Soi chủ đầu tư bến cảng gần 13.000 tỷ ở Hải Phòng

Tân Cảng Sài Gòn vừa được trao Giấy chứng nhậ đăng ký đầu tư dự án đầu tư xây dựng bến số 7, số 8 khu bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) với tổng vốn đầu tư lên đến gần 13.000 tỷ đồng.

“Ông lớn” siêu dịch vụ bến cảng

Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa thông tin, chiều 09/5, tại thành phố Hải Phòng, Ban Quản lý khu kinh tế Thành phố Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng bến số 7, số 8 khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng biển Hải Phòng cho doanh nghiệp này.

Theo đó, quy mô dự án bao gồm: Đầu tư xây dựng 2 bến có chiều dài 900m (mỗi bến dài 450m), tiếp nhận cỡ tàu container đến 12.000 Teus hoặc đến 18.000 Teus phù hợp với điều kiện tiếp nhận của kết cấu hạ tầng liên quan và đáp ứng các yêu cầu về an toàn; 1 bến sà lan dài 200m, tiếp nhận sà lan sức chở 160 Teus.

Đầu tư hệ thống thiết bị khai thác, bốc xếp hàng hóa; công trình bảo vệ cảng, hệ thống kho bãi, hạ tầng phục vụ cảng, khu nước đậu tàu và khu nước kết nối với luồng hàng hải công cộng Lạch Huyện.

Được biết, quy mô sử dụng đất, mặt nước để thực hiện dự án khoảng 79,86ha (bao gồm khu nước đậu tàu và khu nước kết nối với luồng hàng hải khoảng 22,332ha).

Tân Cảng Sài Gòn cho biết, tổng vốn đầu tự của dự án khoảng 12.792,637 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Tân Cảng Sài Gòn khoảng 1.918,896 tỷ đồng; vốn huy động khoảng 10.873,741 tỷ đồng.

Thời hạn hoạt động của dự án là 70 năm, tiến độ thực hiện dự án là 5 năm (2023 - 2027).

Trước đó, Tân Cảng Sài Gòn cũng đã được giao triển khai Dự án bến cảng số 1, số 2 tại cảng nước sâu Lạch Huyện. Doanh nghiệp này đã khai thác dự án này. Sản lượng hàng hóa thông qua hai bến khởi động số 1, 2 Khu bến Lạch Huyện tăng trưởng mạnh mẽ hàng năm. Đến nay, lượng hàng thông qua hai bến khởi động số 1, 2 gần đạt công suất thiết kế (năm 2022 sản lượng đạt trên 1,1 triệu Teu).

Soi chu dau tu ben cang gan 13.000 ty o Hai Phong
 Đồng chí Lê Trung Kiên trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án đầu tư bến số 7, 8 cho Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. Ảnh Báo Công Thương

Tân Cảng Sài Gòn quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước thế nào?

Cổng thông tin điện tử Kiểm toán Nhà nước mới đây đã thông tin, Kiểm toán nhà nước đã kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2021 của Tân Cảng Sài Gòn.

Kiểm toán cho biết, kết quả hoạt động năm 2021, doanh thu theo số liệu hợp nhất toàn Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn là hơn 17.459 tỷ đồng, bằng 109,5% năm 2020; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 16,2%, bằng 107% năm 2020; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) là 10,2%, bằng 117% năm 2020; khả năng thanh toán nợ đến hạn là 2,02 lần. Tổng công ty bảo toàn được vốn, bảo đảm thu nhập ổn định cho người lao động.

Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, một số đơn vị được kiểm toán của Tân Cảng Sài Gòn chưa đối chiếu đầy đủ các khoản nợ phải thu, phải trả, còn một số khoản nợ quá hạn chưa thu hồi được. Một số đơn vị ghi nhận doanh thu, thu nhập chưa kịp thời; phân bổ vào chi phí giá trị sửa chữa, mua sắm công cụ dụng cụ, chi phí thuê cơ sở hạ tầng chưa phù hợp...

Công ty TNHH Tân Cảng - Tây Ninh là công ty con, có vốn của Công ty mẹ chiếm 51%; đến thời điểm kết thúc kiểm toán, thành viên góp vốn là Công ty V.G.T. Export Import Transportation Co.Ltd chưa góp đủ vốn do chậm thủ tục pháp lý (đã góp hơn 4.6 tỷ đồng/9.5 tỷ đồng, thiếu hơn 4.8 tỷ đồng).

Một số đơn vị thuộc Tân Cảng Sài Gòn chưa xuất hóa đơn và kê khai thuế Giá trị gia tăng đối với hàng biếu, tặng; áp dụng thuế suất ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi phí nộp phạt vi phạm về thuế khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2021 (khoản chi phí không được trừ); chưa tính đủ thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân năm 2021 đối với khoản thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật theo quy định.

Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn là doanh nghiệp quốc phòng an ninh, nhà khai thác cảng, cung cấp Dịch vụ logistics hàng đầu Việt Nam, xếp thứ 17 Cụm cảng container có sản lượng lớn nhất thế giới, xếp thứ 5 doanh nghiệp uy tín ngành Logistics Việt Nam; là 1 trong 7 doanh nghiệp nhà nước được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nghiên cứu thí điểm trong Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn phát huy vai trò dẫn dắt, mở đường cho thị trường, trở thành những cánh chim đầu đàn của nền kinh tế.


Hồ sơ chủ đầu tư Trường đua ngựa ở Lâm Đồng chậm tiến độ

Đến nay dự án Trường đua ngựa Thiên Mã - Mađagui - Câu lạc bộ Polo và ngựa biểu diễn tại tỉnh Lâm Đồng chưa hoàn thành hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến về dự án Trường đua ngựa Thiên Mã – Mađagui – Câu lạc bộ Polo và ngựa biểu diễn.

Theo đó, đây là dự án do Công ty Cổ phần Đua ngựa Thiên Mã – Madagui (Công ty Thiên Mã) toạ lạc tại thôn 4, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở tách từ dự án Trung tâm nuôi – huấn luyện ngựa và du lịch Đạ Huoai 335,86ha của Công ty TNHH Hồng Lam - Mađagui (Công ty Hồng Lam).

Cốm Mễ Trì, may Cổ nhuế… có trong danh sách đề xuất rút danh hiệu làng nghề

Trong danh sách đề xuất đưa 29 làng nghề ra khỏi danh sách làng nghề truyền thống của TP Hà Nội có làng nghề cốm Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) và may cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm)…

Theo lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn Thủ đô đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được ban hành, UBND TP Hà Nội đã đưa ra danh sách 29 làng nghề đã bị mai một, cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn. Lộ trình thực hiện đến hết năm 2023.
Cụ thể, địa phương chiếm nhiều nhất là huyện Chương Mỹ có 8 làng nghề, gồm mây tre đan và mây song giang đan xuất khẩu ở các thôn: Lam Điền (xã Lam Điền), Yên Trường (xã Trường Yên), Thái Hòa (xã Hợp Đồng), Hạ Dục (xã Đồng Phú), Trung Cao (xã Trung Hòa), Lưu Xá (xã Hòa Chính), Yên Kiện (xã Đông Sơn), Bài Trượng (xã Hoàng Diệu).

Tin mới