Sử dụng quá nhiều loại pháo, hậu cần Ukraine rơi vào cơn "ác mộng"

Sử dụng quá nhiều loại pháo, hậu cần Ukraine rơi vào cơn "ác mộng"

Việc tiêu thụ nhiều và đa dạng các loại đạn pháo trong cuộc xung đột với Nga, đang là "cơn ác mộng” về công tác bảo đảm hậu cần của Quân đội Ukraine.

Vào ngày 31/10, hãng tin Anh Reuters trích dẫn một bài báo của Atramazoglu, một cựu sĩ quan quân đội Hy Lạp đã nghỉ hưu cho biết, do cường độ của cuộc chiến hiện nay,  lượng đạn tiêu thụ của Quân đội Ukraine có thể lên tới 6.000 viên đạn một ngày.
Vào ngày 31/10, hãng tin Anh Reuters trích dẫn một bài báo của Atramazoglu, một cựu sĩ quan quân đội Hy Lạp đã nghỉ hưu cho biết, do cường độ của cuộc chiến hiện nay, lượng đạn tiêu thụ của Quân đội Ukraine có thể lên tới 6.000 viên đạn một ngày.
Đặc biệt là “sự đa dạng và phong phú” của các loại pháo được viện trợ và từ nhiều quốc gia khác nhau, đã khiến quân đội Ukraine đang phải đối mặt với các vấn đề bảo đảm hậu cần nghiêm trọng, có thể dẫn đến một "cơn ác mộng hậu cần".
Đặc biệt là “sự đa dạng và phong phú” của các loại pháo được viện trợ và từ nhiều quốc gia khác nhau, đã khiến quân đội Ukraine đang phải đối mặt với các vấn đề bảo đảm hậu cần nghiêm trọng, có thể dẫn đến một "cơn ác mộng hậu cần".
Stavros Atramazoglu (ảnh trái) là nhà báo độc lập của Hy Lạp; ông từng có thời gian phục vụ trong Bộ Tổng Tham mưu và Hải quân Hy Lạp; ông đã tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins và các bài báo của ông đã được đăng trên trang nổi tiếng của Mỹ là Business Insider và các phương tiện truyền thông khác.
Stavros Atramazoglu (ảnh trái) là nhà báo độc lập của Hy Lạp; ông từng có thời gian phục vụ trong Bộ Tổng Tham mưu và Hải quân Hy Lạp; ông đã tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins và các bài báo của ông đã được đăng trên trang nổi tiếng của Mỹ là Business Insider và các phương tiện truyền thông khác.
Atramazoglu đăng một bài báo trên trang 1945 của Mỹ ngày 30/10 cho biết, mặc dù cầm chân quân Nga thành công trên chiến trường, nhưng kho đạn pháo của Ukraine đang bị cạn kiệt bởi tần suất bắn lên tới 6.000 viên đạn mỗi ngày.
Atramazoglu đăng một bài báo trên trang 1945 của Mỹ ngày 30/10 cho biết, mặc dù cầm chân quân Nga thành công trên chiến trường, nhưng kho đạn pháo của Ukraine đang bị cạn kiệt bởi tần suất bắn lên tới 6.000 viên đạn mỗi ngày.
Atramazoglu cũng chỉ ra rằng, việc tiêu thụ đạn dược không phải là vấn đề duy nhất đối với quân đội Ukraine, mà chính là việc sở hữu nhiều loại pháo mới là “cơn ác mộng” thực sự, đối với công tác bảo đảm hậu cần chiến dịch của Quân đội Ukraine.
Atramazoglu cũng chỉ ra rằng, việc tiêu thụ đạn dược không phải là vấn đề duy nhất đối với quân đội Ukraine, mà chính là việc sở hữu nhiều loại pháo mới là “cơn ác mộng” thực sự, đối với công tác bảo đảm hậu cần chiến dịch của Quân đội Ukraine.
Hiện Quân đội Ukraine đang sử dụng từ lựu pháo 122 và 152mm thời Liên Xô, đến lựu pháo 155mm M777 do Mỹ sản xuất. Và sự khác biệt về cỡ đạn, có nghĩa là Ukraine không thể sử dụng chung cùng một loại đạn giữa các đơn vị pháo binh; điều này có thể dẫn đến một "cơn ác mộng hậu cần".
Hiện Quân đội Ukraine đang sử dụng từ lựu pháo 122 và 152mm thời Liên Xô, đến lựu pháo 155mm M777 do Mỹ sản xuất. Và sự khác biệt về cỡ đạn, có nghĩa là Ukraine không thể sử dụng chung cùng một loại đạn giữa các đơn vị pháo binh; điều này có thể dẫn đến một "cơn ác mộng hậu cần".
Chưa hết, việc các khẩu pháo của Ukraine phải sử dụng “hết công suất” dẫn đến hỏng hóc nhanh, nhất là hao mòn nòng pháo và bộ phận hãm lùi của pháo. Bên cạnh đó là việc bị phá hủy trong chiến đấu, dẫn đến thiếu hụt phụ tùng thay thế; do vậy, hệ số chiến đấu của vũ khí pháo binh là rất thấp.
Chưa hết, việc các khẩu pháo của Ukraine phải sử dụng “hết công suất” dẫn đến hỏng hóc nhanh, nhất là hao mòn nòng pháo và bộ phận hãm lùi của pháo. Bên cạnh đó là việc bị phá hủy trong chiến đấu, dẫn đến thiếu hụt phụ tùng thay thế; do vậy, hệ số chiến đấu của vũ khí pháo binh là rất thấp.
Bài báo cũng đề cập đến việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden đã thông qua một kế hoạch viện trợ khác cho Ukraine, gói viện trợ quân sự mới nhất trị giá 275 triệu USD trong đợt viện trợ lần thứ 24, chủ yếu nhằm cung cấp thêm nguồn đạn cho quân đội Ukraine, khi đang ngày càng cạn kiệt.
