Su-25 nâng cấp phóng tên lửa 9A4172 Vikhr phá hủy Tu-160 trên không

Su-25 nâng cấp phóng tên lửa 9A4172 Vikhr phá hủy Tu-160 trên không

Cường kích Su-25 phóng tên lửa chống tăng 9A4172 Vikhr trên không, khiến oanh tạc cơ Tu-16 nổ tung trong một thử nghiệm của quân đội Nga.

Kênh truyền hình quân đội Nga Zvezda hôm 4/3 công bố video thử nghiệm vũ khí dẫn đường trên  máy bay Su-25 cho thấy, cường kích Nga phóng tên lửa chống tăng dẫn đường 9A4172 Vikhr tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép trên mặt đất, thậm chí bắn hạ cả mục tiêu trên không.
Kênh truyền hình quân đội Nga Zvezda hôm 4/3 công bố video thử nghiệm vũ khí dẫn đường trên máy bay Su-25 cho thấy, cường kích Nga phóng tên lửa chống tăng dẫn đường 9A4172 Vikhr tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép trên mặt đất, thậm chí bắn hạ cả mục tiêu trên không.
Trong video, chiếc Su-25 sử dụng hệ thống cảm biến quang - hồng ngoại để khóa mục tiêu.
Trong video, chiếc Su-25 sử dụng hệ thống cảm biến quang - hồng ngoại để khóa mục tiêu.
Quả tên lửa được phóng ra sau đó đánh trúng mục tiêu là chiếc xe tăng trên mặt đất.
Quả tên lửa được phóng ra sau đó đánh trúng mục tiêu là chiếc xe tăng trên mặt đất.
Sau khi tiêu diệt xe tăng mục tiêu, một quả tên lửa Vikhr khác cũng được cường kích Su-25 bắn ra để tiêu diệt mục tiêu trên không.
Sau khi tiêu diệt xe tăng mục tiêu, một quả tên lửa Vikhr khác cũng được cường kích Su-25 bắn ra để tiêu diệt mục tiêu trên không.
Lần này là máy bay ném bom Tu-16 được cài chế độ không người lái để làm mục tiêu. Được biết Su-25 đã khóa mục tiêu chiếc Tu-16 từ khoảng cách 3km.
Lần này là máy bay ném bom Tu-16 được cài chế độ không người lái để làm mục tiêu. Được biết Su-25 đã khóa mục tiêu chiếc Tu-16 từ khoảng cách 3km.
Quả đạn mất chưa đầy 5 giây để đánh trúng mục tiêu, khiến chiếc Tu-16 gãy đôi và nổ tung.
Quả đạn mất chưa đầy 5 giây để đánh trúng mục tiêu, khiến chiếc Tu-16 gãy đôi và nổ tung.
"9A4172 Vikhr là tên lửa chống tăng nhưng cũng có thể làm nhiệm vụ diệt mục tiêu trên không, nhưng thường nó chỉ nhằm vào trực thăng đối phương hoặc các loại phi cơ bay chậm ở độ cao nhỏ. Tuy nhiên, tầm bắn 12 km và tốc độ 2.200 km/h cũng cho phép nó diệt mục tiêu bay nhanh trong một số trường hợp cụ thể", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
"9A4172 Vikhr là tên lửa chống tăng nhưng cũng có thể làm nhiệm vụ diệt mục tiêu trên không, nhưng thường nó chỉ nhằm vào trực thăng đối phương hoặc các loại phi cơ bay chậm ở độ cao nhỏ. Tuy nhiên, tầm bắn 12 km và tốc độ 2.200 km/h cũng cho phép nó diệt mục tiêu bay nhanh trong một số trường hợp cụ thể", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Trong video, oanh tạc cơ Tu-16 đang thả càng đáp, dường như để mô phỏng mục tiêu cỡ lớn trong quá trình cất hạ cánh ở sân bay đối phương, thời điểm nó dễ bị tấn công nhất.
Trong video, oanh tạc cơ Tu-16 đang thả càng đáp, dường như để mô phỏng mục tiêu cỡ lớn trong quá trình cất hạ cánh ở sân bay đối phương, thời điểm nó dễ bị tấn công nhất.
"Đây là thử nghiệm lạ lùng với mục tiêu cực kỳ hiếm gặp trong thực tế, nhưng là dịp hiếm có để chứng kiến một oanh tạc cơ chiến lược bị bắn nổ tung bởi tên lửa chống tăng phóng từ một cường kích chuyên yểm trợ mặt đất", Rogoway nói thêm.
"Đây là thử nghiệm lạ lùng với mục tiêu cực kỳ hiếm gặp trong thực tế, nhưng là dịp hiếm có để chứng kiến một oanh tạc cơ chiến lược bị bắn nổ tung bởi tên lửa chống tăng phóng từ một cường kích chuyên yểm trợ mặt đất", Rogoway nói thêm.
9A4172 Vikhr được phát triển từ năm 1985, là vũ khí chống tăng chủ lực cho trực thăng vũ trang Ka-52 và cường kích Su-25T, được gắn theo cụm 6-8 quả đạn ở mỗi bên cánh phi cơ.
9A4172 Vikhr được phát triển từ năm 1985, là vũ khí chống tăng chủ lực cho trực thăng vũ trang Ka-52 và cường kích Su-25T, được gắn theo cụm 6-8 quả đạn ở mỗi bên cánh phi cơ.
Tên lửa sử dụng cơ cấu bám chùm laser, hạn chế khả năng bị cảm biến của đối phương phát hiện và cũng khó bị gây nhiễu bởi các hệ thống phòng thủ thụ động trên tăng thiết giáp.
Tên lửa sử dụng cơ cấu bám chùm laser, hạn chế khả năng bị cảm biến của đối phương phát hiện và cũng khó bị gây nhiễu bởi các hệ thống phòng thủ thụ động trên tăng thiết giáp.
Mẫu tên lửa này dài 2,8 m, có đường kính 13 cm và nặng 45 kg.
Mẫu tên lửa này dài 2,8 m, có đường kính 13 cm và nặng 45 kg.
Loại tên lửa này được trang bị đầu nổ lõm xuyên giáp liều kép nặng 8-12 kg, đủ sức xuyên thủng lớp giáp dày tương đương 1.000 mm thép cán đồng nhất sau khi phá hủy giáp phản ứng nổ bên ngoài.
Loại tên lửa này được trang bị đầu nổ lõm xuyên giáp liều kép nặng 8-12 kg, đủ sức xuyên thủng lớp giáp dày tương đương 1.000 mm thép cán đồng nhất sau khi phá hủy giáp phản ứng nổ bên ngoài.

GALLERY MỚI NHẤT