Soi đèn đi "chợ ma" bán đủ sản vật An Giang mùa nước nổi

Chợ cá Tha La (ấp Cây Trâm, xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) từ lâu đã nổi tiếng với du khách gần xa. Chợ hoạt động quanh năm, sôi động và nhộn nhịp nhất là vào mùa nước nổi. 

Đây là khu chợ nhỏ nhưng bán đủ loại cá tôm, sản vật mùa nước nổi. "Chợ ma" do người dân tự mở, hoạt động chủ yếu về đêm nên còn được người dân gọi vui là: “chợ ma”, “chợ âm phủ”...
“Đom đóm” trong đêm
Mỗi khi mùa lũ về, chợ cá Tha La tấp nập, nhộn nhịp kẻ bán, người mua. Chợ bắt đầu hoạt động khoảng 4 giờ và kéo dài đến 7-8 giờ sáng, các mặt hàng ở đây chủ yếu là các loại thủy sản, được ngư dân đánh bắt chủ yếu ở các vùng ngập nước như: Thới Sơn, Nhơn Hưng (Tịnh Biên).
Ông Lê Văn Minh, 75 tuổi (ngụ ấp Cây Trâm, xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc) cho biết, chợ cá bắt đầu hoạt động từ khi nào không ai nhớ rõ. Trước đây, chợ nhóm họp trên cầu Tha La. Từ 2 giờ sáng đã bắt đầu hoạt động, không khí mua, bán ở chợ diễn ra sôi động, nhộn nhịp nhất từ lúc 4 giờ và kéo dài đến 6, 7 giờ sáng là chợ tan.
Soi den di
 Các hoạt động diễn ra vào ban đêm nên bạn hàng phải dùng đèn pin để rọi.
Ngư dân sau 1 đêm giăng câu, thả lưới mang cá, tôm ra chợ bán. Đoạn đường khoảng 50m từ dưới chân cầu lúc nào cũng đông nghẹt người.

“Trước đây, phía đầu cầu bên này chỉ có 2 trụ đèn đường. Do ánh sáng không đủ nên ngư dân và bạn hàng đến đây thường dùng đèn pin để rọi cá. Nhìn từ xa giống như đom đóm bay trong đêm. Nhà báo, phóng viên thấy vậy đến chụp ảnh, quay phim ngày càng nhiều. Cái tên “chợ ma” cũng từ đó mà ra, cái tên này nghe cũng thú vị và rất phù hợp với chợ này” - ông Minh cười.

