Sự nghiệp kinh doanh lao đao, Bầu Đức vẫn chi gần 50 tỷ đào tạo bóng đá

(Kiến Thức) - Với bầu Đức, lúc khó khăn nhất của doanh nghiệp ông đã phải bán đi nhiều mảng kinh doanh gắn bó với tên tuổi của mình..., nhưng bóng đá luôn được giữ lại, thậm chí còn đầu tư mạnh hơn.

Sự nghiệp kinh doanh lao đao, Bầu Đức vẫn chi gần 50 tỷ đào tạo bóng đá

Những ngày gần đây, bóng đá Việt Nam đang trải qua những giờ phút khá thăng hoa với kết quả gần nhất là HCV của đội bóng đá nữ Việt Nam tại SEA Games 30. Và tối nay, 10/12, đội U22 Việt Nam sẽ bước vào trận thi đấu cuối cùng tranh HCV tại giải đấu này.

Trong khi mọi người hô hào rất nhiều về huấn luyện viên Park Hang Seo cùng dàn cầu thủ, thì người vui nhất trong giây phút hiện tại có lẽ là bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai, HAGL) - người được cho là có khá nhiều công lao giúp bóng đá Việt Nam phát triển.

Su nghiep kinh doanh lao dao, Bau Duc van chi gan 50 ty dao tao bong da
Bầu Đức có khá nhiều công lao giúp bóng đá Việt Nam. 

Hành trình gian truân để có những giây phút thăng hoa như hiện tại

Bầu Đức được gọi là "người hùng thầm lặng" vì một tinh thần hết mình đóng góp cho sự nghiệp bóng đá Việt Nam và tiên phong trong xu hướng đào tạo trẻ.

Năm 2001, bầu Đức mua lại đội bóng hạng nhất Gia Lai và đổi tên thành Hoàng Anh Gia Lai. Với chiến lược vung tiền để đầu tư vào dàn cầu thủ chất lượng, đội bóng của ông liên tục lập ra những chiến công tại V-League: vô địch 2 năm liên tiếp 2002 và 2003 tại giải đấu cao nhất Quốc gia, cùng với đó là nhiều thương vụ chuyển nhượng “bom tấn” của bóng đá.

Năm 2007, khi mà hàng loạt những ông bầu mới chập chững vào bóng đá, rập khuôn theo cách mà những ông bầu trước đó đã làm là “ném tiền ăn xổi” thì bầu Đức lặn lội sang Arsenal để học hỏi một cách làm khác - phát triển bóng đá bền vững. 

Bầu Đức tiếp tục tạo thêm dấu ấn trong lịch sử bóng đá Việt Nam khi mời ông Park Hang Seo đảm nhiệm chức HLV trưởng đội tuyển và tự bỏ tiền túi trả tiền lương cho ông Park và cộng sự với con số khủng 700 triệu đồng/tháng.

Dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo trong những năm gần đây, bóng đá Việt Nam gặt hái được nhiều thành công lớn như thành tích đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018. 

Su nghiep kinh doanh lao dao, Bau Duc van chi gan 50 ty dao tao bong da-Hinh-2
 Ông Park Hang Seo và bầu Đức tại học viện HAGL-JMG.

Theo báo cáo tài chính bán niên 2019 của HAGL, Công ty ghi nhận hơn 47 tỷ đồng khoản mục chi phí trả trước dài hạn cho hoạt động đào tạo tại Học viện bóng đá HAGL-JMG trong 6 tháng đầu năm, tăng 60% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, Công ty còn ghi nhận 32 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại học viện bóng đá này. Ngoài các chi phí trên là chi phí đi lại, ăn ở, tập huấn cho các học viên.

Những năm trước đó, dù hoạt động kinh doanh đi xuống hay đối mặt với áp lực trả nợ lớn, khoản chi phí cho hoạt động đào tạo học viện bóng đá tại HAGL luôn được duy trì ở mức 40-50 tỷ đồng mỗi năm.

Nếu tính từ giai đoạn thành lập học viên bóng đá (2007) đến nay, riêng chi phí đào tạo học viện hàng năm đã "ngốn" của bầu Đức không dưới 500 tỷ đồng.

Bỏ ra chục tỷ đồng mỗi năm nhưng con số lợi nhuận mà bầu Đức mang về chưa hề được tiết lộ.
Theo những ghi nhận trong báo cáo tài chính, hoạt động dịch vụ (trong đó có bóng đá, bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai và khách sạn) đã mang về cho HAGL gần 607 tỷ đồng doanh thu trong năm 2018.

Trái với sự thăng hoa của bóng đá, công ty của bầu Đức lại đang gặp nhiều khó khăn

9 tháng năm 2019, HAGL ghi nhận 1.480 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 66% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng giảm từ mức dương 400 tỷ năm trước xuống âm 1.230 tỷ đồng năm nay.

Phải nhờ việc chia lỗ cho các cổ đông không kiểm soát tại công ty con - CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) mà kết quả lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ HAGL mới không báo số âm.

Kết quả kinh doanh thua lỗ, phải bán đi nhiều mảng kinh doanh, công ty con, bất động sản đã khiến cổ phiếu HAG của bầu Đức đang rơi xuống vùng giá thấp nhất trong lịch sử doanh nghiệp.

