Sốc: Dầu bẩn đổ vào nước sạch sông Đà được dùng để... bẫy chuột!

Đi tìm nguồn gốc chất dầu thải đổ vào nguồn nước sông Đà gây ô nhiễm, phóng viên báo Lao Động phát hiện ra: Chất thải đó từng được người dân trong vùng dùng để ...bẫy chuột. Sáng ngày 19/10, ông Nguyễn Đức Truyền - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà (thị xã Phú Thọ, Phú Thọ) đã xác nhận thông tin nguồn dầu thải trong vụ việc là của công ty mình.
 
 
 

Ngày 18/10, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Chương Đại (25 tuổi, trú huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) và Hoàng Văn Thám (33 tuổi, trú huyện Văn Quan, Lạng Sơn).
Soc: Dau ban do vao nuoc sach song Da duoc dung de... bay chuot!
Nước sạch Sông Đà nhiễm dầu (ảnh nhỏ) từ nguồn thải của Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà. 
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng đang truy bắt Lý Đình Vũ (37 tuổi, ở cùng địa phương với Đại) để làm rõ hành vi đổ trộm dầu thải ra đầu nguồn gây ô nhiễm nước nghiêm trọng, khiến hàng vạn gia đình ở Hà Nội lao đao.
Qua đấu tranh khai thác, bước đầu các đối tượng khai nhận đã lấy chất thải từ Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà (Phú Thọ) đem về Hưng Yên rồi lại chạy lên khu vực xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) xả trộm, gây ảnh hưởng đến nguồn nước.
Soc: Dau ban do vao nuoc sach song Da duoc dung de... bay chuot!-Hinh-2
 Hoàng Văn Thám (trái) và Nguyễn Chương Đại. Ảnh: N.H.
Liên quan đến vấn đề này, sáng 19/10, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Đức Truyền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà - xác nhận thông tin nguồn dầu thải trong vụ việc là của công ty mình.
Ông Truyền nói: "Tôi thực sự rất bất ngờ. Khi biết thông tin trên, tôi lập tức gọi điện cho bộ phận kho thì được xác nhận đúng là có vụ việc như vậy. Tôi khẳng định quan điểm của cá nhân và công ty là không ủng hộ việc vi phạm làm ô nhiễm môi trường".
Nói về nguồn dầu thải, ông Truyền cho biết, dầu ở đây là loại dầu thải từ máy ép. Một năm sẽ có khoảng 400 lít dầu thải máy ép bị thải ra như vậy,
"Trước đây, chúng tôi có sử dụng công nghệ đốt lốp caosu để lấy dầu nung gạch nhưng đã bỏ nhiều năm. Thời điểm hiện tại, công ty chỉ đốt và sử dụng nguyên liệu là dầu diesel.
Dầu thải từ quá trình này hay được nông dân địa phương xin về bẫy chuột nhưng từ khi bỏ trồng lúa nên chẳng ai sử dụng. Chúng tôi sau đó đã ký với Công ty Môi Trường Xanh để xử lý chất thải. Nhưng cũng phải tích đủ một khối lượng nhất định thì Công ty Môi Trường Xanh mới đến chở đi" - ông Truyền thông tin thêm.
Soc: Dau ban do vao nuoc sach song Da duoc dung de... bay chuot!-Hinh-3
 Chiếc xe tải được các đối tượng sử dụng để vận chuyển và đổ trộm dầu thải.
Vị lãnh đạo công ty cũng cho biết, nội dung vụ việc có thể được diễn giải là một người làm ở bộ phận kho của Công ty gốm sứ Thanh Hà đã lén lút đem cho (hoặc bán) số lượng dầu trên cho nhóm Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám.
Sau khi lấy được dầu, nhóm Đại, Thám đã mang về Hưng Yên để sơ chế, giữ lại những gì có thể sử dụng được. Lượng dầu cặn từ quá trình này sau đó mới được các nhóm đối tượng đem xả trộm ở Hòa Bình.
“Lượng dầu cặn này mà xử lý phải mất tới 3,5 triệu đồng/khối nên tôi nghĩ đây hoàn toàn là bài toán kinh tế, vì lòng tham của con người thôi. Không có chuyện thuê mướn để hại nhau đâu...” – ông Nguyễn Đức Truyền cho hay.
Từng bị cư dân phản đối vì gây ô nhiễm
Trước đó, vào tháng 5/2019, người dân tại khu 6 - 7, phường Thanh Vinh (Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) nhiều lần phản ánh về việc Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà trong quá trình hoạt động liên tục xả nước thải đen kịt, ô nhiễm ra “bức tử” môi trường. Ngoài ra, công ty này còn đốt dầu thải khiến cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn, nhà cửa, cây cối bị bụi bám dày đặc.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, phía công ty cho biết những phản ánh của người dân là không đúng sự thật. Đồng thời công ty này cũng khẳng định có đầy đủ hồ sơ giấy tờ về giấy phép hoạt động, và đánh giá tác động môi trường.

