Sông băng ở Greenland tan chảy nhanh gấp 100 lần, chuyên gia lý giải sao?

Sông băng ở Greenland tan chảy nhanh gấp 100 lần, chuyên gia lý giải sao?

Các nhà khoa học cho hay mô hình mới cho thấy các sông băng ở Greenland đang tan chảy nhanh gấp 100 lần so với tính toán trước đây. Lượng băng tại Greenland khi tan chảy có thể khiến mực nước biển dâng cao 6m.

Trên tạp chí Geophysical Research Letters số tháng 9, các nhà nghiên cứu công bố phát hiện quan trọng là các  sông băng ở Greenland đang tan chảy nhanh gấp 100 lần so với tính toán trước đây.
Trên tạp chí Geophysical Research Letters số tháng 9, các nhà nghiên cứu công bố phát hiện quan trọng là các sông băng ở Greenland đang tan chảy nhanh gấp 100 lần so với tính toán trước đây.
Thông tin này được nhóm chuyên gia đưa ra sau khi sử dụng một mô hình mới có tính đến sự tác động giữa băng và nước tại các vịnh hẹp của hòn đảo cũng như các sông băng ở Greenland.
Thông tin này được nhóm chuyên gia đưa ra sau khi sử dụng một mô hình mới có tính đến sự tác động giữa băng và nước tại các vịnh hẹp của hòn đảo cũng như các sông băng ở Greenland.
Mô hình toán học mới cũng chú ý đến các yếu tố tan băng trong các quan sát mới nhất về cách băng bị ăn mòn khỏi các mặt thẳng đứng khắc nghiệt ở phần cuối của các sông băng ở Greenland. Trước đây, các nhà khoa học đã sử dụng các mô hình được phát triển ở Nam Cực, nơi các lưỡi băng nổi trên mặt nước biển - một sự sắp xếp rất khác.
Mô hình toán học mới cũng chú ý đến các yếu tố tan băng trong các quan sát mới nhất về cách băng bị ăn mòn khỏi các mặt thẳng đứng khắc nghiệt ở phần cuối của các sông băng ở Greenland. Trước đây, các nhà khoa học đã sử dụng các mô hình được phát triển ở Nam Cực, nơi các lưỡi băng nổi trên mặt nước biển - một sự sắp xếp rất khác.
Tác giả chính của nghiên cứu Kirstin Schulz và là cộng tác viên nghiên cứu tại Viện Khoa học và Kỹ thuật Tính toán Oden tại Đại học Texas ở Austin, Mỹ cho biết: "Trong nhiều năm, người ta đã lấy mô hình tốc độ tan chảy cho các sông băng nổi ở Nam Cực và áp dụng nó cho các mặt tiền sông băng thẳng đứng của Greenland".
Tác giả chính của nghiên cứu Kirstin Schulz và là cộng tác viên nghiên cứu tại Viện Khoa học và Kỹ thuật Tính toán Oden tại Đại học Texas ở Austin, Mỹ cho biết: "Trong nhiều năm, người ta đã lấy mô hình tốc độ tan chảy cho các sông băng nổi ở Nam Cực và áp dụng nó cho các mặt tiền sông băng thẳng đứng của Greenland".
Theo chuyên gia Kirstin, hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy phương pháp truyền thống tạo ra tỷ lệ tan chảy quá thấp ở mặt trước sông băng thẳng đứng của Greenland.
Theo chuyên gia Kirstin, hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy phương pháp truyền thống tạo ra tỷ lệ tan chảy quá thấp ở mặt trước sông băng thẳng đứng của Greenland.
Các nhà nghiên cứu đã biết rằng, sự hiểu biết dựa trên Nam Cực của họ về các sông băng ở Bắc Cực không phải là một kết hợp hoàn hảo. Tuy nhiên, thật khó để giới khoa học đến gần rìa các sông băng của Greenland bởi vì chúng nằm ở cuối các vịnh hẹp - những cửa nước biển dài và hẹp bao quanh bởi những vách đá cao - nơi nước ấm chảy qua lớp băng.
Các nhà nghiên cứu đã biết rằng, sự hiểu biết dựa trên Nam Cực của họ về các sông băng ở Bắc Cực không phải là một kết hợp hoàn hảo. Tuy nhiên, thật khó để giới khoa học đến gần rìa các sông băng của Greenland bởi vì chúng nằm ở cuối các vịnh hẹp - những cửa nước biển dài và hẹp bao quanh bởi những vách đá cao - nơi nước ấm chảy qua lớp băng.
Nhóm chuyên gia do nhà hải dương học Rebecca Jackson của Đại học Rutgers đứng đầu đã sử dụng thuyền robot để đến gần những vách đá băng nguy hiểm trên và thực hiện các quan sát, đo đạc.
Nhóm chuyên gia do nhà hải dương học Rebecca Jackson của Đại học Rutgers đứng đầu đã sử dụng thuyền robot để đến gần những vách đá băng nguy hiểm trên và thực hiện các quan sát, đo đạc.
Các nhà khoa học đã tiến hành đo đạc tại sông băng LeConte của Alaska cũng như Kangerlussuup Sermia của Greenland. Kết quả đo đạc của nhóm nghiên cứu do nhà hải dương học Rebecca thực hiện chỉ ra mô hình dựa trên Nam Cực đã đánh giá thấp quá trình tan băng ở Bắc Cực. Trong đó, sông băng LeConte đang tan chảy nhanh hơn 100 lần so với dự đoán của mô hình cũ.
Các nhà khoa học đã tiến hành đo đạc tại sông băng LeConte của Alaska cũng như Kangerlussuup Sermia của Greenland. Kết quả đo đạc của nhóm nghiên cứu do nhà hải dương học Rebecca thực hiện chỉ ra mô hình dựa trên Nam Cực đã đánh giá thấp quá trình tan băng ở Bắc Cực. Trong đó, sông băng LeConte đang tan chảy nhanh hơn 100 lần so với dự đoán của mô hình cũ.
Hỗn hợp nước ngọt lạnh từ sông băng và nước biển ấm hơn thúc đẩy lưu thông đại dương gần sông băng và xa hơn trong đại dương. Điều này có nghĩa là sự tan chảy có tác động sâu rộng. Dải băng Greenland cũng có tác động đến mực nước biển dâng. Lượng băng tại Greenland khi tan chảy sẽ có thể nâng mực nước biển lên 6m.
Hỗn hợp nước ngọt lạnh từ sông băng và nước biển ấm hơn thúc đẩy lưu thông đại dương gần sông băng và xa hơn trong đại dương. Điều này có nghĩa là sự tan chảy có tác động sâu rộng. Dải băng Greenland cũng có tác động đến mực nước biển dâng. Lượng băng tại Greenland khi tan chảy sẽ có thể nâng mực nước biển lên 6m.
Kết quả nghiên cứu theo mô hình mới cho thấy các sông băng ở Greenland đang tan chảy nhanh gấp 100 lần so với tính toán trước đây. Điều này phù hợp với dự đoán của các chuyên gia về tác động của biến đổi khí hậu.
Kết quả nghiên cứu theo mô hình mới cho thấy các sông băng ở Greenland đang tan chảy nhanh gấp 100 lần so với tính toán trước đây. Điều này phù hợp với dự đoán của các chuyên gia về tác động của biến đổi khí hậu.
Mời độc giả xem video: Sông băng trên dãy Alps tan chảy với tốc độ kỷ lục. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT