Sốt xuất huyết ở Hà Nội diễn biến phức tạp

Hiện tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm. So với cùng kỳ năm 2016 số ca mắc bệnh đã tăng 2,6 lần.

Sốt xuất huyết ở Hà Nội diễn biến phức tạp
Số ca mắc tăng bất thường
Hà Nội không vào danh sách điểm nóng của sốt xuất huyết nhưng tính đến ngày 4.6 trên địa bàn toàn thành phố đã ghi nhận 1.281 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết với trên 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh, 126 bệnh nhân đang điều trị, 1 trường hợp đã tử vong tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa. Theo dự báo, đỉnh dịch thường xuất hiện vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Chu kỳ dịch sốt xuất huyết thường 5 năm lặp lại một lần nhưng hiện nay chu kỳ này đang có thay đổi. So với cùng kỳ năm 2016, số ca mắc sốt xuất huyết trong năm 2017 đã tăng 2,6 lần dù chưa phải đỉnh dịch.
Sot xuat huyet o Ha Noi dien bien phuc tap
Ảnh minh họa. 
Chỉ số côn trùng có tăng cao bắt đầu từ tháng 3, có nhiều điểm vượt ngưỡng nguy cơ như An Khánh, Phú Lương, La Phù, Dương Nội, Hoàng Liệt, Trương Định, Láng Thượng... và tăng cao nhất tháng 5 vừa qua.
Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các xã, phường dùng loa nhỏ đi vào từng ngõ, xóm tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết. Nêu cao vai trò của người đứng đầu địa phương và sự tham gia của người dân trong phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Tính đến ngày 4.6, các đơn vị đã điều tra, giám sát côn trùng tại 1.925 điểm ổ dịch cũ, ổ dịch mới, nơi có bệnh nhân nghi sốt xuất huyết, có điều kiện vệ sinh môi trường kém. Kết quả, 25,7% điểm có chỉ số vec-tơ cao tập trung chủ yếu tại các quận Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông, Hoài Đức, Hai Bà Trưng, Thanh Trì... Các dụng cụ chứa nước có bọ gậy bao gồm 13 loại dụng cụ, chủ yếu là các bể hở, xô, thùng nước, chậu cảnh và phế liệu.
Ngay tại các khu vực được coi là “nóng” của sốt xuất huyết người dân vẫn thờ ơ. Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng thừa nhận, có tình trạng chính quyền và người dân vẫn còn chủ quan, thờ ơ với công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Chẳng hạn tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, nơi từng bùng phát ổ dịch sốt xuất huyết lớn hồi cuối năm ngoái với gần 100 người mắc nhưng hiện tại, một số người dân vẫn không tự giác diệt loăng quăng, diệt muỗi để phòng bệnh dù đã được chính quyền vận động.
“Trên nóng, dưới lạnh”
TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội khẳng định: ngay từ đầu năm các đơn vị đã chủ động thực hiện công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết như tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, chủ động phun hóa chất diệt muỗi, bọ gậy. Ngoài ra, Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị chủ động công tác giám sát, phát hiện sớm, xét nghiệm chẩn đoán nhanh, xử lý ổ dịch ngay từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên. Hệ thống điều trị bảo đảm thu đúng và điều trị bệnh nhân kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng và tử vong; đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư, máy phun, hóa chất cho công tác chống dịch cũng như điều trị ở tất cả các tuyến.
“Tuy nhiên, tình hình dịch sốt xuất huyết hiện nay diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu giảm. Việc triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn gặp không ít khó khăn, rào cản. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do thời tiết mưa, nắng thất thường là điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển, còn có nhiều yếu tố chủ quan. Đó là chính quyền địa phương nhiều nơi còn lơ là, chưa coi trọng công tác phòng, chống dịch; ý thức người dân chưa cao, thậm chí chủ quan. Cụ thể, khi cán bộ y tế thực hiện phun hóa chất diệt muỗi, một số nhà dân không hợp tác mở cửa cho phun, hay có những hành động, lời nói cản trở cán bộ y tế thực hiện công tác phòng chống dịch. Tại nhiều nhà dân, tình trạng chung là lọ hoa, bể cá, chai lọ chứa nước lâu ngày, vứt chỏng chơ không được dọn, tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển”, TS Cảm lo lắng.
Thậm chí, nhiều người dân còn phản ứng, cho rằng đó là trách nhiệm của ngành y tế, của chính quyền địa phương chứ không phải của dân. Nhiều nơi vẫn còn tình trạng người dân không hợp tác khi cán bộ đi phun hóa chất diệt muỗi diện rộng phòng sốt xuất huyết…

Bài thuốc chữa sốt xuất huyết cực hiệu quả của phương Tây

(Kiến Thức) - Bài thuốc chữa sốt xuất huyết từ lá đu đủ cực kỳ hiệu quả được nhiều nước phương Tây tin dùng.

Bài thuốc chữa sốt xuất huyết cực hiệu quả của phương Tây
Bai thuoc chua sot xuat huyet cuc hieu qua cua phuong Tay
 Là đu đủ có công dụng tốt trong việc điều trị nhiều loại bệnh trong đó có chữa sốt xuất huyết

Báo động bùng phát dịch sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết đang có diễn biến nghiêm trọng tại khu vực Tây Nguyên. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc sốt xuất huyết tại Tây Nguyên đã tăng hơn 2,5 lần.

Báo động bùng phát dịch sốt xuất huyết
Mỗi ngày 35 - 45 người nhập viện vì sốt xuất huyết
Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết (SXH) lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố và thường tăng cao vào các tháng mùa mưa. Trong những tuần gần đây đã ghi nhận số mắc tập trung tại một số tỉnh, đặc biệt tại 4 tỉnh Tây Nguyên là: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và một số tỉnh khu vực miền Nam, miền Trung như: An Giang, Đồng Tháp, TP HCM, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.

Báo động đỏ dịch sốt xuất huyết ở Tây Nguyên

(Kiến Thức) - Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết ở Tây Nguyên đang ở mức báo động khi số ca mắc liên tiếp tăng.

Báo động đỏ dịch sốt xuất huyết ở Tây Nguyên
Theo báo cáo, 7 tháng đầu năm 2016, các tỉnh Tây Nguyên ghi nhận hơn 7.400 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 4 bệnh nhân tử vong. Dịch đã xảy ra ở 393/563 xã, phường, thị trấn và tại 48/50 huyện của 4 tỉnh Tây Nguyên gồm Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.
Trong đó, tỉnh có số ca mắc bệnh cao nhất là Gia Lai, Đắc Lắc, Kom Tum, Đắc Nông ... Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết ở Tây Nguyên được đánh giá là sẽ còn tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.