Sớm hoàn thiện sửa đổi Nghị định 44 để ổn định giá đất
Nghị định 44 có tác động ảnh hưởng rất lớn đến tài chính về đất đai và giá đất. Chính phủ đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để ban hành Nghị định sớm nhất.
Thiên Tuấn
Chiều 1/2, tại buổi họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024, trả lời báo chí về Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết: "Ngày 18/1/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi. Trong quá trình chuẩn bị cho Luật Đất đai (sửa đổi) cũng đã chuẩn bị tinh thần triển khai sớm nhất để đưa Luật đi vào cuộc sống. Trước hết đã cung cấp những nội dung mới, những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 đến các cơ quan, truyền thông để có tư liệu cho việc tuyên truyền. Thứ hai, Bộ đã chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai 2024, trong đó có những nội dung đáng chú ý".
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ: Nội dung thứ nhất là tổ chức xây dựng các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và UBND cấp tỉnh.
Theo đó, kế hoạch đã rà soát kỹ lưỡng những điểm, những điều trong Luật giao Chính phủ ban hành quy định chi tiết. Chúng tôi dự kiến có 9 Nghị định. Trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trực tiếp tham mưu cho Chính phủ ban hành 6 Nghị định, Bộ Tài chính sẽ tham mưu ban hành 2 Nghị định và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 Nghị định.
Dự kiến sẽ ban hành 6 Thông tư, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường có 4 Thông tư, Bộ Tài chính 1 Thông tư và Bộ Nội vụ 1 Thông tư. Có một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tham mưu. Đối với chính quyền địa phương, có 18 nội dung thuộc thẩm quyền UBND tỉnh phải quy định chi tiết, còn 1 nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân ban hành. Trong kế hoạch đã nói rất rõ, phân biệt rất rõ và có quy định thời gian để chuẩn bị.
Cùng với việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì việc giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương rà soát các văn bản pháp luật hiện hành để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm cả những luật có liên quan đến đất đai mà trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai chúng ta chưa sửa đổi trực tiếp cùng Luật Đất đai được, sẽ tiếp tục rà soát để đảm bảo tính đồng bộ.
Thứ hai, với các nghị định liên quan đến công tác quản lý đất đai, các bộ, ngành có liên quan cũng tiếp tục rà soát. Các địa phương cũng tiếp tục rà soát các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, để sửa đổi, bổ sung, ban hành đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.
Nội dung thứ ba, chuẩn bị cho công tác tổ chức phổ biến các nội dung cơ bản của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng một kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thi hành Luật, phối hợp với các cơ quan, các bộ, ngành của Trung ương và các cơ quan thông tấn, truyền thông để phổ biến đến các đối tượng thực sự chịu tác động của Luật. Làm sao để các điểm mới của Luật Đất đai, nội dung của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành được các đối tượng chịu tác động của luật và toàn thể nhân dân đều biết đến và quá trình quản lý và tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như người dân, doanh nghiệp được thuận lợi nhất, đảm bảo tính khả thi.
Về nội dung thứ tư có kế hoạch triển khai các giải pháp, nguồn lực để thực hiện Luật Đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đề xuất với Chính phủ tập trung nguồn lực thực hiện các nội dung quản lý nhà nước như: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, điều tra đánh giá cơ bản về đất đai, duy trì hệ thống thông tin đất đai. Đối với các địa phương cũng tập trung nguồn lực, trước hết là cho các quỹ phát triển đất, đảm bảo tạo ra quỹ đất để thực hiện tổ chức đánh giá việc sử dụng đất, xây dựng hạ tầng các khu tái định cư... Đồng thời, các địa phương tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương, kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai ở Trung ương, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác. Đảm bảo cho Luật Đất đai với các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như các chính sách mới được triển khai thực hiện một cách đồng bộ sau khi Luật có hiệu lực.
