Soi hậu trường loạt cảnh quay kinh điển trong “Cánh đồng hoang”

Soi hậu trường loạt cảnh quay kinh điển trong “Cánh đồng hoang”

Phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam “Cánh đồng hoang” có nhiều cảnh quay nguy hiểm thót tim. 

“ Cánh đồng hoang” được xem là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Phim sản xuất năm 1978. Nội dung phim xoay quanh cuộc sống của vợ chồng du kích Ba Đô - Sáu Xoa cùng cậu con trai nhỏ trên cánh đồng lớn giữa vùng Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. Ảnh: Tiền Phong
Cánh đồng hoang” được xem là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Phim sản xuất năm 1978. Nội dung phim xoay quanh cuộc sống của vợ chồng du kích Ba Đô - Sáu Xoa cùng cậu con trai nhỏ trên cánh đồng lớn giữa vùng Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. Ảnh: Tiền Phong
Phim “Cánh đồng hoang” có nhiều cảnh quay nguy hiểm khiến khán giả thót tim. Sinh thời, nhà quay phim Đường Tuấn Ba chia sẻ trên Vnexpress, cảnh quay vợ chồng Ba Đô phải cho con vào túi nylon, cột miệng bao lại dìm xuống nước để trốn địch từ trên trực thăng bắn phá xuống cánh đồng là thật.
Phim “Cánh đồng hoang” có nhiều cảnh quay nguy hiểm khiến khán giả thót tim. Sinh thời, nhà quay phim Đường Tuấn Ba chia sẻ trên Vnexpress, cảnh quay vợ chồng Ba Đô phải cho con vào túi nylon, cột miệng bao lại dìm xuống nước để trốn địch từ trên trực thăng bắn phá xuống cánh đồng là thật.
“Khi bịch nylon đựng đứa bé bị dìm xuống nước, lòng ông thắt lại, phải quay mặt lau nước mắt vì lo lắng cho diễn viên nhỏ tuổi lẫn xúc động với phân cảnh chiến tranh”, NSND Đường Tuấn Ba kể.
“Khi bịch nylon đựng đứa bé bị dìm xuống nước, lòng ông thắt lại, phải quay mặt lau nước mắt vì lo lắng cho diễn viên nhỏ tuổi lẫn xúc động với phân cảnh chiến tranh”, NSND Đường Tuấn Ba kể.
Nhà quay phim “Cánh đồng hoang” còn bị ám ảnh mãi vì cảnh Ba Đô - khi đó đang lợp nhà trên cao nhảy xuống sông, ngụp lặn mò con bị rớt vì với theo chiếc ca nhựa. "Khi đứa trẻ được vớt lên và bật khóc, tôi xót xa lắm nhưng vẫn phải giữ cứng tay máy, phối hợp nhịp nhàng với đạo diễn để không bỏ lỡ khoảnh khắc", NSND Đường Tuấn Ba cho hay. Ảnh: Tiền Phong
Nhà quay phim “Cánh đồng hoang” còn bị ám ảnh mãi vì cảnh Ba Đô - khi đó đang lợp nhà trên cao nhảy xuống sông, ngụp lặn mò con bị rớt vì với theo chiếc ca nhựa. "Khi đứa trẻ được vớt lên và bật khóc, tôi xót xa lắm nhưng vẫn phải giữ cứng tay máy, phối hợp nhịp nhàng với đạo diễn để không bỏ lỡ khoảnh khắc", NSND Đường Tuấn Ba cho hay. Ảnh: Tiền Phong
 Diễn viên nhí trong “Cánh đồng hoang” tên Nguyễn Văn Thuận, là con của ông Nguyễn Văn Việt và gọi đạo diễn của phim - nghệ sĩ Hồng Sến là bác ruột. Ông Việt chia sẻ trên Lao động, trong cảnh quay "bé Thuận" từ trên sàn rơi tõm xuống nước, ông phải lặn trước xuống nước để đón đứa con khi nó rơi xuống. Ảnh: Zing
Diễn viên nhí trong “Cánh đồng hoang” tên Nguyễn Văn Thuận, là con của ông Nguyễn Văn Việt và gọi đạo diễn của phim - nghệ sĩ Hồng Sến là bác ruột. Ông Việt chia sẻ trên Lao động, trong cảnh quay "bé Thuận" từ trên sàn rơi tõm xuống nước, ông phải lặn trước xuống nước để đón đứa con khi nó rơi xuống. Ảnh: Zing
