“Soi” kết quả kinh doanh công ty của đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn

Sasco, công ty chuyên bán hàng miễn thuế tại sân bay do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch HĐQT, báo lãi quý I chưa đến 16 tỷ đồng.

“Soi” kết quả kinh doanh công ty của đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn
Lợi nhuận công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn xuống thấp kỷ lục
Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng mạnh từ dịch COVID-19.
Trong 3 tháng đầu năm, Sasco đạt tổng doanh thu 543 tỷ, trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 523 tỷ đồng, sụt giảm 29% so với cùng kỳ 2018. Nguồn thu từ bán hàng ở cửa hàng miễn thuế, trung tâm thương mại, hoạt động phòng chờ đều sụt giảm.
“Soi” ket qua kinh doanh cong ty cua dai gia Johnathan Hanh Nguyen
 
Ban lãnh đạo công ty cho biết sự bùng phát của dịch COVID-19 là nguyên nhân chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh từ đầu tháng 2 đến nay.
Tổng chi phí của Sasco trong kỳ là 526 tỷ đồng, giảm 21%, thấp hơn mức giảm doanh thu. Một số khoản chi phí thậm chí còn đi ngang hoặc tăng so với quý I/2018 như chi phí nhân viên bán hàng; dụng cụ, đồ dùng; khấu hao tài sản cố định; tiền thuê mặt bằng; thuế, phí, lệ phí; dự phòng khoản phải thu khó đòi.
Do đó, lợi nhuận trước thuế của Sasco trong quý I chỉ đạt 17 tỷ đồng, giảm hơn 80% so với cùng kỳ. Trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty lãi ròng 16 tỷ. Quý I năm trước, Sasco báo lợi nhuận sau thuế 84 tỷ.
Đây cũng là mức lợi nhuận thấp kỷ lục trong một quý của Sasco từ khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2015.
Cổ phiếu của bầu Đức vào diện bị kiểm soát
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa ra Quyết định tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) và đưa cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG) vào diện kiểm soát kể từ ngày 23/04/2020.
Cụ thể, theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2019 của HAG, lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ HAG ghi nhận gần 217 tỷ đồng và lãi sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2019 hơn 290 tỷ đồng.
“Soi” ket qua kinh doanh cong ty cua dai gia Johnathan Hanh Nguyen-Hinh-2
Cả 2 cổ phiếu của bầu Đức đều bị cảnh báo.
Tuy nhiên, Công ty kiểm toán tiếp tục đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn (tồn tại từ BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2017, 2018 và BCTC hợp nhất soát xét bán niên năm 2019) và thêm ý kiến ngoại trừ liên quan đến thuế TNDN.
BCTC của HAG còn có ý kiến kiểm toán nhấn mạnh liên quan đến việc khoản nợ ngắn hạn của HAG tại ngày 31/12/2019 đã vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 1,016 tỷ đồng, cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn.
Như vậy, căn cứ theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2019 của Công ty tồn tại ý kiến kiểm toán ngoại trừ trọng yếu, HAG chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo.
Đối với cổ phiếu HNG, lãi sau thuế của cổ đông Công ty mẹ HNG năm 2018 âm hơn 659 tỷ đồng và năm 2019 âm gần 2,426 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2019 ghi nhận âm 2,324 tỷ đồng.
Do đó, cổ phiếu HNG bị đưa vào diện kiểm soát và sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch (chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận) kể từ ngày 23/04/2020.
Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đạt thỏa thuận giãn nợ mua máy bay
CTCP Hàng không Vietjet cho biết đã đạt được thỏa thuận với các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, để tạm hoãn việc thanh toán 70 - 80% khoản vay mua máy bay của mình trong 3 - 12 tháng, các bên cho vay bao gồm HSBC, Citibank và World Bank.
Vietjet cũng thông tin là họ đang tìm kiếm phương án để cắt giảm chi phí từ 30 - 70%, tạm hoãn thanh toán với các nhà cung cấp khác.
Đây là một phần trong những nỗ lực của chúng tôi để duy trì hoạt động bình thường và chuẩn bị cho sự phục hồi mạnh mẽ sau khi đại dịch kết thúc của hãng này.
Vietjet và các hãng hàng không khác của Việt Nam đã tiến hành tăng chuyến trở lại từ 16/4 theo chỉ đạo, điều hành của Cục hàng không Việt Nam. Chính phủ đã cho phép nới lỏng lệnh cách li xã hội đối với các tỉnh thành nguy cơ lây nhiễm thấp, tuy nhiên vẫn áp dụng biện pháp này với 12 tỉnh, thành nguy cơ cao, bao gồm cả Hà Nội và TP.HCM.
Con trai tổng giám đốc VPBank chi hơn 200 tỷ mua cổ phiếu
Ông Nguyễn Đức Giang vừa thông báo đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu của ngân hàng VPBank theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn hoặc thỏa thuận từ 15/4 đến 14/5 để đầu tư tài chính cá nhân.
Ông Giang là con trai của Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh. Hiện con trai CEO VPBank chưa sở hữu cổ phần tại ngân hàng này. Nếu thực hiện thành công giao dịch, ông Giang sẽ nắm 0,5% vốn VPBank.
Cổ phiếu VPBank chốt phiên giao dịch ngày 10/4 ở vùng giá 18.650 đồng. Tạm tính theo mức giá này, số tiền con trai CEO VPBank bỏ ra để sở hữu 12 triệu cổ phần nhà băng này khoảng 224 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Vinh sinh năm 1958, là Tổng giám đốc của VPBank từ năm 2012. Trước đó, ông từng làm phó tổng giám đốc Vietnam Airlines và tổng giám đốc ngân hàng Techcombank.
Chủ tịch Novaland chi nghìn tỷ gom cổ phiếu trong 3 tháng
Ông Bùi Thành Nhơn đăng ký mua thêm 10 triệu cổ phần Novaland để tăng tỷ lệ sở hữu khi giá cổ phiếu đang ở mức thấp nhất gần 2 năm qua.
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Địa ốc Nova (Novaland) Bùi Thành Nhơn vừa đăng ký mua thêm 10 triệu cổ phiếu doanh nghiệp. Giao dịch dự kiến diễn ra từ 21/4 đến 20/5 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.
Tạm tính theo thị giá chốt phiên giao dịch ngày 17/4 52.700 đồng/cổ phiếu, số tiền ông Nhơn chi ra để mua vào 10 triệu cổ phần Novaland nói trên khoảng 527 tỷ đồng. Vùng giá hiện tại của cổ phiếu Novaland là mức thấp nhất tính từ tháng 7/2018.
Nếu hoàn tất giao dịch này, tỷ lệ sở hữu của ông Bùi Thành Nhơn tại Novaland sẽ tăng từ 21,3% lên 22,3%.

