Su-35 có phải là đối thủ của chiến đấu cơ tàng hình F-35?

Su-35 có phải là đối thủ của chiến đấu cơ tàng hình F-35?

Su-35 có thể là máy bay chiến đấu không chiến tốt nhất từng được chế tạo, nhưng liệu điều đó có đủ cho một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không giành chiến thắng, trong thời đại công nghệ tàng hình đang lên ngôi.

 Su-35 Flanker-E là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Nga, đang được sử dụng hiện nay; và là đỉnh cao của thiết kế máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ tư. Đây là loại máy bay chiến đấu chuyển tiếp, cho đến khi Không quân Nga đưa máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 vào biên chế.
Su-35 Flanker-E là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Nga, đang được sử dụng hiện nay; và là đỉnh cao của thiết kế máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ tư. Đây là loại máy bay chiến đấu chuyển tiếp, cho đến khi Không quân Nga đưa máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 vào biên chế.
Nổi bật bởi khả năng cơ động vô song, hầu hết thiết bị điện tử và vũ khí của tiêm kích Su-35, đều tương đương với các máy chiến đấu đồng hạng của phương Tây, như F-15 hay Rafale.
Nổi bật bởi khả năng cơ động vô song, hầu hết thiết bị điện tử và vũ khí của tiêm kích Su-35, đều tương đương với các máy chiến đấu đồng hạng của phương Tây, như F-15 hay Rafale.
Mặc dù tiêm kích cơ Su-35 có thể là đối thủ trên cơ của F-15, Eurofighter và Rafales, nhưng liệu nó đủ sức đối đầu với các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm như F-22 và F-35. Đây là câu hỏi gây nhiều tranh luận?
Mặc dù tiêm kích cơ Su-35 có thể là đối thủ trên cơ của F-15, Eurofighter và Rafales, nhưng liệu nó đủ sức đối đầu với các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm như F-22 và F-35. Đây là câu hỏi gây nhiều tranh luận?
Chiến đấu cơ Su-35 là phiên bản cải tiến có lẽ là cuối cùng của Su-27 Flanker; Su-27 là một thiết kế của Liên Xô, nhằm đối đầu với F-14 và F-15 của Mỹ. Đây là máy bay chiến đấu hạng nặng hai động cơ, kết hợp tốc độ tuyệt vời giữa khả năng mang vũ khí, cùng với sự nhanh nhẹn trong chiến đấu.
Chiến đấu cơ Su-35 là phiên bản cải tiến có lẽ là cuối cùng của Su-27 Flanker; Su-27 là một thiết kế của Liên Xô, nhằm đối đầu với F-14 và F-15 của Mỹ. Đây là máy bay chiến đấu hạng nặng hai động cơ, kết hợp tốc độ tuyệt vời giữa khả năng mang vũ khí, cùng với sự nhanh nhẹn trong chiến đấu.
Lịch sử phát triển của Su-35 kéo dài, do sự sụp đổ của Liên Xô và nền kinh tế Nga bị khủng hoảng sau khi Liên Xô sụp đổ; chương trình chỉ thực sự được bắt đầu vào năm 2003. Nguyên mẫu đầu tiên bay thử vào năm 2007 và bắt đầu sản xuất loạt vào năm 2009.
Lịch sử phát triển của Su-35 kéo dài, do sự sụp đổ của Liên Xô và nền kinh tế Nga bị khủng hoảng sau khi Liên Xô sụp đổ; chương trình chỉ thực sự được bắt đầu vào năm 2003. Nguyên mẫu đầu tiên bay thử vào năm 2007 và bắt đầu sản xuất loạt vào năm 2009.
Dòng máy bay Flanker có khả năng siêu cơ động, nghĩa là nó được thiết kế để thực hiện các thao tác không thể thực hiện được, thông qua các cơ chế khí động học thông thường. Ở Su-35, điều này một phần đạt được nhờ sử dụng động cơ véc tơ tạo lực đẩy. Chỉ có một máy bay chiến đấu của Mỹ, có cơ chế tương tự là tiêm kích F-22 Raptor.
