"Soi" kỳ lân biển có sừng đắt gấp 10 lần vàng ròng

"Soi" kỳ lân biển có sừng đắt gấp 10 lần vàng ròng

(Kiến Thức) - Kỳ lân biển là loài động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng, sống quanh năm ở vùng Bắc cực. Cùng với cá voi trắng, kỳ lân biển là loài duy nhất còn tồn tại của họ Monodontidae.

Trong nhiều bộ phim và tiểu thuyết, mọi người thường nhắc tới một sinh vật ma thuật được gọi là kỳ lân. Trong thực tế, cũng có một sinh vật sở hữu chiếc sừng dài trên đầu, được gọi là kỳ lân biển.
Trong nhiều bộ phim và tiểu thuyết, mọi người thường nhắc tới một sinh vật ma thuật được gọi là kỳ lân. Trong thực tế, cũng có một sinh vật sở hữu chiếc sừng dài trên đầu, được gọi là kỳ lân biển.
Hơn nữa, chiếc sừng của loài kỳ lân biển này có giá trị cao gấp 10 lần vàng ròng.
Hơn nữa, chiếc sừng của loài kỳ lân biển này có giá trị cao gấp 10 lần vàng ròng.
Theo tìm hiểu, kỳ lân biển là loài động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng, sống quanh năm ở vùng Bắc cực.
Theo tìm hiểu, kỳ lân biển là loài động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng, sống quanh năm ở vùng Bắc cực.
Cùng với cá voi trắng, kỳ lân biển là loài duy nhất còn tồn tại của họ Monodontidae, đặc trưng của kỳ lân biển đực là chiếc ngà dài, thẳng, có rãnh xoắn ở hàm trái phía trên.
Cùng với cá voi trắng, kỳ lân biển là loài duy nhất còn tồn tại của họ Monodontidae, đặc trưng của kỳ lân biển đực là chiếc ngà dài, thẳng, có rãnh xoắn ở hàm trái phía trên.
Mặc dù gọi là ngà nhưng đây thực sự là một chiếc răng nanh phát triển từ hàm trên. Chiếc ngà này thường dài từ 2 đến 3m, nặng hơn 10kg. Trong khi hầu hết kỳ lân biển đực đều có ngà thì chỉ một số cực nhỏ cá voi cái cũng có ngà.
Mặc dù gọi là ngà nhưng đây thực sự là một chiếc răng nanh phát triển từ hàm trên. Chiếc ngà này thường dài từ 2 đến 3m, nặng hơn 10kg. Trong khi hầu hết kỳ lân biển đực đều có ngà thì chỉ một số cực nhỏ cá voi cái cũng có ngà.
Được biết, khi kỳ lân biển được khoảng 2 đến 3 tuổi, chiếc răng ở phía bên trái hàm trên sẽ bắt đầu nhô ra khỏi môi vào mọc theo hình xoắn ốc. Cuối cùng, tạo thành một chiếc ngà hay sừng cực nhọn trông giống như sừng của con kỳ lân trong huyền thoại.
Được biết, khi kỳ lân biển được khoảng 2 đến 3 tuổi, chiếc răng ở phía bên trái hàm trên sẽ bắt đầu nhô ra khỏi môi vào mọc theo hình xoắn ốc. Cuối cùng, tạo thành một chiếc ngà hay sừng cực nhọn trông giống như sừng của con kỳ lân trong huyền thoại.
Một số con kỳ lân biển còn mọc cả một cặp sừng do răng nanh bên phải cũng không chịu thua kém mọc ra. Tuy nhiên răng bên phải thường ngắn hơn bên trái và điều này cực hiếm.
Một số con kỳ lân biển còn mọc cả một cặp sừng do răng nanh bên phải cũng không chịu thua kém mọc ra. Tuy nhiên răng bên phải thường ngắn hơn bên trái và điều này cực hiếm.
Theo nghiên cứu, chiếc sừng này thực sự là một cơ quan cảm nhận, nó được bao phủ bởi các dây thần kinh có thể cảm nhận được những thay đổi về môi trường xung quanh như độ mặn, nhiệt độ, áp suất. Nó cũng được sử dụng để điều hướng và săn mồi.
Theo nghiên cứu, chiếc sừng này thực sự là một cơ quan cảm nhận, nó được bao phủ bởi các dây thần kinh có thể cảm nhận được những thay đổi về môi trường xung quanh như độ mặn, nhiệt độ, áp suất. Nó cũng được sử dụng để điều hướng và săn mồi.
Những con kỳ lân biển thường sử dụng chiếc sừng này để hạ gục con mồi một cách cực nhanh sau đó nuốt chửng.
Những con kỳ lân biển thường sử dụng chiếc sừng này để hạ gục con mồi một cách cực nhanh sau đó nuốt chửng.
Vào thời trung cổ, một số nhà y học tin rằng, cắt sừng của kỳ lân biển, mài thành bột có thể chữa được bách bệnh.
Vào thời trung cổ, một số nhà y học tin rằng, cắt sừng của kỳ lân biển, mài thành bột có thể chữa được bách bệnh.
Không chỉ thế, sừng của kỳ lân biển cũng được dùng trong nhiều tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, giá của sừng kỳ lân biển cực đắt, đắt gấp 10 lần vàng.
Không chỉ thế, sừng của kỳ lân biển cũng được dùng trong nhiều tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, giá của sừng kỳ lân biển cực đắt, đắt gấp 10 lần vàng.
Kẻ thù tự nhiên của kỳ lân biển bao gồm cá voi sát thủ, hải mã, gấu bắc cực và cá mập, v.v... Tuy vậy những kẻ thù tự nhiên của kỳ lân biển đều không so được với con người.
Kẻ thù tự nhiên của kỳ lân biển bao gồm cá voi sát thủ, hải mã, gấu bắc cực và cá mập, v.v... Tuy vậy những kẻ thù tự nhiên của kỳ lân biển đều không so được với con người.
Để kiếm lợi, con người là loài săn giết kỳ lân biển nhiều nhất, đẩy chúng vào hoàn cảnh bất lợi, có nguy cơ tuyệt chủng.
Để kiếm lợi, con người là loài săn giết kỳ lân biển nhiều nhất, đẩy chúng vào hoàn cảnh bất lợi, có nguy cơ tuyệt chủng.
Mời quý vị xem video: Nuôi gà kỳ lân khổng lồ thu cả chục triệu

GALLERY MỚI NHẤT