Sở thích mê đắm kĩ nữ có một không hai của hoàng đế nhà Minh

Hồng Vũ Đế được xem như là một trong các hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ công lao to lớn của mình với đất nước, nhưng tên tuổi ông lại gắn với những chuyện chẳng mấy hay ho…

Chu Nguyên Chương: Vị Hoàng đế xuất thân từ ăn mày
Chu Nguyên Chương được coi là một trong những vị Hoàng đế có xuất thân thấp kém nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ông sinh ra trong một gia đình bần nông ở Tứ Châu (nay là huyện Hu Dị, tỉnh Giang Tô).
Gia đình ông phải trôi nổi nhiều nơi để kiếm kế sinh nhai. Bố mẹ ông có 8 người con nhưng 2 người không may chết yểu, còn 4 nam 2 nữ. Chu Nguyên Chương là con út, thuở nhỏ gọi là Trùng Bát, ngay cả tên họ chính thức cũng không có.
Năm 16 tuổi, Chu Nguyên Chương đi chăn gia súc thuê nhưng không lâu sau đã bị chủ đuổi vì dám lén thui một con gia súc trong đàn để ăn. Cũng cùng năm đó, một bệnh dịch đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ và anh chị của ông, khiến ông phải tá túc làm sư trong một ngôi chùa.
So thich me dam ki nu co mot khong hai cua hoang de nha Minh
Ảnh minh họa. 
Tuy nhiên, do chùa cũng không thể nuôi hết các sư nên ông phải rời chùa, đi ăn mày kiếm miếng cơm lót dạ trong vòng 3 năm. Sau đó, ông lại trở về chùa làm sư trong 3 năm nữa và trong thời gian này ông mới bắt đầu học đọc và viết.
Năm 1352, khi khí vận triều Nguyên sắp tận, Chu Nguyên Chương gia nhập Hồng Cân quân (quân khăn đỏ) của Quách Tử Hưng, được Tử Hưng tin cậy, nhậm chức Tả phó Nguyên soái nghĩa quân.
Sau đó, từ một kẻ vô danh tiểu tốt, Chu Nguyên Chương đã trở thành người đứng đầu quân doanh, xuất quân Bắc phạt.
Tháng giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, khai quốc vương triều nhà Minh. Cùng năm đó, ông công phá Đại Đô (Bắc Kinh), lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên, từng bước thực hiện thống nhất đất nước. Năm 1398, Minh Thái Tổ bệnh mất, hưởng thọ 70 tuổi.
Sở thích mê đắm kĩ nữ
Năm 25 tuổi, Chu Nguyên Chương gia nhập đội quân Hồng Cân (Khăn đỏ) do Quách Tử Hưng lãnh đạo nổi dậy phản kháng triều Nguyên. Ngoài những lúc chinh chiến, Chu Nguyên Chương thích tìm đến các kỹ viện chơi bời, lâu ngày đâm nghiện. Trong một lần đến tầm hoan ở kỹ viện, ông đã gặp một kỹ nữ rất xinh đẹp, thông minh.
Sẵn có hơi men lại có tài xuất khẩu thành thi, Chu Nguyên Chương đã nổi hứng đọc một bài thơ khen tặng người đẹp với những lời thề nguyện. Cô gái rất thích bèn chép lại, Chu Nguyên Chương thấy chữ nàng rất đẹp bèn ký tên mình vào đó. Nào ngờ sau bữa vui thú đó, nàng kỹ nữ mang thai rồi sinh ra một bé trai.
Về sau, nghe tin Chu Nguyên Chương đã trở thành hoàng đế Đại Minh, nàng bèn mang con lặn lội về kinh thành tìm người xưa, không quên mang theo bài thơ năm nào. Nghe bẩm báo có cô gái mang con tìm mình, có bài thơ làm chứng, Chu Nguyên Chương nhìn bài thơ thì nhớ ngay ra chuyện xưa người cũ, nhưng ông đã là hoàng đế, sao có thể nhận mình từng lâm hạnh kỹ nữ, vả lại liệu có dám chắc cậu bé đó là con trai mình.
Vì vậy, Chu Nguyên Chương quyết định lánh mặt, không gặp nàng kỹ nữ, nhưng tỏ ra là người trọng tình nghĩa, ông đã cử người chăm sóc hai mẹ con, về sau còn phong vương cho cậu bé khi trưởng thành và cho xây dựng vương phủ nguy nga để hai mẹ con sinh sống.
Chu Nguyên Chương cự tuyệt gặp mặt nàng kỹ nữ đã có con với mình, nhưng vẫn không bỏ được tật “nghiện” kỹ nữ. Mặc dù trong cung mỹ nhân hàng bầy, ông có thể mặc sức dâm lạc, nhưng Chu Nguyên Chương vẫn không bỏ được thú vui vụng trộm với kỹ nữ, thỉnh thoảng ông lại đêm khuya dẫn theo mấy quan tùy tùng cải trang ra ngoài thành tầm hoan hưởng lạc chốn lầu xanh.
Dĩ nhiên, nơi ông tìm đến không phải là chốn bụi bặm bẩn thỉu khi xưa, mà là những chốn ăn chơi dành cho giới quý tộc sang trọng với những người đẹp sắc nước hương trời, chỉ khác là chốn hành sự không phải là trong cung và được hành xử tự do thoải mái hơn mà thôi.
Chưa hết, để được tự do và thuận tiện cho việc tìm hoa vấn liễu, Chu Nguyên Chương còn cho xây dựng ở ven sông Tần Hoài một loạt kỹ viện, gọi là Đại Viện. Ông còn tự tay đề tự, viết đôi câu đối cho Đại Viện, cổ vũ khuyến khích mọi người đến đây mua vui.
Chu Nguyên Chương cho xây kỹ viện mời gọi khách chơi là có ý lôi kéo cánh nhà giàu, quý tộc đến đây chơi bời để tăng thêm nguồn thu tiền thuế cho ngân khố; nhưng ông không ngờ cánh thương gia ranh ma không mắc bẫy, họ chẳng dại gì kéo nhau đến đây đốt tiền. Trái lại ông lại “tự đào chân tường” làm hư các quan. Sách thời đó chép rằng: cứ bãi triều là văn võ bá quan lại ào ra tìm đến các lầu xanh để vui chơi hưởng lạc, vừa bê trễ công việc, vừa tạo nên cảnh tượng “bá quan tranh gái” rất chướng mắt.
Ngoài chơi gái lầu xanh, Chu Nguyên Chương còn chiếm đoạt con gái nhà lành. Khi còn là lãnh tụ nghĩa quân, ông ta kề vai chiến đấu với người bạn là Thiệu Vinh. Một lần, Thiệu Vinh phải đi đánh trận, để ở nhà đứa con gái của ông – một cô gái mới chớm tuổi hoa. Bất chấp tình bạn, thú tính nổi lên, Chu Nguyên Chương đã cưỡng hiếp cô bé.
Thiệu Vinh rất căm hận, cuối cùng đã đi theo con đường phản lại Chu Nguyên Chương. Có tật giật mình, biết chuyện chơi gái lầu xanh hay cưỡng bức gái nhà lành là chuyện chẳng hay ho nên Chu Nguyên Chương cấm tiệt mọi người bóng gió đến chuyện này. Một văn nhân đất Tô Châu là Cao Khởi chỉ vì làm thơ bóng gió đến chuyện hoàng đế chơi gái lầu xanh, đã bị Chu Nguyên Chương bắt và phạt “yêu trảm” (chém ngang lưng).

