Sự cần thiết cần sửa đổi luật đất đai
Do đất là tài nguyên và nguồn lực quan trọng nhất để xã hội phát triển nên cần điều chỉnh cho phù hợp (luật chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội).
Bất cập nội tại: Vi phạm (cán bộ địa phương) và xung đột xã hội trên thực tế liên quan đến đất đai.
Thất thoát nguồn lợi.
Bản chất của luật đất đai
Là công cụ pháp lý cao nhất quản lý đất đai, gồm xác lập và điều chỉnh 2 nội dung chính là xác lập quyền và nghĩa vụ của các chủ thể/người sử dụng đất đối với các loại đất với các hình thức sử dụng khác nhau (giao, cho thuê...) và quyền và trách của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp để quản lý quyền và trách nhiệm.
Ảnh minh họa. |
Luật có một số vấn đề phát sinh
Chưa thực rõ ràng ở một số định nghĩa về loại đất, chủ thể đất (đặc biệt nhiều định nghĩa còn chưa rõ còn bị hiểu đa nghĩa, không đơn nghĩa, hoặc chưa bao phủ. Một số khái niệm không nên đưa ra (ví dụ không nên đưa khái niệm về rừng), hoặc cần thiết (đất tín ngưỡng).
Còn một số bất cập trong xác định quyền và nghĩa vụ của một số chủ thể đối với một số loại đất (cộng đồng truyền thống địa phương đối với đất tín ngưỡng), quyền sử dụng đất truyền thống của cộng đồng, thiểu số như thế nào?
Sự lạm dụng và nhầm lẫn (quyền của cơ quan quản lý NN) đối với quyền của các chủ thể sử dụng đất, đặc biệt trong phân loại, thu hồi và đền bù.
Một số vấn đề liên quan đến giá đất.
Định hướng làm sửa đổi Luật đất đai 2013
Luật đất đai chỉ nên là luật khung làm nền tảng quản lý tài nguyên đất và phát triển kinh tế xã hội.
Việc phân loại đất nên dựa theo nguyên tắc quy hoạch hay là từ hiện trạng sử dụng đất?
Phạm vi điều chỉnh đến đâu: chỉ điều chỉnh quyền sử dụng đất, có điều chỉnh đến tài nguyên trên và dưới đất không ?
Quy định quan hệ nào(quyền và nghĩa vụ) giữa các chủ thể đối với các loại đất và đến mức độ các quyền sử dụng đất đến đâu? Nên công nhận quyền sử dụng đất truyền thống của cộng đồng (ví dụ như trường hợp cộng đồng bảo vệ vooc)
Xác định quyền và trách nhiệm nào của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp sao cho không vi phạm đến quyền của các chủ thể/người sử dụng đất.
Khi soạn thảo thảo nội dung liên quan đến thu hồi, chuyển đổi đất: cần làm rõ loại đất nào, trong điều kiện (nào) với tiêu chí, quy trình thủ tục, cơ chế rõ ràng, tránh soạn theo phổ rộng dễ bị lợi dụng.
Làm rõ và cụ thể nguyên tắc và phương pháp định giá đất.
Làm rõ các điều khoản minh bạch và giải trình trong quản lý đất đai.
Quy định cụ thể chi tiết các điều khoản để có thể vận hành ngay vào thực tiễn (không nên để lại cần có nghị định và TT hướng dẫn)
Ngoài ra còn liên quan đến cách xây dựng luật.