Dòng máy bay Flanker có khả năng siêu cơ động, nghĩa là nó được thiết kế để thực hiện các thao tác không thể thực hiện được, thông qua các cơ chế khí động học thông thường. Ở Su-35, điều này một phần đạt được nhờ sử dụng động cơ véc tơ tạo lực đẩy. Chỉ có một máy bay chiến đấu của Mỹ, có cơ chế tương tự là tiêm kích F-22 Raptor.
Su-35 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,25 ở độ cao lớn (ngang với F-22, nhanh hơn F-35 và F-16) và có khả năng tăng tốc tuyệt vời. Tuy nhiên, Su-35 không thể bay tốc độ hành trình siêu âm, mà không cần bật chế độ đốt sau. Trần phục vụ của Su-35 là 18.000 mét, ngang với F-15 và F-22; cao hơn 3.000 mét so với Super Hornet, Rafales và F-35.
Su-35 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,25 ở độ cao lớn (ngang với F-22, nhanh hơn F-35 và F-16) và có khả năng tăng tốc tuyệt vời. Tuy nhiên, Su-35 không thể bay tốc độ hành trình siêu âm, mà không cần bật chế độ đốt sau. Trần phục vụ của Su-35 là 18.000 mét, ngang với F-15 và F-22; cao hơn 3.000 mét so với Super Hornet, Rafales và F-35.
Su-35 nếu sử dụng nhiên liệu bên trong, tầm hoạt động là 3.500 km, hoặc 4.500 km với hai thùng nhiên liệu bên ngoài. Khung máy bay bằng titan nhẹ hơn và động cơ đều có tuổi thọ cao hơn đáng kể so với các phiên bản Flanker trước đó, lần lượt là 6.000 và 4.500 giờ bay (F-22 và F-35 là 8.000 giờ).
Su-35 nếu sử dụng nhiên liệu bên trong, tầm hoạt động là 3.500 km, hoặc 4.500 km với hai thùng nhiên liệu bên ngoài. Khung máy bay bằng titan nhẹ hơn và động cơ đều có tuổi thọ cao hơn đáng kể so với các phiên bản Flanker trước đó, lần lượt là 6.000 và 4.500 giờ bay (F-22 và F-35 là 8.000 giờ).
Thiết kế của tiêm kích Su-57 không có khả năng tàng hình, nhưng với thiết kế cửa hút và vòm động cơ cải tiến, cũng như việc sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radar, được cho là đã làm giảm một nửa tiết diện radar của Su-35, xuống khoảng từ 1-3 mét vuông. Điều này có thể làm giảm cự ly mà nó có thể bị phát hiện và bị khóa.
Thiết kế của tiêm kích Su-57 không có khả năng tàng hình, nhưng với thiết kế cửa hút và vòm động cơ cải tiến, cũng như việc sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radar, được cho là đã làm giảm một nửa tiết diện radar của Su-35, xuống khoảng từ 1-3 mét vuông. Điều này có thể làm giảm cự ly mà nó có thể bị phát hiện và bị khóa.
Về vũ khí, Su-35 có mười hai đến mười bốn điểm cứng treo vũ khí dưới cánh và thân; giúp nó có khả năng mang tải tuyệt vời so với tám điểm cứng trên F-15C và F-22, hoặc bốn tên lửa được xếp bên trong khoang vũ khí của F-35.
Về vũ khí, Su-35 có mười hai đến mười bốn điểm cứng treo vũ khí dưới cánh và thân; giúp nó có khả năng mang tải tuyệt vời so với tám điểm cứng trên F-15C và F-22, hoặc bốn tên lửa được xếp bên trong khoang vũ khí của F-35.
Về vũ khí tầm xa, máy bay chiến đấu Su-35 có thể sử dụng tên lửa dẫn đường bằng radar K-77M, có tầm bắn trên 200 km. Với các cuộc giao tranh tầm ngắn hơn, Su-35 sử dụng tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-74 có tầm bắn 40 km. Su-35 còn trang bị pháo hàng không 30mm, cơ số đạn 150 viên, để không chiến tầm cực gần.