Trên thị trường, giá cổ phiếu HAG của HAGL đã giảm tới 26% chỉ qua 1 năm và giảm đến  73% kể từ khi niêm yết. Hiện, cổ phiếu HAG đang ở vùng giá thấp nhất của cổ phiếu này từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2008.

Nếu so với mức giá đỉnh 40.000 đồng/cổ phiếu giai đoạn 2009-2011, thị giá HAG đã giảm hơn 10 lần. Nhà đầu tư gắn bó với cổ phiếu doanh nghiệp trong thời gian qua cũng chịu thua lỗ khi cổ phiếu giảm liên tục.

Su nghiep kinh doanh lao dao, Bau Duc van chi gan 50 ty dao tao bong da-Hinh-3
 Cái bắt tay giữa bầu Đức và tỷ phú Nguyễn Bá Dương có làm cho HAGL đứng dậy?

Để cân đối được tình hình tài chính và giảm số nợ phải trả xuống dưới 25.000 tỷ, vay và nợ thuê tài chính giảm hơn 7.000 tỷ đồng, HAGL đã phải bán đi hàng loạt khoản đầu tư tại các công ty con.

Trong lúc HAGL đang dần chìm sâu trong nợ nần, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Ôtô Trường Hải (Thaco) đã nắm lấy tay bầu Đức.

Đầu tháng 8/2018, Thaco chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với HAGL đầu tư vào 2 công ty là HAGL Agrico và HAGL Myamar.

Doanh nghiệp của tỷ phú ôtô Việt Nam sẽ chi 7.800 tỷ đồng để sở hữu lần lượt 35% vốn và 51% tại 2 công ty bầu Đức, chịu trách nhiệm chính đối với dự án bất động sản tại Myanmar, đẩy nhanh tiến độ xây dựng giai đoạn 2 để sớm hoàn thành theo cam kết với Chính phủ Myanmar.

Theo đó, HAGL đã chính thức chia tay mảng bất động sản khi bán đứt dự án HAGL Myanmar cho Công ty Bất động sản Đại Quang Minh, thuộc sở hữu của Thaco.

Công ty của bầu Đức cũng rút chân ra khỏi lĩnh vực sản xuất mía đường, bắp, năng lượng. Cùng với giảm quy mô ở mảng cao su khi bán 3 công ty cao su vốn nghìn tỷ cho Công ty Thadi (công ty con khác của Thaco).

Hoạt động hiện tại của HAGL tập trung chính vào mảng nông nghiệp thông qua công ty con HAGL Agrico.

Trong đó, HAGL cũng giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty nông nghiệp này xuống ngưỡng 41%. Tuy nhiên, thông qua Công ty con - Hưng Thắng Lợi Gia Lai (cổ đông tại HAGL Agrico) HAGL vẫn nắm quyền kiểm soát công ty nông nghiệp này.

Với bầu Đức, lúc khó khăn nhất của doanh nghiệp, ông đã phải bán đi nhiều mảng kinh doanh gắn bó với tên tuổi của mình, từ gỗ kỹ nghệ, mía đường, thủy điện rồi đến bất động sản... nhưng bóng đá luôn được ông giữ lại, thậm chí, còn đầu tư mạnh hơn.

"Làm được gì cho bóng đá nước nhà, tôi không bao giờ từ chối", có lần bầu Đức bộc bạch với báo chí.

Tiết lộ về đàn bò “chỉ để lấy phân bón” của bầu Đức

(Kiến Thức) - Từng đầu tư 6.300 tỷ đồng cho ngành chăn nuôi bò theo tiêu chuẩn công nghệ cao, giờ đây bàn bò của bầu Đức chỉ để lấy phân bón. Năm 2016, đàn bò từng mang về doanh thu 3.357 tỷ đồng cho HAGL. 

Tiết lộ về đàn bò “chỉ để lấy phân bón” của bầu Đức
Tiet lo ve dan bo “chi de lay phan bon” cua bau Duc
 Trong thông điệp gửi tới cổ đông và nhà đầu tư khi công bố báo cáo thường niên năm 2017, bầu Đức khẳng định lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của HAGL năm 2018 là ngành trồng trọt. Ảnh: HAGL. 

Hình ảnh vườn ớt "hớt" 30 tỷ/tháng của bầu Đức

(Kiến Thức) - Với gần 1.000 ha tại Gia Lai và Rattanakiri (Campuchia), nông trường ớt đang mang về doanh thu xấp xỉ 93 tỷ đồng cho công ty của bầu Đức HAGL Agrico. Ớt chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. 

Hình ảnh vườn ớt "hớt" 30 tỷ/tháng của bầu Đức
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I của Công ty cổ phần Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico), vườn ớt trồng từ cuối năm ngoái đã mang về doanh thu gần 93 tỷ đồng.
 Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I của Công ty cổ phần Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico), vườn ớt trồng từ cuối năm ngoái đã mang về doanh thu gần 93 tỷ đồng. 

Bầu Đức lại rót thêm nghìn tỷ trồng chuối và ớt

(Kiến Thức) - Theo thông báo mới đây của Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, bầu Đức lại trích ra 1.137 tỷ đồng để tăng diện trồng chuối và ớt.  

Bầu Đức lại rót thêm nghìn tỷ trồng chuối và ớt
Bau Duc lai rot them nghin ty trong chuoi va ot
Mới đây, Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) của bầu Đức công bố nghị quyết về việc thay đổi diện tích trồng mới cây ăn trái. Ảnh: HAGL Agrico. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới