Sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt, bệnh chân tay miệng vào mùa

Mỗi ngày bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận điều trị cho khoảng 50-60 bé bệnh chân tay miệng, so với cùng kì năm trước chỉ 20-30 bé.

Sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt, bệnh chân tay miệng vào mùa
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết khoảng thời gian 1-2 tháng tới dịch chân tay miệng đang vào mùa cao điểm. Hiện tại, khoa bắt đầu nhận rải rác các ca bệnh nặng, một số bé phải thở máy.
Sot xuat huyet chua ha nhiet, benh chan tay mieng vao mua
Mỗi tuần Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận điều trị cho khoảng 50-60 trẻ mắc chân tay miệng. Ảnh: Phú Mỹ. 

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, khoảng 160 bệnh nhi mắc tay chân miệng nhập viện mỗi tuần, đang có chiều hướng gia tăng.

Bác sĩ Khanh khuyên các phụ huynh cần phát hiện bệnh sớm để đưa vào viện khám kịp thời. Biểu hiện bệnh tay chân miệng là bóng nước có kích thước 2-10 mm, trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn….

Đa số bóng nước tự xẹp và tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, đường hô hấp, thần kinh như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não.

Các bé bị biến chứng não thường có dấu hiệu như khó ngủ, quấy khóc liên tục, hoảng hốt, nói nhảm, run tay và co giật. Những biến chứng do tay chân miệng nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể khiến trẻ tử vong trong vài giờ.

Cha mẹ cần chăm sóc kỹ bé khi mắc bệnh, cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định, giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm ở phòng kín gió.

Để phòng bệnh, phụ huynh phải rửa sạch bàn tay của trẻ và người chăm sóc bằng nước, xà phòng. Trẻ đang trong giai đoạn nghi ngờ bệnh không nên đến trường, nếu mắc bệnh phải nghỉ học 7-10 ngày để thực hiện khử khuẩn.

Xuất hiện 5 ổ chân tay miệng ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Với 5 ổ dịch chân tay miệng được phát hiện ở Thủ đô, Sở Y tế Hà Nội cho biết tình hình dịch năm 2015 có thể diễn biến khó lường.

Xuất hiện 5 ổ chân tay miệng ở Hà Nội
Tại 5 ổ dịch số ca mắc chân tay miệng ra tăng khá nhanh, hiện phát hiện 36 trường hợp mắc bệnh.

Cảnh báo bệnh tay chân miệng bùng phát mùa khai trường

Vào năm học mới, nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng tại trường học, nhà trẻ gia đình là rất cao, nhất là tháng 9- tháng 12.

Cảnh báo bệnh tay chân miệng  bùng phát mùa khai trường
Theo Bộ Y tế, tại nước ta, chu kỳ đỉnh cao của bệnh chân tay miệng thường ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.
Canh bao benh tay chan mieng  bung phat mua khai truong
Virus bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước hoặc tiếp xúc với phân của bệnh nhân. Ảnh: BYT 

Điểm mặt bệnh trẻ dễ mắc trong thời tiết giao xuân hè

(Kiến Thức) - Thời tiết giao mùa nóng lạnh thất thường khiến cho các loại virus dễ bùng phát gây ra các dịch bệnh sau.

Điểm mặt bệnh trẻ dễ mắc trong thời tiết giao xuân hè
Diem mat benh tre de mac trong thoi tiet giao xuan he
Thời tiết giao mùa là lúc sức khỏe của bạn mong manh nhất do nhiều loại virus vây quanh dễ phát triển các loại dịch bệnh, nhất là với những người có sức đề kháng kém như trẻ em.  
Diem mat benh tre de mac trong thoi tiet giao xuan he-Hinh-2
Bệnh đường hô hấp. Cơ quan này rất nhạy cảm với thời tiết, khi ta hít thở không khí lạnh thì niêm mạc sẽ biểu hiện bằng cách sung huyết, phù nề và tăng tiết đờm. Sự phù nề và sung huyết đường hô hấp kéo dài là môi trường thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển, tạo nên đợt bùng phát các bệnh mạn tính đường hô hấp.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.