Về vũ khí tầm xa, máy bay chiến đấu Su-35 có thể sử dụng tên lửa dẫn đường bằng radar K-77M, có tầm bắn trên 200 km. Với các cuộc giao tranh tầm ngắn hơn, Su-35 sử dụng tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-74 có tầm bắn 40 km. Su-35 còn trang bị pháo hàng không 30mm, cơ số đạn 150 viên, để không chiến tầm cực gần.
Các cảm biến trên Su-35 bao gồm radar mảng quét điện tử thụ động (PESA) IRBIS-E, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình. IRBIS-E có thể theo dõi tới 30 mục tiêu trên không; với mục tiêu có mặt cắt phản xạ radar từ 3 mét vuông, tầm phát hiện lên đến 400 km; với các mục tiêu có mặt cắt nhỏ 0,1 mét vuông, tầm phát hiện 80 km.
Các cảm biến trên Su-35 bao gồm radar mảng quét điện tử thụ động (PESA) IRBIS-E, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình. IRBIS-E có thể theo dõi tới 30 mục tiêu trên không; với mục tiêu có mặt cắt phản xạ radar từ 3 mét vuông, tầm phát hiện lên đến 400 km; với các mục tiêu có mặt cắt nhỏ 0,1 mét vuông, tầm phát hiện 80 km.
Tuy nhiên, radar PESA dễ bị phát hiện và gây nhiễu hơn so với radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), hiện được một số máy bay chiến đấu phương Tây sử dụng. Bổ sung cho radar IRBIS-E, là hệ thống theo dõi và tìm kiếm mục tiêu bằng hồng ngoại (IRST) OLS-35, có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 50 km.
Tuy nhiên, radar PESA dễ bị phát hiện và gây nhiễu hơn so với radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), hiện được một số máy bay chiến đấu phương Tây sử dụng. Bổ sung cho radar IRBIS-E, là hệ thống theo dõi và tìm kiếm mục tiêu bằng hồng ngoại (IRST) OLS-35, có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 50 km.
Về hệ thống tác chiến điện tử, Su-35 được trang bị hệ thống đối phó điện tử L175M Khibiny, nhằm mục đích bóp méo sóng radar và đánh lạc hướng tên lửa đối phương. Điều này có thể làm giảm đáng kể nỗ lực ngắm, khóa và bắn trúng Su-35 của tên lửa đối phương.
Về hệ thống tác chiến điện tử, Su-35 được trang bị hệ thống đối phó điện tử L175M Khibiny, nhằm mục đích bóp méo sóng radar và đánh lạc hướng tên lửa đối phương. Điều này có thể làm giảm đáng kể nỗ lực ngắm, khóa và bắn trúng Su-35 của tên lửa đối phương.
Xét về tính năng, Su-35 ít nhất cũng ngang bằng, nếu không muốn nói là vượt trội so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư tốt nhất của phương Tây. Câu hỏi lớn đặt ra là nó có thể hoạt động như thế nào trước máy bay tàng hình thế hệ thứ năm như F-22 hoặc F-35?
Xét về tính năng, Su-35 ít nhất cũng ngang bằng, nếu không muốn nói là vượt trội so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư tốt nhất của phương Tây. Câu hỏi lớn đặt ra là nó có thể hoạt động như thế nào trước máy bay tàng hình thế hệ thứ năm như F-22 hoặc F-35?
Xét khả năng cơ động của Su-35, nó là máy bay không chiến vượt trội. Tuy nhiên, các cuộc không chiến trong tương lai, sẽ sử dụng nhiều các tên lửa phóng ngoài tầm nhìn mới nhất (R-77, Meteors, AIM-120). Với khả năng cơ động cao và các biện pháp đối phó điện tử của Su-35, có thể giúp nó tránh được các tên lửa đối phương.
Xét khả năng cơ động của Su-35, nó là máy bay không chiến vượt trội. Tuy nhiên, các cuộc không chiến trong tương lai, sẽ sử dụng nhiều các tên lửa phóng ngoài tầm nhìn mới nhất (R-77, Meteors, AIM-120). Với khả năng cơ động cao và các biện pháp đối phó điện tử của Su-35, có thể giúp nó tránh được các tên lửa đối phương.
