Sống chung với COVID-19, Singapore có thể ghi nhận 1.000 ca mắc/ngày

Một mô hình dự đoán số ca COVID-19 trong ngày của Singapore có thể lên tới 1.000 trường hợp trong bối cảnh nước này bắt đầu sống chung với dịch bệnh.

Với 88% dân số tiêm đủ vaccine, Singapore từ 8/9 cho phép những người đã chích ngừa đầy đủ đi du lịch tới Đức, Brunei và không cần cách ly khi trở về.
Singapore cũng bắt đầu đón du khách tiêm chủng đầy đủ tới từ 2 quốc gia này nếu họ có xét nghiệm COVID-19 âm tính. Đây là một trong những nỗ lực phục hồi nền kinh tế của quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại.
Nhưng sự gia tăng số ca nhiễm khi bắt đầu triển khai chiến lược "sống chung với COVID-19" khiến giới chức Singapore tỏ ra thận trọng hơn. Người dân trong khi đó hoài nghi về mức độ an toàn của việc coi COVID-19 là bệnh đặc hữu và dần mở cửa trở lại.
Viên thuốc đắng
Tuần trước, Singapore ghi nhận 1.325 ca COVID-19, tăng gần gấp đôi so với 723 ca của tuần trước.
Mới đây nhất hôm 9/9, đảo quốc sư tử ghi nhận 450 ca nhiễm cộng đồng mới, cao nhất kể từ tháng 8/2020.
Song chung voi COVID-19, Singapore co the ghi nhan 1.000 ca mac/ngay
 Quán cafe Singapore đánh dấu bàn để đảm bảo giãn cách xã hội. (Ảnh: Reuters)
Từ đầu tuần, Singapore ra lệnh cấm tụ tập và giao lưu tại nơi làm việc, đồng thời kêu gọi hạn chế các hoạt động tụ tập xã hội xuống còn 1 lần/ngày.
Nhận xét mới đây của Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong làm dấy lên tranh cãi trên mạng xã hội về việc kế hoạch mở cửa trở lại có bị thay đổi trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh hay không.
Ông Wong trước đó cho biết không loại trừ khả năng Singapore sẽ phải quay lại trạng thái "cảnh giác cao độ" liên quan tới việc lệnh cấm ăn uống tại các nhà hàng hoặc tệ hơn là áp dụng biện pháp “ngắt mạch” - cấm các hoạt động giao tiếp xã hội, hạn chế đi lại và đóng cửa doanh nghiệp
Lập trường thận trọng của chính phủ Singapore là minh chứng rõ nhất cho thấy khó khăn mà các nền kinh tế châu Á đang phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi sang trạng thái sống chung với COVID-19.
Tiến sĩ Jeremy Lim tới từ Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) nhận định các cảnh báo của ông Wong dựa trên các mô hình dịch tễ học và những lo ngại về mặt lý thuyết là có thể hiểu được.
Theo mô hình của Alex Cook - phó khoa nghiên cứu tại Trường Saw Swee Hock, Singapore có thể ghi nhận tới 1.000 ca COVID-19/ngày vào cuối tháng 9 nếu dịch bệnh tiếp tục lây lan với tốc độ hiện tại.
Theo ông Lim, cảnh báo của ông Wong là "viên thuốc đắng khó nuốt" với đa số người dân Singapore, những người tuân thủ các chỉ đạo của chính phủ một cách nghiêm túc và sẵn sàng sống chung với dịch bệnh.
"Một mặt, Singapore nói họ sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn tiếp theo của đại dịch, đồng nghĩa chấp nhận số ca nhiễm gia tăng. Nhưng khi số ca bệnh tăng mạnh, họ lại thắt chặt một số hạn chế. Nếu không sẵn sàng để đối với việc gia tăng ca nhiễm, Singapore sẽ bị mắc kẹt trong việc chống chọi với đại dịch trong nhiều năm", ông Cook cảnh báo.
