"Soi" sức khoẻ tài chính Tập đoàn Hà Đô làm thủy điện 4.300 tỷ đồng

Tập đoàn Hà Đô do ông Nguyễn Trọng Thông làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Nhắc đến Tập đoàn Hà Đô người ta sẽ nghĩ ngay đến các công trình thủy điện lớn.

"Soi" sức khoẻ tài chính Tập đoàn Hà Đô làm thủy điện 4.300 tỷ đồng
Vừa qua, Công ty CP Năng lượng Agrita - Quảng Nam (thuộc Tập đoàn Hà Đô) đã khánh thành Nhà máy thủy điện Đăk Mi 2 thuộc địa bàn 2 xã Phước Công và Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam), có tổng mức đầu tư 4.300 tỷ đồng.
Bên trong Nhà máy thủy điện Đăk Mi 2. (Ảnh: Báo Xây Dựng).
 Bên trong Nhà máy thủy điện Đăk Mi 2. (Ảnh: Báo Xây Dựng).
Tìm hiểu của phóng viên, Tập đoàn Hà Đô do ông Nguyễn Trọng Thông (sinh năm 1953 tại Hà Tĩnh) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Doanh nghiệp đóng trụ sở chính tại số 8, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Bên cạnh lĩnh vực bất động sản, đầu tư năng lượng là một trong bốn lĩnh vực mũi nhọn của Tập đoàn Hà Đô.
Nhắc đến Tập đoàn Hà Đô người ta sẽ nghĩ ngay đến các công trình thủy điện lớn. Điển hình như: Nhạn Hạc tại Nghệ An, Nậm Pông tại Quỳ Châu, Nghệ An. Bên cạnh đó còn có Nhà máy thủy điện Sông Tranh 4, Nhà máy thủy điện Za Hưng.
Tập đoàn này còn xây dựng những dự án khủng như: Hado Centrosa Garden tại quận 10, TP.HCM (tổng diện tích 68.513,7m2, tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng), Hado Green Lane tại quận 8, TP.HCM (tổng diện tích 23.237,1m2), Hado Charm Villas tọa lạc tại Hoài Đức, Hà Nội (tổng diện tích 30ha), Alila Bảo Đại The Imperial House tại Nha Trang, Khánh Hòa (quy mô 8,9 ha) và Nongtha Central Park tại trung tâm thủ đô Viêng Chăn (Lào; diện tích 75 ha).
Theo tin công bố, Tập đoàn Hà Đô đặt mục tiêu nâng tổng công suất phát điện lên 1GW vào năm 2025, tập trung chủ yếu vào năng lượng gió và mặt trời.
Về tình hình kinh doanh, năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của Hà Đô đạt 3.881 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.344 tỷ đồng tăng trưởng 7% so với năm kế hoạch và cùng kỳ năm 2020.
Trong quý 1/2022, Hà Đô ghi nhận doanh thu đạt 684,06 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 295,75 tỷ đồng, lần lượt giảm 49,5% và 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 46,6% lên 67,9%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 26,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 166,67 tỷ đồng về 464,49 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 468%, tương ứng tăng thêm 21,95 tỷ đồng lên 26,64 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 38,1%, tương ứng tăng thêm 33,85 tỷ đồng lên 122,72 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 18,1%, tương ứng giảm 9,56 tỷ đồng về 43,15 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài chính - chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý đầu năm ghi nhận 298,62 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ.
Như vậy, mặc dù lợi nhuận cốt lõi giảm 39% nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ giảm 26,3% chủ yếu do ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến 468%. Bên cạnh đó, xét theo cơ cấu doanh thu, doanh thu bất động sản giảm 86,4%, tương ứng giảm 805,32 tỷ đồng về 126,98 tỷ đồng; doanh thu xây lắp giảm 75,9 tỷ đồng về 1 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ khách sạn giảm 31,94 tỷ đồng về 7,04 tỷ đồng; doanh thu từ thuỷ điện và điện mặt trời, điện gió tăng 97,9%, tương ứng tăng thêm 236,3 tỷ đồng lên 477,7 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu thuỷ điện, điện mặt trời và điện gió tăng nhưng không bù đắp được đà lao dốc của lĩnh vực bất động sản, xây dựng và dịch vụ khách sạn suy giảm mạnh nên dẫn tới tổng doanh thu hợp nhất giảm 49,5%.
Năm 2022, Tập đoàn Hà Đô đặt kế hoạch doanh thu 3.703 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.344 tỷ đồng.

Vi phạm hành chính về thuế, Tập đoàn Hà Đô bị phạt và truy thu gần 5,7 tỷ đồng

Tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp tiền thuế là gần 5,7 tỷ đồng, trong đó riêng truy thu thuế số tiền gần 4,6 tỷ đồng.

Vi phạm hành chính về thuế, Tập đoàn Hà Đô bị phạt và truy thu gần 5,7 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã HDG - HOSE) công bố Quyết định của Cục thuế TP Hà Nội về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế do khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

Ông chủ dự án An Lạc Green Symphony sắp bị “sờ gáy” vì xây không phép là ai?

Thanh tra sở Xây dựng Hà Nội mới có thông báo kiểm tra hoạt động xây dựng tại công trình nhà ở cao tầng C1-CT, C2-CT thuộc dự án Khu đô thị mới An Lạc Green Symphony (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội).

Ông chủ dự án An Lạc Green Symphony sắp bị “sờ gáy” vì xây không phép là ai?
Thanh tra sở Xây dựng Hà Nội mới có thông báo kiểm tra hoạt động xây dựng tại công trình nhà ở cao tầng C1-CT, C2-CT thuộc dự án Khu đô thị mới An Lạc Green Symphony (Hoài Đức, Hà Nội).
Cụ thể, ngày 6/5 tới, Thanh tra sở Xây dựng Hà Nội sẽ phối hợp với đại diện UBND huyện Hoài Đức, UBND xã Vân Canh và UBND xã An Khánh kiểm tra điều kiện khởi công (hồ sơ pháp lý); việc thi công xây dựng theo giấy phép xây dựng, quy hoạch và hồ sơ thiết kế được cấp thẩm quyền phê duyệt; việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công, việc mua bảo hiểm của các bên tham gia thực hiện theo yêu cầu tại khu đất C1-CT, C2-CT thuộc dự án An Lạc Green Symphony.

Ông chủ dự án An Lạc Green Symphony xây không phép là ai?

Ông chủ dự án An Lạc Green Symphony xây không phép là Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Lạc do ông Nguyễn Trọng Thông làm Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật.

Ông chủ dự án An Lạc Green Symphony xây không phép là ai?
Ông chủ dự án An Lạc Green Symphony xây không phép là Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Lạc được thành lập vào tháng 3/2002, địa chỉ tại số 62 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Doanh nghiệp này hoạt động trên 3 lĩnh vực kinh doanh là đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Trọng Thông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.