Vậy công nghệ tàng hình sẽ phát huy khi đối đầu với Su-35 như thế nào, điều này cũng chưa thể đánh giá hết. Nếu một máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đấu tay đôi tầm ngắn với Su-35 sẽ gặp bất lợi lớn. Nhưng quan trọng là làm sao Su-35 có thể phát hiện ra chiếc F-35 và áp sát bằng khả năng cơ động tuyệt vời của nó?
Vậy công nghệ tàng hình sẽ phát huy khi đối đầu với Su-35 như thế nào, điều này cũng chưa thể đánh giá hết. Nếu một máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đấu tay đôi tầm ngắn với Su-35 sẽ gặp bất lợi lớn. Nhưng quan trọng là làm sao Su-35 có thể phát hiện ra chiếc F-35 và áp sát bằng khả năng cơ động tuyệt vời của nó?
Những chiếc F-35 với radar AESA sẽ phát hiện ra Su-35 từ khoảng cách xa, và phóng tên lửa ngoài tầm nhìn AIM-120, theo chiến thuật không chiến hiện đại "phát hiện trước, bắn trước, thoát ly nhanh".
Những chiếc F-35 với radar AESA sẽ phát hiện ra Su-35 từ khoảng cách xa, và phóng tên lửa ngoài tầm nhìn AIM-120, theo chiến thuật không chiến hiện đại "phát hiện trước, bắn trước, thoát ly nhanh".
Điều may mắn chỉ đến với Su-35, đó là tên lửa AIM-120 của F-35 lúc này được phóng ở khoảng cách xa, sẽ mất động năng khi tiếp cận mục tiêu; với khả năng của các cảm biến và cơ động của Su-35, phi công sẽ tránh được tên lửa này. Còn nếu F-35 dám tiếp cận Su-35 ở khoảng cách gần, thì hệ thống OLS-35 có thể nhanh chóng phát hiện ra F-35 và khai hỏa bằng tên lửa tầm ngắn và pháo.
Điều may mắn chỉ đến với Su-35, đó là tên lửa AIM-120 của F-35 lúc này được phóng ở khoảng cách xa, sẽ mất động năng khi tiếp cận mục tiêu; với khả năng của các cảm biến và cơ động của Su-35, phi công sẽ tránh được tên lửa này. Còn nếu F-35 dám tiếp cận Su-35 ở khoảng cách gần, thì hệ thống OLS-35 có thể nhanh chóng phát hiện ra F-35 và khai hỏa bằng tên lửa tầm ngắn và pháo.
Những người ủng hộ Su-35 cho rằng, Su-35 có thể dựa vào các radar sóng dài trên mặt đất, các cảm biến IRST và radar PESA trên máy bay để phát hiện máy bay tàng hình. Tuy nhiên, radar sóng dài có thể phát hiện mục tiêu, nhưng không thể được sử dụng các thông số để dẫn đường cho vũ khí trong hầu hết các trường hợp.
Những người ủng hộ Su-35 cho rằng, Su-35 có thể dựa vào các radar sóng dài trên mặt đất, các cảm biến IRST và radar PESA trên máy bay để phát hiện máy bay tàng hình. Tuy nhiên, radar sóng dài có thể phát hiện mục tiêu, nhưng không thể được sử dụng các thông số để dẫn đường cho vũ khí trong hầu hết các trường hợp.
Mặc dù còn nhiều ý kiến tranh cãi, những câu hỏi trên có thể sẽ chỉ được giải quyết bằng thử nghiệm giữa Su-35 và F-35 trong chiến đấu thật. Hơn nữa, kết quả của các cuộc không chiến còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố như dẫn đường, bảo đảm và đặc biệt là trình độ của phi công; chứ không chỉ đơn thuần là khả năng của máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù còn nhiều ý kiến tranh cãi, những câu hỏi trên có thể sẽ chỉ được giải quyết bằng thử nghiệm giữa Su-35 và F-35 trong chiến đấu thật. Hơn nữa, kết quả của các cuộc không chiến còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố như dẫn đường, bảo đảm và đặc biệt là trình độ của phi công; chứ không chỉ đơn thuần là khả năng của máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích Su-35 trong biên chế lực lượng Không quân Vũ trụ Nga. Nguồn: Armies.

GALLERY MỚI NHẤT