Sơn nữ đập đá, phá ke còn hơn dân chơi thành thị

Xuất thân miền sơn cước nhưng cô gái trẻ sa vào ăn chơi thác loạn. Cảnh sơn nữ đập đá từng khiến dân chơi thành thị cũng lác mắt.

Sơn nữ đập đá, phá ke còn hơn dân chơi thành thị

Mai trượt dài trong những đêm ăn chơi, thác loạn cùng bạn bè. Có khi sơn nữ đập đá, thác loạn mấy ngày liền, không thiết tha gì ăn ngủ...

Từ thôn nữ thành dân chơi thực thụ
Màn đêm u tối, những tiếng nhạc chát chúa và cảm giác lâng lâng xa rời thế giới thực như có một ma lực khó cưỡng cuốn không ít bạn trẻ vào những cuộc vui thác loạn. Bất kể đó là những cậu ấm cô chiêu thứ thiệt hay những sơn nữ chân ướt, chân ráo xuống Hà thành đều không thể chối từ sức hấp dẫn ấy.
Khi PV gặp Mai (23 tuổi, người dân tộc Thái, quê ở Hoà Bình) tại trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội II (Ba Vì, Hà Nội), cô gái trẻ vẫn chưa thôi ám ảnh về những đêm trượt dài trong khói thuốc, trong men say tình ái. Mai của những ngày tháng này luôn cảm thấy có lỗi với gia đình .
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông và là chị của hai đứa em nên từ nhỏ Mai đã sớm nhận thức được sự vất vả của bố mẹ khi luôn phải lo cho ba chị em ăn học thành người. Cả gia đình đặt niềm tin vào Mai, vào một cô giáo tương lai giỏi giang, xinh xắn. Để có tiền cho Mai ăn học, mẹ và em gái của Mai đã phải đi làm thuê ở Trung Quốc, chịu biết bao cực khổ, vất vả.
Son nu dap da, pha ke con hon dan choi thanh thi
Cô gái trẻ kể về những đêm ăn chơi, thác loạn với ma tuý đá. 
Thế nhưng những gì mà cô gái này đáp lại lại vô cùng đau xót, ê chề. Mãi khi biết Mai bị bắt bố mẹ mới ngã ngửa là con mình đã bỏ học và sa đà vào những cuộc chơi “không có lối ra”. Với tình thương và sự bao dung vô bờ, bố mẹ không hề trách móc hay mắng mỏ Mai nửa lời, ngược lại còn động viên cô cải tạo cho tốt để sớm về với gia đình.
Trước khi sa chân vào con đường lầm lỡ, Mai là sinh viên chuyên ngành sư phạm tiểu học của một trường cao đẳng ở Hà Nội. Xuống Hà Nội, nữ sinh viên này cũng có người yêu, nhưng chính người con trai ấy đã đưa cô đến với những ảo mộng của ma tuý đá.
Nhớ lại quãng thời gian đã qua, Mai tâm sự, năm 2009, cô thi đỗ một trường cao đẳng chuyên ngành sư phạm tiểu học ở Hà Nội. Khăn gói lên đường học tập với biết bao sự kỳ vọng của bố mẹ, Mai ao ước sớm học tập thành tài, quay về báo đáp công ơn của hai bậc sinh thành. Thế nhưng chính vì thiếu tính tự lập và sự kèm cặp của gia đình mà Mai đã trở thành một “dân chơi” thực thụ.
Đánh đổi nhiều thứ
Khoảng thời gian ngồi trên giảng đường của Mai chỉ dài hơn một học kỳ. Học hết học kỳ I thì cô bỏ luôn. Gia đình không hề hay biết quyết định này của Mai. Mai giải thích vì lúc đầu mới xuống học, điều kiện kinh tế gia đình cũng không mấy khá giả nên cô có đi làm thêm và tại đây cô đã quen một nhóm bạn. Sau đó, cả nhóm đã rủ sơn nữ 9X này chơi đủ thứ nào là đá, ke, "kem và kẹo". Không có thứ gì là Mai chưa thử.
“Lần đầu tiên chơi "kẹo" là hôm em đi sinh nhật cùng người yêu trên Bắc Ninh. Lúc đó, nhìn mọi người chơi thì em khá tò mò, rồi bạn bè lôi vào chơi thử. Lúc đầu chơi nửa viên nhưng Mai không thấy có cảm giác nên mọi người cho thêm một viên nữa. Lúc đó trong người như bay và Mai không biết chuyện gì xảy ra tiếp theo”, Mai kể lại cảm giác lần đầu sử dụng ma tuý đá.
Chơi dần thành quen, rồi thành nghiện. Thời gian đầu, bạn bè cho Mai chơi thoải mái không lấy tiền, trung bình mỗi cuộc chơi tiêu tốn trên một triệu. Còn một mình ít nhất là khoảng 500 ngàn một lần chơi.
“Mỗi tháng, gia đình gửi cho Mai hai triệu đồng chi trả cho việc học hành và sinh hoạt ở Thủ đô. Tuy nhiên, Mai lại lấy tiền đó để đi mua đủ các loại ma tuý đá về chơi. Thi thoảng lại mời các bạn “chiến hữu”. Rồi cũng đến lúc vung tay quá đà, không có tiền Mai phải đánh đổi nhiều thứ…”, Mai ngậm ngùi nói.
Kể đến đây, Mai quay mặt đi và không nhắc đến nữa, nhưng cụm từ “đánh đổi nhiều thứ” khiến ai trong hoàn cảnh của Mai cũng hiểu rõ sẽ phải đánh đổi những thứ gì. Cứ như thế, Mai trượt dài trong những đêm ăn chơi, thác loạn cùng bạn bè. Sau những chuỗi ngày vui chơi “thác loạn” với tần suất một ngày một lần hoặc ba ngày một lần, toàn thân Mai mệt mỏi, rã rời. Có khi mấy ngày, sơn nữ 9X không cần ăn, không cần ngủ.
Và chuyện gì đến cũng đã đến, vào năm 2012, cô gái trẻ bị bắt khi đang chơi cùng bạn bè trong quán karaoke. Mai được chuyển đến trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội II, Ba Vì, Hà Nội để học nghề cũng như cai nghiện. Những tháng ngày cải tạo và học nghề tại trung tâm, Mai ước muốn được làm lại cuộc đời, nhưng thẳm sâu trong ánh mắt của cô gái trẻ người dân tộc Thái hiện rõ sự lo lắng.
Có lẽ, nghĩ về quãng đời còn lại, sơn nữ 9X không biết mai này ra ngoài xã hội mình sẽ làm gì, sẽ ở đâu khi hồ sơ có một “dấu đen” và hàng xóm ở quê nhà “biết tỏng” về quá khứ của mình. Mai lo sợ khi nhìn thấy ánh mắt dè bỉu của người đời…
Phía sau màn đêm là sự lột xác không ngờ của những cô gái trẻ. Họ dễ bị choáng ngợp, dễ bị sa đà vào những lôi kéo, những tung hô là sành điệu, thời thượng. Ảo tưởng vào một điều gì đó quá cao, quá xa đôi khi dẫn tới sự lạc lối…
Tên nhân vật đã được thay đổi.