Qua sông phải chấp nhận giẫm đá
Tuần trước, Kenneth Mak, giám đốc dịch vụ y tế thuộc Bộ Y tế Singapore cho biết việc ghi nhận tới hàng trăm ca nhiễm trong ngày thời điểm hiện tại không phải là điều bất ngờ. Hệ thống y tế của đảo quốc sư tử "không chịu quá nhiều áp lực" nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và tỷ lệ bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt ổn định.
Nhưng Wong khẳng định ông không thoải mái với hệ số lây nhiễm cơ bản của virus ở mức trên 1.
Leo Yee Sin, giám đốc điều hành Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm Singapore cũng nhận định chỉ tiêm chủng là không đủ.
Song chung voi COVID-19, Singapore co the ghi nhan 1.000 ca mac/ngay-Hinh-2
 Singapore có thể ghi nhận tới 1.000 ca nhiễm/ngày vào cuối tháng 9. (Ảnh: ST)
"Singapore vẫn cần thận trọng. COVID-19 không thể được coi là bệnh cúm thông thường", bà Lee nói.
Tiến sĩ Dale Fisher - chủ tịch Mạng lưới Ứng phó và Cảnh báo Dịch bệnh Toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng chiến lược hiện tại của Singapore là thận trọng và thích hợp.
Tuy nhiên, các nhà phân tích khác cho rằng Singapore cần quyết đoán hơn một khi đã quyết định sống chung với dịch bệnh.
“Tình hình dịch bệnh của Singapore vẫn thuận lợi. Số ca nhiễm có thể tăng những ngày tới, nhưng các ca bệnh nặng chủ yếu rơi vào nhóm thiểu số những người chưa tiêm chủng", ông Cook cho hay.
Ông Lim thì cho rằng Singapore phải chấp nhận thực tế "muốn qua sông, phải chấp nhận giẫm đá".
“Singapore cũng không nên quá lo sợ các rủi ro và bị tê liệt bởi các mô hình và u ám. Bạn có thể thử giẫm lên các viên đá và quyết định có nên trở lại và đi một con đường khác hay không", Lim đánh giá.
Tiến sĩ David Allen, chuyên gia tư vấn cấp cao về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Yong Loo Lin nhận định việc người dân hiểu rõ về dịch bệnh cùng với sự mệt mỏi suốt thời gian có thể khiến họ khó chịu về các biện pháp hạn chế hơn là số ca nhiễm.
Trong khi đó, Claire Hooker, giảng viên cấp cao về y tế và sức khỏe con người tại Đại học Sydney đánh giá việc chính phủ Singapore khẳng định COVID-19 là bệnh đặc hữu nhưng lại siết chặt các biện pháp trở lại sẽ khiến thông điệp nghe có vẻ mâu thuẫn, khó hiểu và làm người dân thất vọng.
"Họ cần phải thừa nhận và nói 'Chúng tôi biết mọi người đều thất vọng. Chúng tôi hiểu rằng mọi thứ có vẻ như chúng tôi đang mâu thuẫn với chính mình, có thể các bạn cảm thấy bị phản bội khi cho rằng chúng tôi đang mang tới một hy vọng hão huyền'. Sau đó, giới chức có thể chia sẻ các chỉ số cụ thể mà họ tìm kiếm để nới lỏng các hạn chế,", ông Hook nói.
Về phần mình, ông Fisher cho rằng giờ là lúc Singapore cần thay đổi cách giải quyết vấn đề và chấp nhận thực tế số ca bệnh sẽ tăng lên nếu sống chung với dịch.