Chóng mặt với tốc độ kiếm tiền của tỷ phú công nghệ

(Kiến Thức) - Theo thống kế của tạp chí Forbes, tính đến ngày 20/2, tổng tài sản 5 tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới đạt khoảng 463 tỷ USD.

Chóng mặt với tốc độ kiếm tiền của tỷ phú công nghệ
Chong mat voi toc do kiem tien cua ty phu cong nghe
 Đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới là Jeff Bezos -  CEO Amazon, chủ sở hữu của Washington Post. Tính đến ngày 20/2, Jeff Bezos đang sở hữu khối tài sản tương đương 131,9 tỷ USD. 

Chủ doanh nghiệp nên làm gì để "sống sót" qua đại dịch Covid-19?

(Kiến Thức) - Đại dịch Covid-19 buộc các doanh nghiệp thay đổi cách thức hoạt động của mình, phổ biến nhất chính là cho phép nhân viên làm việc tại nhà. Qua đó dùng công nghệ để quản lý nhân viên từ xa.

Chủ doanh nghiệp nên làm gì để "sống sót" qua đại dịch Covid-19?
Covid-19 chính thức trở thành một đại dịch và nó khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi cách làm việc. Phần lớn cách doanh nghiệp ở Châu Âu, Mỹ, Trung Đông và Nga đã khuyến nghị nhân viên nên làm việc tại nhà, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Đối với các chủ doanh nghiệp đã quen với việc quản lý các dự án, nhân viên từ một văn phòng thông thường, Covid-19 đã đặt ra nhiều thách thức mới. Làm sao để một người có thể quản lý hiệu quả các quy trình, hoạt động và nhân viên thông qua việc sử dụng công nghệ?
Sự thay đổi đột ngột này là không thể lường trước được, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có hàng trăm hoặc hàng ngàn nhân viên.
Mặc dù đại dịch Covid-19 được dự đoán sẽ thay đổi rõ rệt cách thức hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong tương lai, nhưng nó cũng mang lại những cơ hội cho các nhà tư vấn quản lý nhân sự, điều đã được vạch ra từ 10 năm nay "Đầu tư vào công nghệ làm việc tại nhà".
Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới lao đao. Lối thoát duy nhất là dạy cho các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý thiếu kinh nghiệm thích nghi với hiện tượng mới này. Dưới đây là một số cách để giúp chủ doanh nghiệp thích ứng với điều kiện hiện nay.
Chu doanh nghiep nen lam gi de
 Làm việc tại nhà là xu thế trong thời kỳ dịch Covid-19.
Đặt mục tiêu mới
Chủ doanh nghiệp nên làm rõ mục tiêu mới và vai trò công việc cho toàn bộ nhân viên. Sự thay đổi trong mô hình kinh doanh là một động thái tuyệt vời để hiểu được các hoạt động kinh doanh tổng thể, quy trình công việc và hiệu suất.
Các nhà quản lý doanh nghiệp nên đảm bảo mỗi nhân viên hiểu được kịch bản mà công ty đang đối mặt, và tương lai công ty sẽ như thế nào. Từ đó đặt ra sứ mệnh và tầm nhìn tổng thế mới.
Mục tiêu mới có thể là các mục tiêu kinh doanh mới và phân khúc thị trường mới. Rõ ràng kinh doanh tổng thể hiệu quả sẽ giúp hiệu suất lợi nhuận tốt hơn và giúp nhân viên có động lực hơn với công việc.
Giao tiếp
Giao tiếp được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho thành công của doanh nghiệp, nhưng nó còn quan trọng hơn khi phải là việc từ xa. Nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đưa ra quyết định và tiếp cận với các nhân viên.