Ban đầu chợ chỉ có vài người nhóm họp, nhận thấy việc buôn bán thuận tiện nên bạn hàng kéo đến ngày càng đông. Ai cũng tranh thủ đến sớm để mua cá, tôm thật tươi về bán lại, kiếm đồng lời để nuôi sống gia đình.“Chợ hoạt động quanh năm, nhưng tấp nập và nhộn nhịp nhất vẫn là mùa lũ. Thời điểm mùa nước nổi, mỗi ngày có cả trăm ghe đục, xuồng câu tới cân cá. Tiếng cười nói, trả giá vang cả một vùng” - ông Minh cho biết.
Do chợ nhóm họp trên cầu nên tình trạng mất an toàn giao thông thường xuyên xảy ra, nguy hiểm đối với bà con, chính quyền địa phương đã vận động người dân đổi vị trí nhóm họp để đảm bảo an toàn. Chợ mới họp trên một khu đất trống nằm ở đầu tuyến kênh Tha La (TP. Châu Đốc).
3 năm trở lại đây, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chính quyền địa phương xã Vĩnh Tế đã xây dựng hệ thống đèn đường chiếu sáng, đồng thời tăng cường công tác giữ gìn an ninh trật tự nên chợ ngày càng hoạt động ổn định. Mặc dù có hệ thống đèn đường, nhưng bạn hàng, ngư dân... vẫn không quên xách 1 chiếc đèn pin khi đến chợ mua, bán.
Đầy đủ sản vật đồng quê mùa nước nổi
Những năm gần đây, nhiều địa phương xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ để sản xuất lúa 3 vụ, điều này đã làm cho nhiều ngư dân không còn nơi đánh bắt cá. Vì vậy, cá, tôm không nhiều như trước nên hoạt động mua, bán ở "chợ âm phủ" giảm đi. Tuy nhiên, mỗi ngày vẫn có rất đông tiểu thương đến đây để mua, bán, họ là những tiểu thương ở khu vực lân cận, mua đi bán lại để kiếm chút ít tiền lời, trang trải cuộc sống.
Chị Lê Thị Thanh (một trong những bạn hàng thân thiết của chợ cá Tha La) cho biết, ngày nào cũng vậy, chị tranh thủ đến đây thật sớm để lựa chọn cá tươi đem về chợ ở Nhơn Hưng bán kiếm lời. Chị Thanh cho biết: “Người nào đi sớm thì được cá tươi ngon, đi trễ không còn cá để lựa, đem về khó bán hơn. Làm ăn lâu ngày ai cũng quen mặt, mua, bán không cần trả giá nhiều”.
Soi den di
 "Chợ âm phủ" họp vào đêm tối rạng sáng nên để mua bán cá tôm, sản vật mùa nước nổi người bán đều sắm một chiếc đèn pin để thắp sáng...
Còn anh Trần Văn Đông (ngư dân xã Vĩnh Tế) cho biết: “Mỗi ngày, tôi dỡ dớn được hơn 10kg cá. Cá lớn bán cho bạn hàng, cá nhỏ bán cho các hộ nuôi cá lóc, nuôi ếch... để làm mồi. Mỗi ngày kiếm được vài trăm ngàn đồng để lo cho gia đình cũng như lo cho các con đi học”.
Những năm gần đây, ngoài cá, người dân địa phương còn đem rau, củ, quả để bán thêm. Điều này đã tạo thêm nét đa dạng cho chợ ma Tha La. Tuy nhiên, không như trước, “chợ ma” nhóm muộn hơn, từ 4 giờ sáng. Khoảng 7 giờ, chợ bắt đầu tan, trả lại không gian yên tĩnh cho người dân nơi đây.
“Trước đây, phía đầu cầu bên này chỉ có 2 trụ đèn đường. Do ánh sáng không đủ nên ngư dân và bạn hàng đến đây thường dùng đèn pin để rọi cá. Nhìn từ xa giống như đom đóm bay trong đêm. Nhà báo, phóng viên thấy vậy đến chụp ảnh, quay phim ngày càng nhiều. Cái tên “chợ ma” cũng từ đó mà ra, cái tên này nghe cũng thú vị và rất phù hợp với chợ này” - ông Minh cười.

Đi chợ đặc sản “rặt đồng” mùa nước nổi ở ĐBSCL

Nổi tiếng xa gần với các đặc sản mùa nước nổi, chợ cá đồng Phú Hội, huyện An Phú mùa này tuy mới bước vào đầu mùa lũ tấp nập ngày đêm xuồng ghe cập bến.

Di cho dac san “rat dong” mua nuoc noi o DBSCL
Chợ cá đồng Phú Hội nằm ngay ngã tư sông Kinh Ruột (ấp Phú Thuận, xã Phú Hội, huyện An Phú). Theo những cao niên tại đây, thì chợ cá này được hình thành từ xa xưa, chủ yếu mua bán, trao đổi các mặt hàng đặc sản “rặt đồng” của mùa nước nổi, như: cá linh, cua đồng, rắn bông súng, cá sặc, cá rô,… 

Bên trong "thiên đường" hải sản lớn nhất thế của Nhật Bản

(Kiến Thức) - Tsukiji là chợ cá lớn nhất thế giới ở Nhật Bản, nơi một con cá ngừ từng được bán với mức giá 1,76 triệu USD (tương đương 40 tỷ đồng).