Bài báo cũng đề cập đến việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden đã thông qua một kế hoạch viện trợ khác cho Ukraine, gói viện trợ quân sự mới nhất trị giá 275 triệu USD trong đợt viện trợ lần thứ 24, chủ yếu nhằm cung cấp thêm nguồn đạn cho quân đội Ukraine, khi đang ngày càng cạn kiệt.
Gói viện trợ 24 bao gồm đạn bổ sung cho hệ thống pháo phản lực HIMARS, 500 quả đạn dẫn đường chính xác M982 Excalibur dùng cho pháo 155mm, 2.000 viên đạn chống thiết giáp tầm xa (RAAM) 155mm và hơn 27 vạn viên đạn vũ khí nhỏ và đạn pháo v.v.
Gói viện trợ 24 bao gồm đạn bổ sung cho hệ thống pháo phản lực HIMARS, 500 quả đạn dẫn đường chính xác M982 Excalibur dùng cho pháo 155mm, 2.000 viên đạn chống thiết giáp tầm xa (RAAM) 155mm và hơn 27 vạn viên đạn vũ khí nhỏ và đạn pháo v.v.
Atramazoglu cũng cho biết trong bài báo rằng, Mỹ đã cung cấp hoặc hứa cung cấp gần 18 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh; và nếu tính từ tháng 1/2021, tổng số tiền viện trợ quân sự của Mỹ đã vượt quá 18,5 tỷ USD;
Atramazoglu cũng cho biết trong bài báo rằng, Mỹ đã cung cấp hoặc hứa cung cấp gần 18 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh; và nếu tính từ tháng 1/2021, tổng số tiền viện trợ quân sự của Mỹ đã vượt quá 18,5 tỷ USD;
Cho đến nay, Mỹ vẫn là nhà cung cấp viện trợ vũ khí lớn nhất cho Ukraine, tiếp theo là Anh, Liên minh châu Âu và Ba Lan. Số vũ khí viện trợ rất đa dạng, từ vũ khí tiến công đến vũ khí phòng thủ, quân trang, thuốc men, nhu yếu phẩm…và chính nguồn viện trợ quân sự này, đã giúp Quân đội Ukraine trụ vững trước đà tiến công của quân Nga.
Cho đến nay, Mỹ vẫn là nhà cung cấp viện trợ vũ khí lớn nhất cho Ukraine, tiếp theo là Anh, Liên minh châu Âu và Ba Lan. Số vũ khí viện trợ rất đa dạng, từ vũ khí tiến công đến vũ khí phòng thủ, quân trang, thuốc men, nhu yếu phẩm…và chính nguồn viện trợ quân sự này, đã giúp Quân đội Ukraine trụ vững trước đà tiến công của quân Nga.
Còn hãng tin Nga RIA Novosti đã đề cập trong một bài báo của mình rằng, Nga đã nhiều lần cáo buộc phương Tây làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện nay. Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần nhấn mạnh, vũ khí và thiết bị nước ngoài ở Ukraine, là mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga.
Còn hãng tin Nga RIA Novosti đã đề cập trong một bài báo của mình rằng, Nga đã nhiều lần cáo buộc phương Tây làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện nay. Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần nhấn mạnh, vũ khí và thiết bị nước ngoài ở Ukraine, là mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga.
RIA Novosti trước đó đã trích dẫn một bài báo trên tờ "Wall Street Journal" của Mỹ, phỏng vấn một sĩ quan quân đội Ukraine cho biết, tuyết rơi dày đặc vào mùa đông sẽ không chỉ mang đến những vấn đề truyền thống như giá lạnh nghiêm trọng và đường sá lầy lội, mà còn khiến quân đội Ukraine phải đối mặt với vấn đề ngụy trang.
RIA Novosti trước đó đã trích dẫn một bài báo trên tờ "Wall Street Journal" của Mỹ, phỏng vấn một sĩ quan quân đội Ukraine cho biết, tuyết rơi dày đặc vào mùa đông sẽ không chỉ mang đến những vấn đề truyền thống như giá lạnh nghiêm trọng và đường sá lầy lội, mà còn khiến quân đội Ukraine phải đối mặt với vấn đề ngụy trang.
Khi các rừng cây vào mùa rụng lá, những trận địa pháo hay quỹ đạo đường đạn của nó cũng sẽ khó giữ bí mật hơn, dễ bị lộ trước hệ thống trinh sát dày đặc của Nga, khiến các trận địa pháo và phòng thủ của Ukraine dễ bị tấn công từ trên không bằng UAV của Quân đội Nga, đã được đưa vào trang bị theo cấp số nhân trong thời gian qua.
Khi các rừng cây vào mùa rụng lá, những trận địa pháo hay quỹ đạo đường đạn của nó cũng sẽ khó giữ bí mật hơn, dễ bị lộ trước hệ thống trinh sát dày đặc của Nga, khiến các trận địa pháo và phòng thủ của Ukraine dễ bị tấn công từ trên không bằng UAV của Quân đội Nga, đã được đưa vào trang bị theo cấp số nhân trong thời gian qua.
Video về UAV tự sát Lancet-3 của Nga phá hủy pháo tự hành của Ukraine.

GALLERY MỚI NHẤT