Sợ thành "nhà siêu mỏng", Vinaconex chỉ được nâng 3 tầng lên... 18 tầng

Trước đề xuất công trình 3 tầng thành 24 tầng tại Khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính của Vinaconex, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho rằng, khu đất có chiều ngang mỏng, để tránh tạo nhà siêu mỏng, chỉ chấp thuận nâng lên 18 tầng.

Sợ thành "nhà siêu mỏng", Vinaconex chỉ được nâng 3 tầng lên... 18 tầng
Muốn nâng công trình dịch vụ 3 tầng thành cao ốc 24 tầng
Đại diện Sở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội cho hay, liên quan đến việc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đề xuất cao ốc ở trong Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính đã được Sở này báo cáo lên UBND TP Hà Nội.
Theo đó Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến ông Lê Vinh đã có văn bản số 3458/QHKT/KHTH gửi UBND TP Hà Nội về việc quy hoạch kiến trúc tại khu đất mà chủ đầu tư đề xuất xây cao ốc.
So thanh
Khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính vốn chật chội, bức bí nay lại được "nhồi" thêm cao ốc cao 18 tầng. 
Cụ thể, khu đất ký hiệu CN thuộc Khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính có diện tích khoảng hơn 4.300m2, trên đất hiện có công trình cao 3 tầng. "Theo quy hoạch chi tiết duyệt năm 2001, khu đất có chức năng công nghiệp. Đến năm 2003, Vinaconex xin điều chỉnh phương án kiến trúc công trình tại khu đất trên với chức năng Trung tâm dịch vụ thời trang cao cấp, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống và với mật độ xây dưng 34,88%, diện tích sàn khoảng 4.249m2; hệ số sử dụng đất 0,98 lần; tầng cao trung bình 2,81 tầng. Đến nay, công trình đã thi công và đưa vào sử dụng", Sở Quy hoạch-Kiến trúc nêu rõ.
Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc, ngày 21/5/2018, Vinaconex tiếp tục có công văn đề xuất lập dự án đầu tư xây dựng công trình Tòa nhà gara cao tầng, văn phòng kết hợp thương mại dịch cao 24 tầng, diện tích xây dựng là 1686m2, mật độ xây dựng tăng lên 49%, tổng diện tích sàn tăng gấp khoảng 9 lần trước đó. Ngoài ra doanh nghiệp cũng đề xuất bổ sung diện tích sàn đổ xe gồm 3 tầng hầm và 3 tầng nổi.
Lo sợ công trình siêu mỏng chỉ nâng 3 tầng lên 18 tầng
Theo lãnh đạo Sở Quy hoạch-Kiến trúc, việc chủ đầu tư đề xuất chiều cao công trình 24 tầng là nằm trong khung cho phép của quy hoạch phân khu đô thị H2-2. Tuy nhiên, xét cụ thể về quy mô diện tích, hình dáng kích thước khu đất có chiều ngang mỏng khoảng 25 – 30m (so với chiều dài khoảng 120m). "Vì vậy để đảm bảo tỷ lệ hình khối công trình giữa chiều cao với chiều rộng, trách tạo công trình có hình khối kiến trúc siêu mỏng, tại đây nghiên cứu phương án xây dựng công trình tối đa 18 tầng”, Văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc chỉ rõ.
So thanh
Lo sợ thành công trình siêu mỏng với đề xuất 24 tầng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chỉ cho phép Vinaconex nâng công trình 3 tầng lên thành cao ốc 18 tầng. 
Được biết, hiện đề xuất của Vinaconex xây cao ốc ở khu đô thị kiểu mẫu này, đã được Hà Nội ra thông báo số 186/TB-VP về việc Kết luận của tập thể lãnh đạo UBND TP.Hà Nội thống nhất nguyên tắc cho điều chỉnh quy hoạch, cho phép xây tòa nhà gara cao tầng, văn phòng kết hợp thương mại dịch vụ như chấp thuận của Sở Quy hoạch-Kiến trúc.
"Hiện Sở cũng yêu cầu Vinaconex phối hợp với UBND các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân và UBND các phường Trung Hòa, Nhân Chính để tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực đối với nội dung đã đề xuất trên", vị cán bộ cho hay.
Trước đó, như Tiền Phong thông tin, trước việc Vinaconex muốn xây thêm công trình Tòa nhà gara cao tầng, văn phòng kết hợp thương mại dịch vụ với quy mô 18 tầng nổi và 3 tầng hầm trong Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính khiến người dân nơi đây phản đối quyết liệt.
“Việc Vinaconex xây dựng tòa nhà 18 tầng trên nền ngôi nhà 3 tầng của Trung tâm Dịch vụ thời trang cao cấp và Thủ công mỹ nghệ trước đây (trụ sở cũ của Vinaconex) sẽ khiến cuộc sống cư dân trong khu vực ngày càng trở lên ngột ngạt hơn”, một vị cư dân bức xúc.
Trước những ý kiến của cư dân, đại diện Tổng Công ty Vinaconex cho biết, đơn vị đang hoàn tất các thủ tục để xây dựng tòa nhà 18 tầng ở khu đất hiện tại là Trung tâm Dịch vụ thời trang cao cấp và Thủ công mỹ nghệ, có ký hiệu lô đất là 21N.2: “Hà Nội chấp thuận tòa nhà có quy mô 18 tầng nổi và 03 tầng hầm. Trong đó, 03 tầng hầm và 05 tầng nổi được sử dụng làm bãi đỗ xe thông minh, các tầng còn lại được sử dụng làm văn phòng và dịch vụ thương mại chứ không sử dụng làm căn hộ ở. Do vậy, việc xây dựng tòa nhà hoàn toàn không làm tăng quy mô và mật độ dân số tại đây”, đại diện Vinaconex cho biết.
Tuy nhiên, đại diện Vinaconex cũng thừa nhận việc chưa tiến hành tuyên truyền rộng rãi các thông tin đầy đủ về lợi ích mà dự án mang lại đối với cộng đồng, dẫn đến một bộ phận dân cư hiểu sai về mục đích của dự án, gây bức xúc trong thời gian vừa qua. Trong thời gian tới, Vinaconex sẽ tiếp tục thực hiện lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở phường Trung Hòa. Rút kinh nghiệm từ lần lấy ý kiến cộng đồng trước đây, Vinaconex dự định sẽ tiến hành tuyên truyền rộng rãi, đầy đủ các thông tin về dự án cho cư dân để đại đa số người dân có thể hiểu và ủng hộ chủ trương đầu tư dự án.

Sau Vinamilk, SCIC lại chào bán hơn 96 triệu cổ phần Vinaconex

Đầu tháng 12, SCIC dự kiến bán khoảng 22% vốn điều lệ nắm giữ tại Vinaconex (tương đương hơn 96 triệu cổ phần). Giá khởi điểm sẽ công bố ngày 28/11 tới.

Sau Vinamilk, SCIC lại chào bán hơn 96 triệu cổ phần Vinaconex
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa tổ chức chào bán cổ phần tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex). SCIC dự kiến bán 21,97% vốn điều lệ tại Vinaconex vào đầu tháng 12, tương ứng 96.255.310 cổ phần. Mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần.

Phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng tiền thuế đối với Vinaconex 9

Riêng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp Vinaconex 9 bị truy thu do tăng qua thanh tra lên đến hơn 845 triệu đồng.

Phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng tiền thuế đối với Vinaconex 9
Phat va truy thu hon 1 ty dong tien thue doi voi Vinaconex 9
 Ảnh minh họa.

Con trai nhà tư sản Trịnh Văn Bô chi 2.000 tỷ mua cổ phần Vinaconex

Trong hai nhà đầu tư muốn mua lại 21,28% cổ phần Vinaconex từ Viettel có công ty của ông Trịnh Cần Chính, con trai nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô.

Con trai nhà tư sản Trịnh Văn Bô chi 2.000 tỷ mua cổ phần Vinaconex
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả thẩm định năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.