Theo Business Insider, chợ cá lớn nhất thế giới Tsukiji “tọa lạc” tại quận Tsukiji ở trung tâm thủ đô Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn ảnh: BI)
Theo Business Insider, chợ cá lớn nhất thế giới Tsukiji “tọa lạc” tại quận Tsukiji ở trung tâm thủ đô Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn ảnh: BI)
Trong những thập kỷ gần đây, chợ cá Tsukiji bất ngờ trở thành một trong những địa điểm thu hút đông du khách ở Nhật Bản. Hàng nghìn người đến đây để có thể tận mắt theo dõi những phiên đấu giá cá ngừ nổi tiếng tại chợ này, trong đó một con cá ngừ từng được bán với mức giá 1,76 triệu USD vào năm 2013.
 Trong những thập kỷ gần đây, chợ cá Tsukiji bất ngờ trở thành một trong những địa điểm thu hút đông du khách ở Nhật Bản. Hàng nghìn người đến đây để có thể tận mắt theo dõi những phiên đấu giá cá ngừ nổi tiếng tại chợ này, trong đó một con cá ngừ từng được bán với mức giá 1,76 triệu USD vào năm 2013.
Thời điểm lý tưởng nhất đến thăm chợ cá Tsukiji là trước lúc mặt trời mọc khi các ngư dân đang chuẩn bị cá để bán.
Thời điểm lý tưởng nhất đến thăm chợ cá Tsukiji là trước lúc mặt trời mọc khi các ngư dân đang chuẩn bị cá để bán. 
Chợ cá Tsukiji được chia làm hai khu: Khu jōgai-shijō tập trung các nhà hàng sushi cùng những cửa hàng khác và khu jōnai-shijō là nơi các ngư dân sơ chế cá của họ và bán cho các tiểu thương, nhà hàng.
 Chợ cá Tsukiji được chia làm hai khu: Khu jōgai-shijō tập trung các nhà hàng sushi cùng những cửa hàng khác và khu jōnai-shijō là nơi các ngư dân sơ chế cá của họ và bán cho các tiểu thương, nhà hàng.
Khu chợ bán buôn jōnai-shijō mở cửa từ lúc 3 giờ sáng nhưng du khách chỉ được phép vào từ sau 10 giờ.
 Khu chợ bán buôn jōnai-shijō mở cửa từ lúc 3 giờ sáng nhưng du khách chỉ được phép vào từ sau 10 giờ.
Một khách du lịch đến đây vào sáng sớm đã ghi lại cảnh nhộn nhịp trong khu jōnai-shijō và thấy những người bán hàng lúc nào cũng hối hả.
 Một khách du lịch đến đây vào sáng sớm đã ghi lại cảnh nhộn nhịp trong khu jōnai-shijō và thấy những người bán hàng lúc nào cũng hối hả.
Được biết, chợ Tsukiji được thành lập đầu tiên vào năm 1935.
 Được biết, chợ Tsukiji được thành lập đầu tiên vào năm 1935.
Chợ cá Tsukiji dần dần trở thành một trong những địa điểm thu hút du khách hàng đầu Nhật Bản.
 Chợ cá Tsukiji dần dần trở thành một trong những địa điểm thu hút du khách hàng đầu Nhật Bản. 
Khoảng 900 tiểu thương được cấp giấy phép hoạt động trong khu chợ này.
Khoảng 900 tiểu thương được cấp giấy phép hoạt động trong khu chợ này. 
Phía sau là một cửa hàng tiện ích nhỏ nơi các tiểu thương có thể mua đồ ăn nhẹ, báo,...
 Phía sau là một cửa hàng tiện ích nhỏ nơi các tiểu thương có thể mua đồ ăn nhẹ, báo,...
Lượng cá được luân chuyển qua chợ Tsukiji nhiều hơn bất cứ khu chợ nào khác trên thế giới. Theo ước tính, hoạt động kinh doanh tại chợ cá này đem lại nguồn thu lên tới hơn 4 tỷ USD mỗi năm.
 Lượng cá được luân chuyển qua chợ Tsukiji nhiều hơn bất cứ khu chợ nào khác trên thế giới. Theo ước tính, hoạt động kinh doanh tại chợ cá này đem lại nguồn thu lên tới hơn 4 tỷ USD mỗi năm.
Chợ Tsukiji bày bán hơn 480 loại hải sản khác nhau mỗi ngày.
 Chợ Tsukiji bày bán hơn 480 loại hải sản khác nhau mỗi ngày.
Cá tươi được bảo quản trong thùng Styrofoam và chuyển cho các nhà bán buôn.
 Cá tươi được bảo quản trong thùng Styrofoam và chuyển cho các nhà bán buôn.
Điểm thú vị nhất của chợ cá Tsukiji là phiên đấu giá cá ngừ, thường diễn ra vào khoảng 3 giờ sáng. Mỗi ngày, chỉ có khoảng 120 du khách được xem phiên đấu giá này.
 Điểm thú vị nhất của chợ cá Tsukiji là phiên đấu giá cá ngừ, thường diễn ra vào khoảng 3 giờ sáng. Mỗi ngày, chỉ có khoảng 120 du khách được xem phiên đấu giá này.
Một gian hàng bán cá trong chợ cá nổi tiếng của Nhật Bản.
 Một gian hàng bán cá trong chợ cá nổi tiếng của Nhật Bản.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.