Soi quân trang của lính Mỹ trong chiến tranh VN

Soi quân trang của lính Mỹ trong chiến tranh VN

(Kiến Thức) – Trang bị của lính Mỹ khi tác chiến ở Việt Nam tối tân nhưng rất nặng nề. Mang nhiều thế nhưng lính Mỹ vẫn thất bại ê chề.

Trên vai là đạn khói, đạn súng máy, dao phát rừng, bát, xẻng, nòng súng dự bị, súng trường M16, bình toong nước, mặt nạ phòng hơi độc. Lủng lẳng bên hông là túi lương khô, gài kẹp bên vành mũ sắt là thuốc chống ẩm chân. Người lính thuộc Sư đoàn kỵ binh số 1 tại Bình Định năm 1966.
Trên vai là đạn khói, đạn súng máy, dao phát rừng, bát, xẻng, nòng súng dự bị, súng trường M16, bình toong nước, mặt nạ phòng hơi độc. Lủng lẳng bên hông là túi lương khô, gài kẹp bên vành mũ sắt là thuốc chống ẩm chân. Người lính thuộc Sư đoàn kỵ binh số 1 tại Bình Định năm 1966.
Ngoài ra, nào là thuốc khử trùng, sốt rét, các thuốc phòng bệnh khác, lựu đạn, đạn súng trường… Lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 25 tại Tây Ninh năm 1967.
Ngoài ra, nào là thuốc khử trùng, sốt rét, các thuốc phòng bệnh khác, lựu đạn, đạn súng trường… Lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 25 tại Tây Ninh năm 1967.
Trước khi sang chiến trường Việt Nam, lính Mỹ được huấn luyện kỹ càng, về trang bị quân sự và kỹ năng sinh tồn. Trong ảnh là lính Mỹ thuộc Sư đoàn lính thủy đánh bộ tại chiến tuyến gần khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17, tháng 10 năm 1966.
Trước khi sang chiến trường Việt Nam, lính Mỹ được huấn luyện kỹ càng, về trang bị quân sự và kỹ năng sinh tồn. Trong ảnh là lính Mỹ thuộc Sư đoàn lính thủy đánh bộ tại chiến tuyến gần khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17, tháng 10 năm 1966.
Lính Mỹ từng được gọi là "lính vua" vì được trang bị rất đầy đủ: vũ khí tối tân, áo giáp chống đạn, thiết bị nhìn đêm, mặt nạ phòng độc… Trong ảnh là một lính Mỹ Sư đoàn lính thủy đánh bộ ở Cồn Tiên năm 1968 với tay phải xách chiếc hòm đựng chiếc ống nhòm bằng tia hồng ngoại có thể trông thấy mọi vật trong đêm tối.
Lính Mỹ từng được gọi là "lính vua" vì được trang bị rất đầy đủ: vũ khí tối tân, áo giáp chống đạn, thiết bị nhìn đêm, mặt nạ phòng độc… Trong ảnh là một lính Mỹ Sư đoàn lính thủy đánh bộ ở Cồn Tiên năm 1968 với tay phải xách chiếc hòm đựng chiếc ống nhòm bằng tia hồng ngoại có thể trông thấy mọi vật trong đêm tối.
Trước khi lính Mỹ vào trận thì có máy bay ném bom và pháo binh dọn đường. Trong ảnh là lính Mỹ sư đoàn bộ binh số 25 lên đường đi càn quét tại Tây Ninh năm 1967.
Trước khi lính Mỹ vào trận thì có máy bay ném bom và pháo binh dọn đường. Trong ảnh là lính Mỹ sư đoàn bộ binh số 25 lên đường đi càn quét tại Tây Ninh năm 1967.
Lính Mỹ được trả lương cao, được chuẩn bị đồ ăn uống tốt, chỗ ở tốt. Phút nghỉ ngơi của lính Mỹ Sư đoàn 25 tại Tây Ninh năm 1966.
Lính Mỹ được trả lương cao, được chuẩn bị đồ ăn uống tốt, chỗ ở tốt. Phút nghỉ ngơi của lính Mỹ Sư đoàn 25 tại Tây Ninh năm 1966.
Họ cũng được giải trí bằng nhiều hình thức. Trong một năm phục vụ ở miền Nam, bình quân lính Mỹ được nghỉ giải trí một tuần. Trong ảnh là một cách động viên tinh thần lính Mỹ thường thấy, năm 1966 tại Đà Nẵng.
