Doanh nghiệp dược nêu loạt khó khăn trong buổi gặp lãnh đạo Sở Y tế TP HCM

(Vietnamdaily) - Ngày 8/9, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM đã gặp gỡ, đối thoại giữa các bên liên quan đến công tác đấu thầu, cung ứng thuốc, thanh toán công nợ thuốc của các bệnh viện công lập trên địa bàn.

Ngoài thành viên Ban giám đốc Sở Y tế TP HCM, đại diện Ban giám đốc BHXH TP, tham dự buổi đối thoại còn có đại diện lãnh đạo 25 doanh nghiệp cung ứng thuốc và 33 đơn vị y tế công lập bao gồm các bệnh viện thành phố, quận, huyện và lãnh đạo các trung tâm y tế.

Đại diện các doanh nghiệp dược khẳng định dù ngành y tế đang rất khó khăn, nhưng doanh nghiệp dược đã và đang nỗ lực để hỗ trợ cho hệ thống y tế, tìm mọi cách để việc cung ứng thuốc không bị gián đoạn, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp dược cũng cho biết hiện đang gặp nhiều khó khăn trong các bất cập trong quy định, hướng dẫn về công tác đấu thầu và thanh quyết toán tiền thuốc của các bên liên quan. 

Nhiều quy định còn chưa rõ ràng, chưa thống nhất trên địa bàn gây khó khăn cho các nhà thầu trong thực hiện các thủ tục đáp ứng theo yêu cầu. 

Cụ thể như các điều khoản trong hợp đồng và thương thảo hợp đồng mua bán, việc thực hiện thủ tục thanh quyết toán, yêu cầu về mốc thời gian thanh quyết toán, điều kiện về hạn dùng thuốc, điều kiện về chênh lệch giá thuốc,…

Doanh nghiep duoc neu loat kho khan trong buoi gap lanh dao So Y te TP HCM
Các doanh nghiệp dược đang gặp nhiều khó khăn trong các bất cập trong quy định. Ảnh minh họa 

Đặc biệt, các quy định trong công tác đấu thầu mua sắm cần được bổ sung, điều chỉnh theo hướng công nhận thuốc là hàng hóa đặc biệt, việc mua sắm cần lấy định hướng về chất lượng đặt lên hàng đầu.

Vấn đề công nợ của các đơn vị y tế đối với doanh nghiệp dược đang có khuynh hướng gia tăng đáng kể và kéo dài, điều này gây khó khăn rất lớn cho việc vận hành doanh nghiệp.

Vấn đề bất cập trong quản lý giá thuốc, xây dựng giá kế hoạch trong đấu thầu khiến giá thuốc bị đóng khung qua nhiều năm. Trong khi đó, tình hình thị trường đang biến động rất lớn về giá nguyên liệu đầu vào, giá các dịch vụ bổ trợ cho sản xuất vận hành… đang có khuynh hướng tăng, tình hình lạm phát trên thế giới đang diễn ra… đặt doanh nghiệp dược trước tình huống vô cùng khó khăn.

Tình hình biến động về sử dụng thuốc, khó dự đoán cho cả đơn vị y tế và doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, các bệnh viện chưa xác định rõ tiến độ mua sắm thuốc trong năm.

Trong khi đó, công tác dự trù sản xuất thuốc phải cần có lộ trình thời gian để đáp ứng. Điều này rất dễ dẫn đến khả năng sản xuất thuốc không kịp đáp ứng nhu cầu, và có nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu thuốc cục bộ.

BS - CKII Nguyễn Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM nêu rõ việc đảm bảo cung ứng thuốc cho công tác khám chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở là nhiệm vụ chính trị đang được lãnh đạo các cấp quan tâm chỉ đạo.

Đặc biệt, Công điện hỏa tốc số 778/CĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế rà soát và ban hành hoặc trình các văn bản tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế; đồng thời cắt giảm tối đa thủ tục hành chánh gây phiền hà khó khăn cho công tác mua sắm, đẩy nhanh tiến độ cấp phép lưu hành thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư…

Bên cạnh đó, công điện cũng giao nhiệm vụ đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị y tế trên địa bàn cho UBND tỉnh/thành phố chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm.

Phần lớn các doanh nghiệp cung ứng thuốc tiếp tục khẳng định đồng chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ xã hội đối với sức khoẻ người dân, đảm bảo cung ứng thuốc cho các đơn vị y tế. Các doanh nghiệp cung ứng thuốc đề nghị một số giải pháp sau:

Đề nghị Sở Y tế phối hợp BHXH TPHCM và các cơ quan liên quan triển khai ngay Quyết định 3029/UBND-VX ngày 29/8/2022 của UBND TPHCM về quy định mức thanh toán giá thuốc trúng thầu ở các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND TPHCM.

Nghiên cứu giảm thủ tục hành chính không cần thiết về hồ sơ, chứng từ trong công tác đấu thầu, thanh quyết toán, và kiến nghị sử dụng công nghệ số trong công tác đấu thầu.

Doanh nghiệp dược đề nghị Sở Y tế TPHCM phối hợp với các Sở ban ngành, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc và các bên liên quan thống nhất mẫu hợp đồng sử dụng chung trên địa bàn, hiện nay trên cùng một địa bàn Thành phố nhưng có sự khác nhau về thủ tục hành chánh do các Kho bạc quận, huyện yêu cầu.