Một nghiên cứu gần đây của Harvard Business Review cho thấy hơn 45% nhân viên từ xa tin rằng các nhà quản lý thành công thường xuyên liên lạc với họ về tất cả các khía cạnh của công việc.
Một mẹo khác là giữ tên và ảnh của tất cả các thành viên trong nhóm gần bạn và tự hỏi mình 'Tôi đã liên lạc với nhân viên X và Y hôm nay chưa?' Điều này sẽ đảm bảo bạn không bao giờ bỏ lại bất kỳ nhân viên nào trong thời gian khủng hoảng này,
Kết nối
Để giải quyết thách thức trong quản lý thời dịch Covid-19, các chủ doanh nghiệp nên dành thời gian để tương tác với nhân viên.
Nhân viên khi làm việc tại nhà rất có thể sẽ cảm thấy như bị bỏ rơi và bị phân biệt đối xử, điều này làm giảm hiệu suất công việc. Bản thân các chủ doanh nghiệp không quen tiến hành các cuộc họp ảo có thể cảm thấy căng thẳng trong việc quản lý công việc và nhân viên một cách có trật tự.
Mẹo ở đây là nên lắng nhe nhân viên, tin tưởng và tạo cho họ cảm giác tôn trọng bằng cách sử dụng các câu hỏi han trong cuộc gọi, hãy hỏi nhân viên tình hình sức khoẻ, và gia đình như thế nào, điều này sẽ giúp nhân viên thoải mái hơn và tạo hiệu suất công việc tốt hơn.
Không để chậm trễ quá trình chuyển đổi
Điều quan trọng các chủ doanh nghiệp phải sỡ hữu được hạ tầng công nghệ cơ bản sớm nhất có thể. Hãy chắc chắn rằng tất cả nhân viên đều có thể truy cập vào công nghệ cần thiết.
Liệt kê danh sách ai có máy tính xách tay? Đặt lình trình và thời gian quản lý thế nào? Có nên chuyển thời gian làm việc 8 giờ hành chính sang bất kỳ lúc nào không? Những nhân viên không có máy tính xách tay hoặc smartphone sẽ thế nào?. Các chủ doanh nghiệp nên đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên đều có quyền truy cập đầy đủ vào công nghệ, để không ai cảm thấy bị bỏ rơi.

Chi tiết chuyến bay VNA tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ giữa đại dịch Covid

(Kiến Thức) - Hãng hàng không Vietnam Airlines đã thực hiện chuyến bay đặc biệt đưa công dân Ukraine và Việt Nam về nước với hành trình TP HCM - Kiev - Vân Đồn. Chuyến bay nhân đạo giữa thời điểm đại dịch Covid-19 này đã được tỷ phú Phạm Nhật Vượng chi trả 100%.

Chi tiết chuyến bay VNA tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ giữa đại dịch Covid

Thông tin liên quan đến chuyến bay Vietnam Airline được tỷ phú Phạm Nhật Vượng thuê chở người Việt và Ukraine về nước giữa thời điểm đại dịch Covid-19, ngày 29/3, Hãng hàng không Vietnam Airlines đã thực hiện chuyến bay đặc biệt với hành trình TP HCM - Kiev - Vân Đồn.

Chi tiet chuyen bay VNA ty phu Pham Nhat Vuong tai tro giua dai dich Covid
 Chuyến bay VNA giữa thời điểm đại dịch Covid-19 đưa công dân Ukraine và Việt Nam về nước đã được tỷ phú Phạm Nhật Vượng chi trả 100%. (Ảnh minh họa).
Các chuyến bay của Vietnam Airlines được khai thác bằng máy bay thân rộng Airbus A350, với các tàu bay mang số hiệu VN9061, khởi hành từ TP HCM lúc 8h15 và dự kiến hạ cánh tại Kiev lúc 14h55 giờ địa phương, chở theo 238 hành khách về Uckraine; Chuyến bay mang số hiệu VN9062, dự kiến khởi hành từ Kiev lúc 17h10 và hạ cánh tại Vân Đồn lúc 7h30 ngày 30/3, chở theo 74 hành khách người Việt Nam

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.