100% bệnh nhân

Trong số 35 người nhiễm LayV cấp tính, 26 trường hợp chỉ nhiễm LayV mà không bị đồng nhiễm các mầm bệnh khác. Các triệu chứng lâm sàng của 26 bệnh nhân này là sốt (100%), mệt mỏi (54%), ho (50%), chán ăn (50%), đau cơ (46%), buồn nôn (38%), nhức đầu (35%), nôn (35%), kèm theo giảm tiểu cầu (35%), giảm bạch cầu (54%), suy giảm chức năng gan (35%) và suy giảm chức năng thận (8%).

Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa xác định được liệu LayV có thể truyền từ người sang người như SARS-CoV-2 hay không. Dẫu vậy, các báo cáo trước đó đã cảnh báo về con đường lây truyền này.

Người mắc không có tiền sử tiếp xúc gần hay tiếp xúc chung giữa các bệnh nhân, chứng tỏ sự lây nhiễm trong quần thể có thể là lẻ tẻ. Họ cũng không có lây nhiễm thứ phát cho các thành viên khác trong gia đình. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận kích thước mẫu quá nhỏ để xác định tình trạng lây truyền từ người sang người của LayV nên việc phát hiện LayV cần được đánh giá chéo với virus Nipah.

Su nguy hiem cua loai virus moi duoc phat hien o Trung Quoc-Hinh-2

Langya henipavirus gây ra các triệu chứng giống cúm trong trường hợp mắc bệnh nhẹ. Ảnh: Freepik.

Nhóm chuyên gia kết luận LayV là loại virus henipa mới được phát hiện có thể có nguồn gốc từ động vật, liên quan bệnh sốt ở người và phát hiện này đáng được nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về các bệnh liên quan ở người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết nếu nghi ngờ ca bệnh, các quốc gia cần cách ly càng sớm càng tốt, thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm và thông báo ngay cho cơ quan y tế công cộng.

Virus Niphah được phát hiện lần đầu tại Malaysia vào năm 1998, gây bệnh nghiêm trọng cho cả động vật và người. Năm 1998, virus Nipah trở thành dịch bệnh đặc hữu trên đàn lợn của Malaysia và lây nhiễm cho 265 người, trong đó 105 người đã chết.

Người nhiễm bệnh thường có các triệu chứng gồm sốt, ho, đau họng, chóng mặt, mệt mỏi và buồn nôn. Người bệnh sau đó bị phù não, dẫn đến buồn ngủ, lú lẫn, có thể hôn mê và tử vong. Mặc dù virus Nipah được coi là ít lây lan hơn Covid-19, tỷ lệ tử vong ở người nhiễm virus Nipah cao hơn nhiều, từ 40% đến 75%. Chưa có thuốc chữa hoặc vaccine đối phó với virus Nipah và bệnh nhân chỉ được chăm sóc y tế hỗ trợ.

Hiện tại, cả Nipah và Henipavirus đều không có vaccine hoặc thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị duy nhất là chăm sóc hỗ trợ kiểm soát các biến chứng.

"Covid-19 sẽ không phải bệnh truyền nhiễm cuối cùng gây ra đại dịch trên toàn thế giới, vì các bệnh truyền nhiễm mới sẽ ngày càng tác động lớn hơn đến cuộc sống hàng ngày của con người", Giáo sư Wang Xinyu, Phó trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Huashan trực thuộc Đại học Phục Đán, nói.

Ông Wang cũng lưu ý điều quan trọng cần nhấn mạnh là phạm vi của loại bệnh này không nên chỉ giới hạn trong các bệnh ở người, mà cần được xem xét trong bối cảnh rộng lớn hơn.

Vì sao vi khuẩn cố tình "la hét" thất thanh trước khi chết?

Một số tế bào trong một bầy vi khuẩn "la hét" truyền thông tin để các đồng loại khác có cơ hội sống sót cao hơn trước thuốc kháng sinh.

Vì sao vi khuẩn cố tình "la hét" thất thanh trước khi chết?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tới từ Đại học Texas (Mỹ), trước khi các tế bào vi khuẩn trong một cụm hoặc một bầy vi khuẩn chết đi, chúng phát ra "tiếng kêu chết chóc" hóa học trong quá trình được mô tả là "báo hiệu cái chết".

6 dấu hiệu chứng tỏ sức đề kháng yếu, dễ bị virus tấn công

Khi sức đề kháng suy yếu, cơ thể sẽ dễ bị virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu sức đề kháng yếu và bảo vệ hệ miễn dịch là vô cùng quan trọng.

6 dấu hiệu chứng tỏ sức đề kháng yếu, dễ bị virus tấn công

5 dấu hiệu dưới cho thấy sức đề kháng của cơ thể đang suy giảm, hãy chú ý tới việc chăm sóc hệ miễn dịch của mình hơn nhé.

Cảm lạnh dai dẳng

Virus ẩn nấp trong lõi băng, sống sót sau 15.000 năm

Nhóm các nhà khoa học phát hiện nhiều loài virus niên đại 15.000 năm trong hai mẫu băng lấy từ Cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc.

Virus ẩn nấp trong lõi băng, sống sót sau 15.000 năm

Các lõi băng này được thu thập từ năm 2015.

"Sông băng này hình thành dần dần, cùng với bụi và khí. Rất nhiều virus tích tụ trong lớp băng đó", Zhi-Ping Zhong, tác giả chính và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu và Địa cực thuộc Đại học Bang Ohio cho hay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.