“Đột nhập” đất nước Nam Phi phong tỏa toàn quốc vì COVID-19

(Kiến Thức) - Nam Phi đã phong tỏa đất nước trong nỗ lực nhằm khống chế dịch bệnh COVID-19.

“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19
Nhà chức trách Nam Phi đã tuyên bố tái áp đặt lệnh phong tỏa cấp độ 3 trên quy mô toàn quốc, bắt đầu từ 0 giờ ngày 29/12/2020 nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19. (Nguồn ảnh: Reuters) 
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-2
 Theo đó, tất cả sự kiện có đông người tham dự bị cấm trong vòng 14 ngày, ngoại trừ việc tang lễ song số người tham dự không được vượt quá 50. Chính phủ cũng nghiêm cấm các hoạt động mua bán đồ uống có cồn, đồng thời kéo dài thời gian giới nghiêm ban đêm từ 21h tối hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-3
 Tổng thống Nam Phi Ramaphosa nhấn mạnh việc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng là bắt buộc, cá nhân nào không thực hiện có thể bị truy tố và bỏ tù tới 6 tháng.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-4
 Các nhân viên tang lễ mặc đồ bảo hộ chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại nghĩa trang Olifantsvlei, phía tây Joburg, Nam Phi, ngày 6/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-5
 Cảnh sát "thẩm vấn" hai người đàn ông đeo mặt nạ trong chuyến tuần tra khi lệnh giới nghiêm vào ban đêm được tái áp đặt vì COVID-19, tại Pretoria ngày 9/1/2021.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-6
 Một địa điểm xét nghiệm COVID-19 tại Midrand, Nam Phi.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-7
 Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Steve Biko trong thời gian bùng dịch COVID-19 ở Pretoria hôm 19/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-8
Một người đàn ông bị bắt giữ vì vi phạm lệnh giới nghiêm ở Pretoria hôm 9/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-9
Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Midrand ngày 18/1. 
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-10
Một trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở vùng ngoại ô Northcliff, Johannesburg, đóng cửa vì quá tải, ngày 5/1.  
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-11
 Nam Phi là nước ghi nhận số ca mắc và tử vong vì COVID-19 nhiều nhất ở Châu Phi.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-12
 Mọi người xếp hàng chờ đến lượt xét nghiệm tại Grasmere Toll Plaza ở Lenasia, ngày 14/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-13
 Cảnh vắng vẻ tại bãi biển ở Durban, Nam Phi, ngày 1/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-14
 Một người đàn ông không đeo khẩu trang đi bộ trên đường phố ở Soweto ngày 28/12/2020, trước khi lệnh phong tỏa được tái áp đặt.

Cơn “ác mộng” COVID-19 ở Ấn Độ

(Kiến Thức) - Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 400.000 ca COVID-19 trong vòng 24 giờ qua.

Con “ac mong” COVID-19 o An Do
Theo báo cáo của Bộ Y tế Ấn Độ ngày 1/5, Ấn Độ đã ghi nhận thêm hơn 400.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua. (Nguồn ảnh: Reuters) 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-2
 Đây là ngày đầu tiên Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 400.000 ca/ngày.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-3
 Ngoài ra, Ấn Độ ghi nhận thêm 3.523 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-4
Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 19,1 triệu ca nhiễm COVID-19 trong khi tổng số ca tử vong là 211.853 ca. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-5
Đáng chú ý, chỉ trong tuần qua, Ấn Độ báo cáo hơn 2,5 triệu ca nhiễm mới, chiếm hơn 43% tổng ca nhiễm trên toàn thế giới.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-6
Sự bùng phát các ca COVID-19 mới với tốc độ kinh hoàng tiếp tục gây áp lực cho hệ thống y tế của Ấn Độ, dẫn đến tình trạng thiếu giường bệnh và các nguồn cung y tế khác như oxy và thuốc men. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-7
 Nhân viên y tế làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tại một bệnh viện ở New Delhi.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-8
Nhân viên bệnh viện đưa thi thể bệnh nhân tử vong vì COVID-19 rời khỏi phòng ICU tại một bệnh viện ở thủ đô Ấn Độ. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-9
 Aanchal Sharma đau lòng sau khi chồng cô qua đời vì COVID-19 ngày 30/4.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-10
Một địa điểm hỏa táng tập thể thi thể bệnh nhân COVID-19 tại New Delhi. Ảnh chụp ngày 30/4. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.