Cắt lọc gần hết ngón chân vì nước tiểu chó
Trong một lần đi biển, bố mẹ đã cho Aria đi chân trần trên cát. Đến khi về nhà, bé bắt đầu bị sốt và 5 ngày sau thì ngón chân cái bị sưng đỏ. 2 ngày tiếp theo dù đã được khi khám và uống kháng sinh nhưng chân bé vẫn tiếp tục sưng to gấp đôi.
Ngón chân cái của bé Aria McCart ở Scotland bị cắt bỏ phần thịt vì hoại tử. |
Khi bé được đưa đến một bệnh viện khác để kiểm tra, các bác sĩ lập tức chỉ định phẫu thuật càng sớm càng tốt. Và bé Aria bị cắt lọc gần hết phần da và thịt bị hoại tử ở ngón cái. Sau đó, các bác sĩ kết luận tình trạng này là do chân của bé đã tiếp xúc với hóa chất, bị côn trùng cắn hoặc nhiễm khuẩn từ chất thải động vật. Và mẹ của bé Aria xác nhận bé đã giẫm phải nước tiểu chó trên bãi biển.
Theo các chuyên gia y tế nước tiểu động vật như chó, mèo hay sóc còn có thể khiến con người nhiễm Leptospira một loại vi khuẩn có thể tồn tại tới vài tháng ở trong đất hoặc nước. Khi bị nhiễm Leptospira người bệnh sẽ bị sốt, ớn lạnh, nôn mửa, ban đỏ và có thể dẫn đến suy thận. Trường hợp của Aria là một lời cảnh tỉnh đối với các bậc làm cha làm mẹ phải cẩn trọng với những căn bệnh lây lan từ vật nuôi.
Nguy cơ nhiễm bệnh tiềm ẩn với con trẻ từ thú cưng
Mối nguy hiểm đầu tiên dễ nhận thấy nhất là việc bé có thể bị cắn bất kỳ lúc nào khi tiếp xúc, chơi đùa với vật nuôi. Nhưng nghiêm trọng hơn đó là nguy cơ bé bị lây những căn bệnh truyền nhiễm từ chó, mèo, chim chóc…
- Bị sán dây, giun đũa, giun móc: trong ruột của chó mèo có chứa rất nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm đặc biệt là sán dây. Khi trẻ vuốt ve vật nuôi, trứng sán trên lông chúng sẽ dính vào tay và đi vào cơ thể bé gây bệnh. Khi bị nhiễm sán bé sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, dị ứng và ngứa ngoài da. Bên cạnh đó, chó mèo cùng là mầm mống phát tán và lây lan các loại giun đũa, giun móc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Tiếp xúc trực tiếp với chó là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm sán dây. |
- Nhiễm khuẩn capnocytophaga canimorsus: đây là loại vi khuẩn có trong nước bọt cho mèo. Vì thế, khi chúng liếm vào mặt hay cơ thể bé nó sẽ xâm nhập vào da gây nên bệnh nấm ngoài da, nhiễm khuẩn tụ da cầu thậm chí là nhiễm trùng huyết…
- Nhiễm Toxoplasma: loại vi khuẩn này gây ra triệu chứng như bị cúm và trung gian truyền bệnh đó là mèo. Đặc biệt, nguy hiểm hơn là Toxoplasma có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
- Nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae: căn bệnh này lây lan qua vết cào của mèo bị nhiễm bọ chét. Nó sẽ gây sốt, phình hạch bạch huyết và cảm giác mệt mỏi…
Để tránh các nguy cơ cho con trẻ, các bậc phụ huynh cần có các biện pháp phòng ngừa như phải tắm cho chó mèo từ 1-2 lần/ tuần bằng sản phẩm chuyên dụng giúp loại bỏ trứng giun bám trên lông. Đồng thời tẩy giun, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi. Dặn dò những bé lớn tuổi không được đùa giỡn quá mức khiến vật nuôi nổi nóng, thò tay vào miệng chúng.