Soi hồ sơ Công ty Thịnh Phát vụ 'rút ruột' công trình đường dây 110kV

Công ty Cổ phần khảo sát và xây dựng công trình Thịnh Phát trong vụ “rút ruột” công trình đường dây 110kV Vĩnh Long - Vũng Liêm, được thành lập vào tháng 1/2012, đăng ký trụ sở tại số 3A đường số 3, phường Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Đức (TP HCM).

Người đại diện theo pháp luật hiện nay có tên là Nguyễn Thanh Bình. Công ty này đăng ký kinh doanh chính là hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.
Ngoài những thông tin trên, các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp này không được truyền thông nhắc đến.
Soi ho so Cong ty Thinh Phat vu 'rut ruot' cong trinh duong day 110kV
Ông Trần Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Thịnh Phát  bị bắt.
Trước đó, chiều 14/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam Trần Anh Tuấn (40 tuổi, ngụ phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) - Giám đốc Công ty Thịnh Phát để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cảnh sát, ngày 27/9/2018, Ban quản lý dự án lưới điện miền Nam ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng phần móng, thuộc công trình phân pha dây dẫn đường dây 110kV Vĩnh Long - Vũng Liêm, có giá trị hợp đồng hơn 417 triệu đồng với Công ty Thịnh Phát, do Tuấn làm Giám đốc.
Do Công ty không đủ điều kiện nhân lực nên Tuấn đã dùng thủ đoạn gian dối, sử dụng chứng chỉ hành nghề giám sát không rõ nguồn gốc, làm khống hợp đồng lao động với 2 cán bộ giám sát xây dựng để đủ điều kiện tham gia dự thầu và được chỉ định thầu.
Quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn giám sát, Tuấn không thực hiện công việc giám sát công trình theo quy định mà chỉ căn cứ vào số liệu, hình ảnh của các đơn vị thi công cung cấp để hợp thức hoá việc giám sát và nghiệm thu công trình.
Theo cơ quan điều tra, Tuấn đã quyết toán số tiền thực hiện hợp đồng hơn 167 triệu đồng, số tiền còn lại chưa quyết toán thì bị cơ quan điều tra phát hiện.
Do công trình không được giám sát nên các đơn vị thi công đã “rút ruột”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình.
Hiện, vụ việc vẫn đang được cơ quan Công an hoàn tất hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Công ty nhập khẩu hơn 3.400 tỉ đồng kit xét nghiệm Covid-19 lên tiếng

Doanh nghiệp nhậu khẩu số lượng kit xét nghiệm khủng trong 2 năm 2020-2021 cho biết chỉ bán số lượng rất ít cho các cơ sở y tế.

Ngày 12-2, Công ty cổ phần Y tế Đức Minh đã có thông tin phản hồi sau khi Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) công bố tổng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của doanh nghiệp này trong 2 năm 2020 - 2021.

Theo Công ty cổ phần Y tế Đức Minh, kit xét nghiệm Covid-19 dùng cho máy PCR được doanh nghiệp nhập khẩu từ Tây Ban Nha có số lượng 1,1 triệu test, trị giá 121 tỉ đồng, trong đó 1 triệu test công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho bên thứ 3 để sử dụng cho mục đích tài trợ và các chương trình từ thiện.

Những dự án nào ở Bình Thuận đang bị Bộ Công an xác minh, điều tra?

(Vietnamdaily) - Ngoài dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 mà Bộ Công an vừa khởi tố 5 nguyên lãnh đạo của tỉnh Bình Thuận, hiện còn 8 dự án đang có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang được điều tra.

Như đã đưa tin, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Hai (sinh năm 1962, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Cùng tội danh trên, cơ quan điều tra bắt tạm giam 4 cựu cán bộ của tỉnh gồm ông Lương Văn Hải (cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh), Hồ Lâm (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường), Lê Nguyễn Thanh Danh (cựu Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường) và Ngô Hiếu Toàn (Phó giám đốc Sở Tài chính).

Tin mới