Bà Trương Thị Thu, mẹ ruột Thuận chia sẻ trên Thanh niên, đạo diễn Hồng Sến giấu cảnh quay Thuận té sông hay bị dìm xuống nước bởi sợ bà không cho con diễn cảnh thật. “Tôi nhớ hôm đó bác Tư nói tạm ngưng quay nên tôi kiếm chỗ nằm thiu thiu ngủ, bất chợt có mấy cô hớt hải chạy tới la con chị đoàn làm phim bỏ vào bao nylon dìm xuống nước kìa. Tôi hoảng vía nên lật đật chạy lại điểm quay thì bác Tư đã cho quay lại cảnh dìm Thuận lần thứ hai vì lần trước diễn vẫn chưa đạt. Thấy con bị dìm nước, tôi nóng quá nên la um sùm. Sau đó sợ con bị dìm nước nữa nên tôi đeo theo đoàn phim kè kè”, bà Thu kể. Ảnh: Zing
Bà Trương Thị Thu, mẹ ruột Thuận chia sẻ trên Thanh niên, đạo diễn Hồng Sến giấu cảnh quay Thuận té sông hay bị dìm xuống nước bởi sợ bà không cho con diễn cảnh thật. “Tôi nhớ hôm đó bác Tư nói tạm ngưng quay nên tôi kiếm chỗ nằm thiu thiu ngủ, bất chợt có mấy cô hớt hải chạy tới la con chị đoàn làm phim bỏ vào bao nylon dìm xuống nước kìa. Tôi hoảng vía nên lật đật chạy lại điểm quay thì bác Tư đã cho quay lại cảnh dìm Thuận lần thứ hai vì lần trước diễn vẫn chưa đạt. Thấy con bị dìm nước, tôi nóng quá nên la um sùm. Sau đó sợ con bị dìm nước nữa nên tôi đeo theo đoàn phim kè kè”, bà Thu kể. Ảnh: Zing
Người phụ trách kịch vụ của "Cánh đồng hoang" chia sẻ trên Cảnh sát toàn cầu về hậu trường nghệ sĩ Lâm Tới thực hiện phân cảnh Ba Đô tay không bắt trăn: "Trong cảnh này, khán giả được thấy vẻ hào phóng, hồn hậu của sông nước miền Tây, thêm chút hảo hán của các anh hùng Lương Sơn Bạc khi xưa trong hành động của Lâm Tới. Nhưng trong thực tế, con trăn đã được buộc kín miệng và Lâm Tới đã vận hết công lực để thực hiện cảnh rút đuôi con trăn ra khỏi đám sình lầy, bụi rậm. Diễn viên dũng cảm một thì ê- kíp quay phim dũng cảm mười vì phải nằm ngửa trên đám lau sậy đầy vắt và muỗi mà chúc máy ngược lên quay cảnh ông Lâm Tới cầm con trăn quay trên tay". Ảnh: Đẹp
Người phụ trách kịch vụ của "Cánh đồng hoang" chia sẻ trên Cảnh sát toàn cầu về hậu trường nghệ sĩ Lâm Tới thực hiện phân cảnh Ba Đô tay không bắt trăn: "Trong cảnh này, khán giả được thấy vẻ hào phóng, hồn hậu của sông nước miền Tây, thêm chút hảo hán của các anh hùng Lương Sơn Bạc khi xưa trong hành động của Lâm Tới. Nhưng trong thực tế, con trăn đã được buộc kín miệng và Lâm Tới đã vận hết công lực để thực hiện cảnh rút đuôi con trăn ra khỏi đám sình lầy, bụi rậm. Diễn viên dũng cảm một thì ê- kíp quay phim dũng cảm mười vì phải nằm ngửa trên đám lau sậy đầy vắt và muỗi mà chúc máy ngược lên quay cảnh ông Lâm Tới cầm con trăn quay trên tay". Ảnh: Đẹp
Ở nhiều cảnh quay khác, ê-kíp cùng các diễn viên phải ngâm mình dưới nước hàng giờ đồng hồ, đối mặt với muỗi và vắt. Ảnh: Thế giới điện ảnh
Ở nhiều cảnh quay khác, ê-kíp cùng các diễn viên phải ngâm mình dưới nước hàng giờ đồng hồ, đối mặt với muỗi và vắt. Ảnh: Thế giới điện ảnh
Xem review phim "Làng Vũ Đại ngày ấy". Nguồn VTV24

GALLERY MỚI NHẤT