Chuyện của sơn nữ xinh như hoa hậu mắc án tử hình

Tòng Thị Lan - kiều nữ được mệnh danh là “bông ban Nà Ngum” vận chuyển tới 40 bánh heroin. Khi bị bắt quả tang, cô ta mới bước qua tuổi 18 được ít ngày.

Chuyện của sơn nữ xinh như hoa hậu mắc án tử hình
Chân dung các “ông, bà trùm” 8X 
Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên, Đội trưởng Đội án trinh sát, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47, Công an tỉnh Điện Biên), điều tra viên thụ lý trực tiếp vụ án ma túy tuyến Điện Biên – Lạng Sơn cho biết: “Tòng Thị Lan và đồng bọn mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy” là một vụ án điểm của PC47. Đến tháng 5, vụ án vẫn đang tiếp tục được đấu tranh mở rộng. 

Tử thần rình rập “giết” người ở đường xe buýt nhanh HN

(Kiến Thức) - Lớp đường nhựa bị bóc thay bằng bê tông làm đường xe buýt nhanh tạo thành những cái "bẫy" chết người gây nguy hiểm cho người điều khiển xe máy.

Tử thần rình rập “giết” người ở đường xe buýt nhanh HN
Tu than rinh rap
Ngày 21/4, tại đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông (Hà Nội), một thiếu nữ đang điều khiển xe máy đi vào phần đường tiếp giáp giữa đường nhựa và đường bê tông trên đường Lê Trọng Tấn, bất ngờ bị trượt ngã. Ngay lúc đó, chiếc xe tải chạy phía sau lao tới không kịp phanh, nên đâm vào khiến thiếu nữ này tử vong ngay tại chỗ.
Tu than rinh rap
Sau khi sự việc đau lòng kể trên xảy ra, PV Kiến Thức đã "mục sở thị" phần đường nhựa bị bóc thay bằng bê tông để làm đường xe buýt nhanh.

Xử kẻ đập vỡ hơn 300 bát hương ở HN thế nào?

(Kiến Thức) - Hình phạt cao nhất dành cho kẻ đập vỡ hơn 300 bát hương có thể lên đến 5 năm tù tùy thuộc vào mức độ thiệt hại và các tình tiết giảm nhẹ.

Xử kẻ đập vỡ hơn 300 bát hương ở HN thế nào?
Để trả thù vợ và đồng nghiệp của vợ, Nguyễn Trung Kiên (sinh năm 1983, quê TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đã đập vỡ hơn 300 trăm bát hương tại nghĩa trang Y La (phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) rồi để lại những dòng chữ thô tục tại tường Nhà chờ tang lễ, nhằm mục đích đổ tội cho người khác.
Sau 1 tuần gây tội, biết mình nằm trong “tầm ngắm” của lực lượng cảnh sát, đối tượng Kiên đã ra đầu thú. Hiện Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang tạm giữ hình sự đối tượng Kiên để điều tra về hành vi “Xâm phạm mồ mả”.

Đọc nhiều nhất

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

(Kiến Thức) - Sau lễ tang tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà Đồng Tháp, mộ phần Anh hùng phi công sẽ được đặt dưới rặng tre trong vườn nhà.
 Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc công an tỉnh, các tân giám đốc công an tỉnh đa phần đều không phải người địa phương. Đây là điểm mới trong công tác nhân sự, được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực.

Tin mới