Soi các loài lợn hoang dã kỳ lạ, có loài nhỏ như con mèo

Soi các loài lợn hoang dã kỳ lạ, có loài nhỏ như con mèo

Họ Lợn (Suidae) gồm những loài thú guốc chẵn rất dễ nhận biết với chân ngắn, thân béo tròn, có mõm dài trang bị đĩa sụn được dùng như xẻng đào thức ăn. Cùng điểm qua những loài lợn hoang dã tiêu biểu.

Lợn râu (Sus barbatus) dài 71-81 cm, thường di chuyển theo đàn lớn trong các khu rừng ở Đông Nam Á. Loài lợn hoang dã này rất dễ nhận dạng nhờ có bộ "râu" trắng bờm xờm trên mặt.
Lợn râu (Sus barbatus) dài 71-81 cm, thường di chuyển theo đàn lớn trong các khu rừng ở Đông Nam Á. Loài lợn hoang dã này rất dễ nhận dạng nhờ có bộ "râu" trắng bờm xờm trên mặt.
Lợn rừng lùn (Sus salvanius) dài 20-25 cm, từng phân bố khắp Ấn Độ và Nepal nhưng hiện giờ là loài cực kỳ nguy cấp với dưới 300 cá thể còn sống. Những con lợn màu nâu sẫm có cái mõm thon này là loài lợn hoang dã nhỏ nhất thế giới.
Lợn rừng lùn (Sus salvanius) dài 20-25 cm, từng phân bố khắp Ấn Độ và Nepal nhưng hiện giờ là loài cực kỳ nguy cấp với dưới 300 cá thể còn sống. Những con lợn màu nâu sẫm có cái mõm thon này là loài lợn hoang dã nhỏ nhất thế giới.
Lợn rừng Visaya (Sus cebifrons) dài 30-65 cm, là loài đặc hữu đang rơi vào tình trạng đặc biệt nguy cấp của quần đảo Visayan ở miền Trung Philippines. Con đực của loài này có ba đôi bướu thịt trên mặt để bảo vệ chúng khỏi răng nanh con đực đối thủ khi giao chiến.
Lợn rừng Visaya (Sus cebifrons) dài 30-65 cm, là loài đặc hữu đang rơi vào tình trạng đặc biệt nguy cấp của quần đảo Visayan ở miền Trung Philippines. Con đực của loài này có ba đôi bướu thịt trên mặt để bảo vệ chúng khỏi răng nanh con đực đối thủ khi giao chiến.
Lợn hươu (Babyrousa babyrussa) dài 65-80 cm, là loài lợn bạn địa tại một số đảo của Indonesia. Con đực của loài này có cặp răng nanh đáng chú ý: Các răng nanh hàm trên mọc ngược lên, xuyên qua mõm và cong về phía sau.
Lợn hươu (Babyrousa babyrussa) dài 65-80 cm, là loài lợn bạn địa tại một số đảo của Indonesia. Con đực của loài này có cặp răng nanh đáng chú ý: Các răng nanh hàm trên mọc ngược lên, xuyên qua mõm và cong về phía sau.
Lợn nanh sừng châu Phi (Phacochoerus africanus) dài 64-85 cm, là loài lợn đặc trưng của sinh cảnh sa van ở châu Phi. Chúng có hai đôi răng nanh, bướu trên mặt, có thói quen quỳ hai chân trước khi gặm cỏ hay uống nước và dựng đứng đuôi khi chạy.
Lợn nanh sừng châu Phi (Phacochoerus africanus) dài 64-85 cm, là loài lợn đặc trưng của sinh cảnh sa van ở châu Phi. Chúng có hai đôi răng nanh, bướu trên mặt, có thói quen quỳ hai chân trước khi gặm cỏ hay uống nước và dựng đứng đuôi khi chạy.
Lợn đỏ (Potamochoerus porcus) dài 60-75 cm, phân bố ở Trung Phi. Loài lợn mang màu sắc nổi bật này có một đôi bướu trên mũi và các vết trắng đặc trưng trên mặt.
Lợn đỏ (Potamochoerus porcus) dài 60-75 cm, phân bố ở Trung Phi. Loài lợn mang màu sắc nổi bật này có một đôi bướu trên mũi và các vết trắng đặc trưng trên mặt.
Lợn rừng lớn châu Phi (Hylochoerus meinertzhageni) dài 75-110 cm, là loài lợn hoạt động về đêm trong rừng rậm châu Phi. Chúng có thân hình cục mịch, lông lởm chởm màu đen và hoe vàng.
Lợn rừng lớn châu Phi (Hylochoerus meinertzhageni) dài 75-110 cm, là loài lợn hoạt động về đêm trong rừng rậm châu Phi. Chúng có thân hình cục mịch, lông lởm chởm màu đen và hoe vàng.
Lợn rừng (Sus scrofa) dài 60-110 cm, phân bố khắp lục địa Á - Âu. Loài lợn có lông cứng này chính là tổ tiên của lợn nhà. Lợn rừng con có các sọc dọc cơ thể để ngụy trang trong bụi cây rậm rạp.
Lợn rừng (Sus scrofa) dài 60-110 cm, phân bố khắp lục địa Á - Âu. Loài lợn có lông cứng này chính là tổ tiên của lợn nhà. Lợn rừng con có các sọc dọc cơ thể để ngụy trang trong bụi cây rậm rạp.
Mời quý độc giả xem video: Phiêu lưu trong hoang dã. Nguồn: VTV2.

GALLERY MỚI NHẤT