Họ cũng được giải trí bằng nhiều hình thức. Trong một năm phục vụ ở miền Nam, bình quân lính Mỹ được nghỉ giải trí một tuần. Trong ảnh là một cách động viên tinh thần lính Mỹ thường thấy, năm 1966 tại Đà Nẵng.
Tuy vậy, ở chiến trường Việt Nam, quân Mỹ phải phân tán ra, đóng ở vùng đồng lầy đồng bằng Sông Cửu Long, vùng ven biển đầy cát và vùng rừng núi gần biên giới Lào. Chúng phải chiến đấu cực khổ, lao đao ở chiến trường xa lạ với đối phương “xuất quỷ nhập thần”. Sư đoàn bộ binh số 25 tại vùng sình lầy gần biên giới Campuchia tháng 2/1967.
Tuy vậy, ở chiến trường Việt Nam, quân Mỹ phải phân tán ra, đóng ở vùng đồng lầy đồng bằng Sông Cửu Long, vùng ven biển đầy cát và vùng rừng núi gần biên giới Lào. Chúng phải chiến đấu cực khổ, lao đao ở chiến trường xa lạ với đối phương “xuất quỷ nhập thần”. Sư đoàn bộ binh số 25 tại vùng sình lầy gần biên giới Campuchia tháng 2/1967.
Lính Mỹ Sư đoàn bộ binh số 25 lên đường đi càn quét tại Tây Ninh năm 1967.
Lính Mỹ Sư đoàn bộ binh số 25 lên đường đi càn quét tại Tây Ninh năm 1967.
Lính Mỹ Sư đoàn bộ binh số 25 tại Tây Ninh năm 1967.
Lính Mỹ Sư đoàn bộ binh số 25 tại Tây Ninh năm 1967.
Lính Mỹ ở vùng gần khu phi quân sự vĩ tuyến 17, Quảng Trị năm 1967.
Lính Mỹ ở vùng gần khu phi quân sự vĩ tuyến 17, Quảng Trị năm 1967.
Tại Định Tường năm 1968, khi càn quét xong, lính Mỹ thuộc Sư đoàn 9 ngồi đợi máy bay lên thẳng để chở về căn cứ. Họ mong sớm được tắm bằng gương sen và uống bia ướp lạnh.
Tại Định Tường năm 1968, khi càn quét xong, lính Mỹ thuộc Sư đoàn 9 ngồi đợi máy bay lên thẳng để chở về căn cứ. Họ mong sớm được tắm bằng gương sen và uống bia ướp lạnh.
 Lính Mỹ mệt mỏi chạy bộ hy vọng không bị trúng đạn của du kích.
Lính Mỹ mệt mỏi chạy bộ hy vọng không bị trúng đạn của du kích.
Trúng đạn của du kích, tên lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 bị thương, rên la thảm thiết. (Sài Gòn, 1968)
Trúng đạn của du kích, tên lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 bị thương, rên la thảm thiết. (Sài Gòn, 1968)
Khi lính Mỹ chết trận thì người thân của họ được chính phủ trợ cấp. Thi thể lính Mỹ không tìm thấy trong chiến tranh thì sau chiến tranh chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục tìm kiếm đến cùng.
Khi lính Mỹ chết trận thì người thân của họ được chính phủ trợ cấp. Thi thể lính Mỹ không tìm thấy trong chiến tranh thì sau chiến tranh chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục tìm kiếm đến cùng.
Dù bị trang bị hết sức tối tân, với đầy đủ các loại súng đạn, thức ăn, thuốc men… nhưng lính Mỹ vẫn thua trận, phải đầu hàng và khâm phục sức mạnh, sự đoàn kết của người dân Việt Nam. Người lính Mỹ chán chường tại Kon Tum 1967.(Ảnh chụp lại từ tập ảnh “Chiến tranh giải phóng Việt Nam” của I-si-ca-oa Bun-dô).
Dù bị trang bị hết sức tối tân, với đầy đủ các loại súng đạn, thức ăn, thuốc men… nhưng lính Mỹ vẫn thua trận, phải đầu hàng và khâm phục sức mạnh, sự đoàn kết của người dân Việt Nam. Người lính Mỹ chán chường tại Kon Tum 1967.(Ảnh chụp lại từ tập ảnh “Chiến tranh giải phóng Việt Nam” của I-si-ca-oa Bun-dô).

GALLERY MỚI NHẤT