Sớm tìm ra sự sống ngoài hành tinh nhờ thu âm được trên sao Hoả?
Robot tự hành mang tên Perseverance của NASA lần đầu tiên thu được âm thanh trên sao Hỏa. Từ đây, nhiều người hy vọng sẽ sớm tìm ra sự sống ngoài hành tinh.
Tâm Anh (theo Silive)
Vào ngày 18/10, Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố đoạn ghi âm đầu tiên được ghi lại trên sao Hỏa kéo dài trong 5 giờ đồng hồ. Đây là lần đầu tiên con người nghe thấy âm thanh ở trên Hành tinh Đỏ.
Âm thanh đặc biệt thu lại thông qua micro chuyên dụng gắn trên robot tự hành mang tên Perseverance của NASA.
Mặc dù là một hỗn hợp âm thanh không rõ ràng gồm: tiếng gió, tiếng lạo xạo và tiếng động cơ của robot Perseverance đang chuyển động nhưng các chuyên gia đánh giá đây là thành quả vô giá đối với giới khoa học trong nghiên cứu sao Hỏa và hệ Mặt trời trong tương lai.
Cụ thể, khi nghiên cứu về sao Hỏa, các âm thanh thu được sẽ đóng vai trò quan trọng giúp các chuyên gia NASA tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Thêm nữa, những đoạn âm thanh có thể giúp con người hiểu hơn về bầu khí quyển của sao Hỏa, cách mà âm thanh truyền qua không khí.
Với việc thu được âm thanh trên sao Hỏa, các chuyên gia NASA tiến hành tính toán, phân tích áp suất khí quyển và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc truyền âm thanh trên Hành tinh Đỏ.
Theo đó, các chuyên gia phát hiện bầu khí quyển ở sao Hỏa khác với Trái đất.
Do vậy, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc truyền âm thanh trên Hành tinh Đỏ như bầu khí quyển mỏng chủ yếu là carbon dioxide và không tĩnh lặng.
Tốc độ gió trung bình ở sao Hỏa là khoảng 30 km/h đủ để di chuyển vật liệu trên bề mặt.
Những yếu tố này có thể khiến âm thanh truyền đến tai con người chậm hơn một chút so với khi ở Trái đất.
Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.
Mặt trăng của sao Hỏa Phobos có dấu vết sự sống ngoài hành tinh
Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) tin rằng mặt trăng của Sao Hỏa có thể có dấu vết của sự sống nên đã lên kế hoạch để tiếp cận hành tinh này.
Mặt trăng sao Hỏa Phobos là một vệ tinh lớn và nằm sát bề mặt hành tinh Đỏ hơn bất kỳ một vệ tinh nào khác trong hệ mặt trời. Phobos có vỏ ngoài sần sùi, nhiều vết lõm sâu trên bề mặt và có tỷ lệ kích thước 17:22:18 (theo đơn vị km).
Điều khủng khiếp nào sẽ xảy ra nếu con người lên sao Hoả?
Đưa con người lên sao Hỏa đang là mục tiêu lớn của giới khoa học, tuy nhiên để làm được điều này, chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều điều khủng khiếp và mối nguy khôn lường.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) muốn gửi các phi hành gia lên sao Hỏa vào thời điểm năm 2030. Đưa con người lên sao Hỏa cũng là mục tiêu dài hạn của Trung Quốc.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.