Đề nghị BHXH cùng chung tay với các đơn vị y tế để đảm bảo nguồn thu - chi cho hoạt động của đơn vị y tế, đặc biệt là hoạt động thanh toán chi phí cho các doạnh nghiệp cung ứng.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đã nêu ý kiến thống nhất và rất ủng hộ chủ trương đấu thầu tập trung cấp địa phương mở rộng của Sở Y tế thành phố nhằm mục tiêu tăng cường năng lực cho tuyến y tế cơ sở, tin rằng sẽ phát huy tốt hiệu quả như mong muốn, đồng thời giảm được khối lượng công tác liên quan đấu thầu cho khối doanh nghiệp dược.

Về phía BHXH, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc BHXH TP HCM cũng đã có những ý kiến giải đáp thắc mắc xung quanh vấn đề thanh quyết toán chi phí cho các đơn vị.

Trong đó, ThS Hằng đã lưu ý các đơn vị liên quan đến nguyên tắc, kỹ thuật và thời gian thanh quyết toán nhằm hỗ trợ giải đáp thắc mắc, nguyên nhân chậm thanh toán chi phí.

Đồng thời, bà cũng đã nêu những điểm lưu ý trong xây dựng danh mục thầu thuốc nhằm đảm bảo quản lý chi phí theo quy định của Quỹ Bảo hiểm để hỗ trợ các đơn vị dễ dàng trong thanh toán chi phí với Bảo hiểm.

Về phía các đơn vị y tế, đại điện các giám đốc bệnh viện cũng đã nêu các ý kiến trình bày những khó khăn và các lý do khách quan, chủ quan liên quan đến nguồn thu giảm, chậm thanh toán công nợ thuốc, các bệnh viện còn gặp khó khăn và mất khá nhiều thời gian để thực hiện trong giải trình cho công tác thanh quyết toán từ nguồn quỹ Bảo hiểm y tế. Các bệnh viện mong nhận được sự đồng cảm, chia sẽ của Bảo hiểm xã hội và các doanh nghiệp dược.

Theo PGS.TS. BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, các bên đã hiểu hơn và cùng chia sẽ trách nhiệm nhằm đảm bảo mục tiêu cung ứng đủ thuốc cho công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện và đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở.

Sở Y tế TP HCM sẽ phối hợp với BHXH TP HCM tiếp tục tập huấn về công tác thanh quyết toán BHYT, hạn chế tối đa tình trạng thanh toán chậm, kéo dài hoặc xuất toán.

Bên cạnh tập huấn công tác đấu thầu thuốc và giải quyết các vấn đề liên quan đến đấu thầu cho các đơn vị trực thuộc, Sở Y tế TPHCM sẽ sớm thành lập “Tổ tư vấn giải quyết các vướng mắc liên quan đến công tác đấu thầu, cung ứng và thanh toán công nợ thuốc”. Thành viên Tổ tư vấn bao gồm các đại diện của Sở Y tế TPHCM, BHXH Thành phố, đại diện cơ sở khám chữa bệnh, và đại diện các doanh nghiệp dược.

Nhằm mục đích tăng cường trao đổi thông tin, hiểu hơn các khó khăn gặp phải của các bệnh viện và của doanh nghiệp dược trong cung ứng và thanh toán công nợ, lần đầu tiên, Sở Y tế TPHCM đã tổ chức buổi gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo Sở Y tế với các doanh nghiệp cung ứng thuốc, các bệnh viện và Bảo hiểm Xã hội Thành phố.

Vì sao bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc, bệnh nhân ghép thận phải tự đi mua?

Việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép khiến bệnh nhân ghép thận phải mua thuốc bên ngoài là sự việc không mong muốn.

Bộ Y tế cho biết, từ ngày 24/11/2021, Trung tâm Mua sắm Tập trung thuốc Quốc gia đã ban hành công văn số 580/TTMS-NVD đề nghị các cơ sở y tế có trách nhiệm chủ động mua sắm theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế để đảm bảo cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị.

Vi sao benh vien Cho Ray thieu thuoc, benh nhan ghep than phai tu di mua?
Bệnh nhân sau ghép thận đang chờ khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy.  

Thiếu thuốc và vật tư y tế, bệnh nhân bị 'tước' quyền lợi khám chữa bệnh?

Nhiều bệnh nhân phải chạy mua từng cây kim truyền dịch với giá 3.000 đồng/cây trước giờ mổ. Bệnh nhân đau xương khớp mạn tính cũng phải đi mua thuốc ngoài vì trạm y tế hết thuốc bảo hiểm y tế.

Theo PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, ĐH Y Dược TP HCM, danh mục thuốc bảo hiểm y tế tại các trạm y tế rất ít, ảnh hưởng rất lớn đến cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế.

Thiếu thuốc là do hiện nay một số mặt hàng đã tăng giá, việc đấu thầu khó, đặc biệt là trong thời điểm vô cùng nhạy cảm này, các bệnh viện phải làm thủ tục đấu thầu rườm rà. Đấu thầu thuốc chậm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi khám chữa bệnh của người người bệnh.  

Tin mới