Cái chết bí ẩn của vị Hoàng đế Trung Quốc nối nghiệp Chu Nguyên Chương

Có một Hoàng đế Trung Quốc, vào đời nhà Minh, thậm chí cho tới tận ngày nay, các sử gia cũng không thể xác định ông qua đời vào thời điểm nào và chết như thế nào.

Trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc, nguyên nhân dẫn tới cái chết của một vị hoàng đế thì nhiều vô kể. Có người sống thọ rồi băng hà theo đúng quy luật sinh lão bệnh tử. Có người bị chết bởi ám sát. Có người vì chìm đắm trong tử sắc mà chết yểu. Nhưng trong tất cả, có một Hoàng đế Trung Quốc, vào đời nhà Minh, thậm chí cho tới tận ngày nay, các sử gia cũng không thể xác định ông qua đời vào thời điểm nào và chết như thế nào.

Hoàng đế quyền lực và tàn bạo Chu Nguyên Chương sợ nhất điều này

Nhiều sử gia khẳng định, một người thô lỗ và ít học như Chu Nguyên Chương có thể sáng lập nên thời thịnh trị Hồng Vũ đầu nhà Minh phần lớn là nhờ trí tuệ của Mã Hoàng hậu.
 

Chu Nguyên Chương, vị Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa nổi tiếng là vị Hoàng đế tàn bạo không chỉ với quân thần mà còn với cả các phi tần cung nữ. Không chỉ đa nghi mà ông còn có hàng ngàn cách để trừng trị những phi tần ông cho là một dạ hai lòng. Tuy nhiên, cả cuộc đời Chu Nguyên Chương lại hết mực yêu thương “người vợ chân to” của mình - Mã Hoàng hậu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới