Thiếu vaccine sởi, Sở Y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ dịch chồng lên dịch

(Vietnamdaily) - TP HCM đang đối mặt với nguy cơ đáng lo ngại có khả năng cao xảy ra, thêm dịch sởi bùng phát chồng lên các dịch bệnh hiện hữu, dịch số xuất huyết và COVID-19.

Sở Y tế TPHCM đưa ra lời cảnh báo trên trong bối cảnh thành phố đang bị gián đoạn cung ứng 2 loại vắcxin chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) là vắcxin sởi đơn (tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi) và vắcxin DPT (ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi).

Nhu cầu vắcxin sởi và vắcxin DPT hàng tháng của thành phố là hơn 8.000 liều cho mỗi loại.

Trước tình hình nguồn cung ứng 2 loại vắcxin trong chương TCMR là vắcxin sởi đơn và vắcxin DPT có dấu hiệu bị gián đoạn, Sở Y tế TPHCM đã 3 lần gửi công văn (tháng 6, tháng 8 và tháng 9/2022) báo cáo Bộ Y tế và đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo Chương trình tiêm chủng Quốc gia phân bố kịp thời đủ số lượng cho Thành phố.

Thieu vaccine soi, So Y te TP HCM canh bao nguy co dich chong len dich
TPHCM đang bị gián đoạn cung ứng 2 loại vắcxin chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) là vắcxin sởi đơn (tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi) và vắcxin DPT (ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi). Ảnh tư liệu

Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay vẫn chưa nguồn vắcxin cung cấp cho Thành phố.

Sở Y tế TPHCM đã nói cho rõ thêm, Thành phố đang thiếu 2 loại vắcxin sởi đơn dùng để tiêm cho trẻ khi đủ 9 tháng tuổi và vắcxin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) dùng để tiêm cho trẻ khi đủ 18 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Còn các mũi vắcxin cơ bản có thành phần bạch hầu - ho gà - uốn ván lúc trẻ được 2 - 3 - 4 tháng tuổi vẫn có đủ vắcxin cung ứng.

Điều đáng lo ngại nhất chính là do gián đoạn cung ứng vắcxin sởi nên nguy cơ tái bùng phát dịch sởi trong năm nay là rất lớn.

Theo yêu cầu của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tỷ lệ bao phủ vắcxin sởi phải đạt ít nhất 95% ở trẻ dưới 1 tuổi để có thể kiểm soát được dịch sởi.

Thực tế, cứ 4 năm 1 lần, dịch sởi lại xảy ra theo chu kỳ, gần nhất là các đợt bùng phát dịch sởi vào các năm 2013 - 2014 và nhất là dịch sởi năm 2018 - 2019.

Càng đáng lo ngại hơn khi sau 2 năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi tại TPHCM là rất thấp, nay lại bị gián đoạn nguồn vắcxin nên nguy cơ xảy ra dịch sởi là rất lớn.

Cụ thể, tính đến tháng 8/2022, trẻ sinh năm 2020 có tỷ lệ tiêm nhắc sởi mũi 2 (lúc 18 tháng tuổi) chỉ mới đạt 75,3% (thiếu 19,7% so với chỉ tiêu 95%), còn trẻ sinh năm 2019 tỷ lệ tiêm sởi mũi 2 đạt 83,6% (vẫn thiếu 11,4% so với chỉ tiêu 95%).

Thêm vào đó, trong thời gian qua, tỷ lệ tiêm vắcxin sởi mũi 1 cho trẻ sinh năm 2021 vẫn chưa đạt do nguồn vắcxin sởi bị gián đoạn, chỉ mới đạt 79,9% (thiếu 15,1% so với chỉ tiêu đạt 95%).

Như vậy, ngoài chu kỳ 4 năm theo thông lệ, 3 năm qua từ 2019-2021, tỷ lệ trẻ tiêm vắcxin sởi đều không đạt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và mới đây là gián đoạn nguồn cung ứng vắcxin trong chương trình TCMR nên nguy cơ dịch sởi tái bùng phát là lớn hơn rất nhiều lần so với những đợt dịch trước.

Trong tình hình gián đoạn tạm thời vắcxin sởi và DPT của chương trình TCMR như hiện nay, Sở Y tế chỉ đạo các trạm y tế phường, xã thực hiện một số biện pháp trước mắt như sau: Lập danh sách các trẻ đã đủ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng để mời tiêm ngay khi nhận được vắcxin từ chương trình.

Trong trường hợp các bậc phụ huynh quá lo lắng và muốn trẻ được tiêm đúng lịch, tư vấn cho phụ huynh có thể đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để tiêm chủng.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên nhưng chưa được tiêm vắcxin sởi, trạm y tế có thể chỉ định tiêm vắcxin MR (sởi - rubella) trong chương trình TCMR, hoặc tư vấn tiêm MMR (sởi - quai bị - rubella) thuộc nhóm vắcxin dịch vụ (nếu phụ huynh có nhu cầu).

Trong giai đoạn hiện nay, ngành y tế TPHCM khuyến cáo tất cả mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng chung cho các bệnh truyền nhiễm như: thường xuyên rửa sạch bàn tay đặc biệt là trước khi tiếp xúc với trẻ em; chủ động mang khẩu trang khi có triệu chứng hô hấp; thực hiện vệ sinh các bề mặt tiếp xúc; giữ nhà cửa thông thoáng…

Thiếu thuốc và vật tư y tế, bệnh nhân bị 'tước' quyền lợi khám chữa bệnh?

Nhiều bệnh nhân phải chạy mua từng cây kim truyền dịch với giá 3.000 đồng/cây trước giờ mổ. Bệnh nhân đau xương khớp mạn tính cũng phải đi mua thuốc ngoài vì trạm y tế hết thuốc bảo hiểm y tế.

Theo PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, ĐH Y Dược TP HCM, danh mục thuốc bảo hiểm y tế tại các trạm y tế rất ít, ảnh hưởng rất lớn đến cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế.

Thiếu thuốc là do hiện nay một số mặt hàng đã tăng giá, việc đấu thầu khó, đặc biệt là trong thời điểm vô cùng nhạy cảm này, các bệnh viện phải làm thủ tục đấu thầu rườm rà. Đấu thầu thuốc chậm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi khám chữa bệnh của người người bệnh.  

Nguy cơ dịch chồng dịch, thiếu cả thuốc lẫn nhân lực ở TP HCM

Ngành y tế TP HCM đang đứng trước 3 nguy cơ lớn: Dịch chồng dịch; thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế và nguồn nhân lực y tế công lập.

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM chia sẻ, hiện nay, chưa có quốc gia nào chính thức công bố đã chấm dứt được dịch Covid-19.

Nguy co dich chong dich, thieu ca thuoc lan nhan luc o TP HCM
TP HCM ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết là 21.993 ca, tăng 184% so với cùng kỳ, số tử vong đã 11 trường hợp, có cả người lớn, phụ nữ mang thai, trẻ em. 

Tin mới