10m3 dầu thải đổ xuống sông Đà ô nhiễm nước máy Hà Nội: “Hung thủ” khai chưa trung thực?

(Kiến Thức) - Hai đối tượng trên khai nhận, ngày 8/10, đã điều khiển xe ô tô tải chở khoảng 10m3 chất thải (dầu thải) đến địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình để tiến hành xả thải.

Chiều ngày 18/10, lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị này đã bắt giữ 2 đối tượng liên quan đến vụ việc đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước cấp đến Nhà máy nước sạch sông Đà.
Theo đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Bộ Công an, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ và sự phối hợp chặt chẽ của các Cục nghiệp vụ - Bộ Công an và Công an các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Tuyên Quang và Công an TP. Hà Nội, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã tạm giữ hình sự 2 đối tượng là thủ phạm xả chất thải nêu trên.

Nước máy Hà Nội bốc mùi lạ: Khử trùng khu vực đổ dầu thải bằng "vi sinh ăn dầu"

Chiều 18/10, công nhân Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam tiến hành khử trùng, thả 'vi sinh ăn dầu' tại khu vực bị xả dầu thải khiến nguồn nước cấp cho nhà máy nước sông Đà bị ô nhiễm, là nguyên nhân nước máy Hà Nội bốc mùi lạ.

Nuoc may Ha Noi boc mui la: Khu trung khu vuc do dau thai bang
Liên quan đến sự cố nước Hà Nội bốc mùi lạ, sau khi Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam lắp đặt 20 điểm lọc dầu tại kênh dẫn nước vào nhà máy nước Sông Đà và 2 con suối đổ về kênh dẫn, đơn vị này đã tổ chức phun khử trùng địa điểm bị đổ trộm dầu thải và rải vi sinh để xử lý triệt để lượng dầu thải tồn đọng.
Nuoc may Ha Noi boc mui la: Khu trung khu vuc do dau thai bang
Công việc xử lý lượng bùn đất nhiễm dầu thải được triển khai tại bãi đất rộng trước nhà máy nước Sông Đà
Nuoc may Ha Noi boc mui la: Khu trung khu vuc do dau thai bang
 Ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam cho biết: Bột vi sinh này không gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Khi được rải xuống, vi sinh vật trong trạng thái "ngủ", khi gặp dầu sẽ "tỉnh dậy" và "ăn dầu", sau đó phân hủy dầu thành khí cacbonic (CO2) và nước mà không nhả lại môi trường.
Nuoc may Ha Noi boc mui la: Khu trung khu vuc do dau thai bang
 “Bản chất bột vi sinh là xơ bông, sau khi hút và xử lý dầu sẽ tự phân hủy và mục đi, thành phân bón cho đất, tốt cho đất và cây trồng”, ông Sơn nói.
Nuoc may Ha Noi boc mui la: Khu trung khu vuc do dau thai bang
 Công nhân thực hiện công tác ban đầu để xử lý bùn đất nhiễm dầu được nạo vét từ suối Trầm. Công nhân được trang bị quần áo bảo hộ để phun khử trùng và rải bột vi sinh.
Nuoc may Ha Noi boc mui la: Khu trung khu vuc do dau thai bang
Ông Phạm Thế Tùng, Phó giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam trực tiếp có mặt giám sát tại đây cho biết: Công nghệ vi sinh sẽ mất nhiều thời gian để vi sinh có thể phân hủy triệt để lượng dầu tồn đọng. Chất thấm và phân hủy sinh học dầu Remediator chứa các loại vi sinh sẵn có trong tự nhiên. Khi có nguồn thức ăn là các hydrocarbon và độ ẩm thích hợp, các vi sinh này sẽ phát triển nhanh chóng về lượng và “ăn” dầu, chuyển hóa các chất độc hại thành vô hại. 
Nuoc may Ha Noi boc mui la: Khu trung khu vuc do dau thai bang
 Một hố rộng được Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam đào lên để chuẩn bị xử lý lượng bùn đất nhiễm dầu tồn đọng.
Nuoc may Ha Noi boc mui la: Khu trung khu vuc do dau thai bang
Theo ghi nhận của PV, khoảng cách 150m từ đỉnh dốc (điểm có dầu) xuống suối Trầm đã được các công nhân của Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam phun khử trùng, rải chất thấm và phân hủy sinh học dầu Remediator. 
Nuoc may Ha Noi boc mui la: Khu trung khu vuc do dau thai bang
 
Như Infonet đã đưa tin trước đó, vào ngày 17/10, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức họp báo thông tin về việc đổ trộm dầu thải gần khu vực nhà máy nước Sông Đà.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.