Về sửa đổi Nghị định 44 đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo từ rất sớm. Tuy nhiên, đây là một Nghị định rất quan trọng, có tác động ảnh hưởng rất lớn đến tài chính về đất đai và giá đất. Do đó trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành ở Trung ương, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và các địa phương đã có nhiều hội thảo lấy ý kiến để chọn ra phương án tốt nhất, phương án tối ưu nhất nhằm đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của Nghị định, đồng thời phù hợp với tinh thần của Luật Đất đai năm 2024. Vừa qua tất cả các thủ tục về ban hành Nghị định đã hoàn tất, đến thời điểm hiện nay, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo và thống nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn tất các công đoạn cuối cùng để ban hành Nghị định sớm nhất và đưa vào thực tiễn.
>>> Mời quý độc giả xem video đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội) nói về Luật Đất đai (sửa đổi):
Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng
Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.
Hành trình phá án: “Phi công trẻ” sát hại người tình vì đòi chia tay
Thấy Hà đòi chia tay, xin gặp cũng không được nên Tú đã ra tay sát hại nạn nhân dã man. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 22h30 ngày 11/10/2016, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình nhận được thông tin về việc chị Vũ Thị Ngọc Hà (SN 1985) đã li hôn chồng, hiện đang sinh sống cùng 2 cậu con trai (SN 2007 và 2013) ở phố Phúc Khánh, phường Ninh Sơn (TP Ninh Bình) chết tại phòng ngủ với nhiều vết thương chết người.
Trước tính chất nghiêm trọng của vụ án, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình trực tiếp chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Ninh Bình và Phòng kỹ thuật hình sự khẩn trương đến nhà nạn nhân.
Hành trình phá án: Biến bé gái thành “búp bê tình dục” rồi sát hại
Do bị ám ảnh về những thước phim “đen” trên mạng, đối tượng đã giở trò thú tính và sát hại bé gái 5 tuổi bịt đầu mối. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.
Theo hồ sơ vụ án, chiều 15/12/2012, vợ chồng anh Y Siêng Niê (27 tuổi) và chị HMoch Byă (26 tuổi) ở buôn Đắc Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) đi làm rẫy về nhưng không thấy con gái là cháu HQuyên Byă (5 tuổi). (Ảnh minh họa)
Nghĩ là HQuyên đi chơi loanh quanh trong xóm nên mọi người không quan tâm, mãi đến 18h vẫn không thấy con về ăn tối như mọi ngày, vợ chồng anh Y Siêng sốt ruột cùng hàng xóm đi tìm nhưng suốt đêm vẫn không thấy cháu bé.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng lực lượng Công an, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh, phòng, chống tội phạm...
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách lớn. Những giá trị mà Tổng Bí thư để lại sẽ là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhìn nhận.
Chiều 25/10, Chủ tịch Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội về xác nhận kết qua lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP HCM được bổ nhiệm chức vụ trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP HCM.
Lưu thông trên cao tốc, giải quyết nỗi buồn thế nào?; Thời gian cụ thể giải quyết dứt điểm những vướng mắc về BOT? Cao tốc sớm hư hỏng…là những chất vấn ấn tượng tại Quốc hội ngày 6/11.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, có nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tái nghèo là gia đình có người ốm. Một người thân bị đột quỵ, tiền trong nhà "đội nón ra đi".
Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Theo Tổng Bí thư, cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.
Nhân dịp năm mới 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
Sáng 30/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt các đại biểu trí thức, nhà khoa học. Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư tô Lâm tại hội nghị tới quý độc giả.
Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm với tiêu đề "QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC".
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp tập hợp, đoàn kết rộng rãi thanh niên Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy dự kiến phải hoàn thành trong quý I/2025 để tập trung cho công tác đại hội Đảng các cấp.
Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Quân đội nhân dân cùng với Công an nhân dân đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 12/12, Tổng Cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức lễ kỉ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa dự Hội nghị Tổng kết công tác đầu tư xây dựng Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Ngày 2/12, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Việt Nam - Bulgaria đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu.
Thủ tướng đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm.