Bác sĩ Leo Stanley đã thực hiện nhiều thí nghiệm phi đạo đức trên cơ thể tù nhân khi làm việc ở nhà tù San Quentin, California, Mỹ trong giai đoạn 1913 - 1951. Trong đó, vị bác sĩ đứng đầu nhà tù này đã thực hiện những thí nghiệm cấy ghép tinh hoàn khủng khiếp với mục tiêu là nhằm xác định sự khác biệt testosterone (loại hormon tình dục được bài tiết chủ yếu trong tinh hoàn của nam giới) giữa nam giới bình thường với phạm nhân cũng như muốn cải thiện khả năng sinh lý của người già hay ngăn ngừa việc duy trì nòi giống của những người "không xứng đáng làm cha mẹ".
Bác sĩ Leo Stanley đã thực hiện một số thí nghiệm phi đạo đức cấy ghép tinh hoàn cho tù nhân ở nhà tù San Quentin. |
Theo đó, Leo Stanley tin rằng những tù nhân nam có ít testosterone hơn so với những người bình thường. Để thực hiện thí nghiệm này, bác sĩ Stanley đã lấy tinh hoàn từ những tử tù bị xử tử sau đó cấy ghép cho những tù nhân nam tuổi cao, sức yếu. Thông qua thí nghiệm cấy ghép tinh hoàn này, vị bác sĩ trên hy vọng các tù nhân nam lớn tuổi sẽ cải thiện sức khỏe sinh lý đáng kể.
Thậm chí, Leo Stanley còn tuyên bố thí nghiệm cấy ghép tinh hoàn cho tù nhân của ông gặt hái được thành quả quan trọng. Theo đó, ca cấy ghép tinh hoàn cho tù nhân 72 tuổi đã khiến cho tình trạng suy yếu vì tuổi già đã được "hồi xuân" như thời trai trẻ.
Chưa dừng lại ở đó, bác sĩ Leo Stanley còn sử dụng tinh hoàn của động vật như dê, cừu, lợn đực để cấy ghép vào bộ phận sinh dục của các tù nhân nam. Tuy nhiên, cơ thể tù nhân đã đào thải tinh hoàn của động vật sau khi được cấy ghép vào người. Đây được cho là một trong những thí nghiệm phi đạo đức nhất tiến hành trên cơ thể người.