Soi loài “chuột” to bằng chó, mình mọc đầy gai ở Việt Nam

Soi loài “chuột” to bằng chó, mình mọc đầy gai ở Việt Nam

Khi gặp mối đe dọa, loài vật này tự vệ bằng cách dậm chân, xù lông, chĩa đuôi về đối thủ và lắc đuôi liên tục làm cho lông va chạm nhau phát ra tiếng động. Nếu không kết quả, chúng sẽ bỏ trốn.

Phân bố khắp các kiểu rừng từ miền Bắc đến miền Nam,  nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) là một trong những loài thú độc đáo nhất mà Việt Nam sở hữu. Ảnh: Tremarctos.
Phân bố khắp các kiểu rừng từ miền Bắc đến miền Nam, nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) là một trong những loài thú độc đáo nhất mà Việt Nam sở hữu. Ảnh: Tremarctos.
Đây là một loài vật thuộc bộ Gặm nhấm (Rodentia) có kích thước lớn với chiều dài đầu - thân 63-73 cm, chiều dài đuôi 6-12 cm, trọng lượng 10-18 kg, tương đương một con chó ta. Ảnh: Westend61.
Đây là một loài vật thuộc bộ Gặm nhấm (Rodentia) có kích thước lớn với chiều dài đầu - thân 63-73 cm, chiều dài đuôi 6-12 cm, trọng lượng 10-18 kg, tương đương một con chó ta. Ảnh: Westend61.
Chúng có tai và đuôi ngắn, bộ lông màu đen hoặc nâu sẫm. Trên lưng có lông cứng, nhọn, dài, mọc chĩa thẳng về phía sau. Chân lông màu trắng, một số sợi có vòng đen chen lẫn. Trên đầu có bờm dài 3-6 cm. Ảnh: ZooChat.
Chúng có tai và đuôi ngắn, bộ lông màu đen hoặc nâu sẫm. Trên lưng có lông cứng, nhọn, dài, mọc chĩa thẳng về phía sau. Chân lông màu trắng, một số sợi có vòng đen chen lẫn. Trên đầu có bờm dài 3-6 cm. Ảnh: ZooChat.
Về mặt sinh thái, nhím đuôi ngắn có khả năng thích nghi với nhiều kiểu môi trường khác nhau, từ rừng nguyên sinh đến rừng suy thoái. Ban ngày chúng ngủ trong các hang hốc tự đào, ban đêm mới đi kiếm ăn. Ảnh: Westend61.
Về mặt sinh thái, nhím đuôi ngắn có khả năng thích nghi với nhiều kiểu môi trường khác nhau, từ rừng nguyên sinh đến rừng suy thoái. Ban ngày chúng ngủ trong các hang hốc tự đào, ban đêm mới đi kiếm ăn. Ảnh: Westend61.
Thức ăn gồm rễ cây, măng, vỏ cây, quả chín rụng xuống đất, xương động vật, sừng hươu, hoẵng bị lột bỏ. Chúng thường tha xương động vật hay sừng hươu hoẵng vào hang gặm nhấm để răng cửa không mọc quá dài. Ảnh: Snrd-asia.org.
Thức ăn gồm rễ cây, măng, vỏ cây, quả chín rụng xuống đất, xương động vật, sừng hươu, hoẵng bị lột bỏ. Chúng thường tha xương động vật hay sừng hươu hoẵng vào hang gặm nhấm để răng cửa không mọc quá dài. Ảnh: Snrd-asia.org.
Khi gặp mối đe dọa, nhím đuôi ngắn tự vệ bằng cách dậm chân, xù lông, chĩa đuôi về đối thủ và lắc đuôi liên tục làm cho lông va chạm nhau phát ra tiếng động. Nếu không kết quả, chúng sẽ bỏ trốn. Ảnh: iNaturalist.
Khi gặp mối đe dọa, nhím đuôi ngắn tự vệ bằng cách dậm chân, xù lông, chĩa đuôi về đối thủ và lắc đuôi liên tục làm cho lông va chạm nhau phát ra tiếng động. Nếu không kết quả, chúng sẽ bỏ trốn. Ảnh: iNaturalist.
Nếu kẻ thù tiếp tục truy đuổi, chúng sẽ bỏ chạy nhanh, sau đó đột ngột dừng lại, làm cho đối tượng bị lông đâm chi chít vào mặt và cơ thể. Ảnh: Khao Kho National Park.
Nếu kẻ thù tiếp tục truy đuổi, chúng sẽ bỏ chạy nhanh, sau đó đột ngột dừng lại, làm cho đối tượng bị lông đâm chi chít vào mặt và cơ thể. Ảnh: Khao Kho National Park.
Theo ghi nhận, nhím đuôi ngắn có thời gian mang thai khoảng 110 ngày, đẻ 2-3 con mỗi lứa, tối đa 2 lứa mỗi năm. Trong trang trại hoặc sở thú, chúng đạt tuổi thọ trên 27 năm. Ảnh: BioLib.
Theo ghi nhận, nhím đuôi ngắn có thời gian mang thai khoảng 110 ngày, đẻ 2-3 con mỗi lứa, tối đa 2 lứa mỗi năm. Trong trang trại hoặc sở thú, chúng đạt tuổi thọ trên 27 năm. Ảnh: BioLib.
Trên thế giới nhím đuôi ngắn phân bố ở phía Tây Ấn Độ, Nam Trung Quốc và hầu khắp Đông Nam Á. Chúng được xếp vào diện Ít quan tâm trong Sách Đỏ IUCN. Ảnh: News-Medical.
Trên thế giới nhím đuôi ngắn phân bố ở phía Tây Ấn Độ, Nam Trung Quốc và hầu khắp Đông Nam Á. Chúng được xếp vào diện Ít quan tâm trong Sách Đỏ IUCN. Ảnh: News-Medical.
Ở Việt Nam, mặc dù là loài có vùng phân bố rộng nhưng số lượng nhím đuôi ngắn trong tự nhiên còn rất ít và đang bị giảm dần do tình trạng săn bắn và bẫy bắt, khai thác rừng. Ảnh: Thai National Parks.
Ở Việt Nam, mặc dù là loài có vùng phân bố rộng nhưng số lượng nhím đuôi ngắn trong tự nhiên còn rất ít và đang bị giảm dần do tình trạng săn bắn và bẫy bắt, khai thác rừng. Ảnh: Thai National Parks.
Trong các trang trại, loài vật này đã được nhân nuôi để lấy thịt làm thực phẩm. Ảnh: Nông trại Trường Thành.
Trong các trang trại, loài vật này đã được nhân nuôi để lấy thịt làm thực phẩm. Ảnh: Nông trại Trường Thành.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT