Sợ rụng rời tin đồn bùa thề khiến cặp tình nhân chết thảm

Gia đình thấy Khoa rũ xác bên mộ Yên ở mãi trên sườn núi heo hút khi họ lên thắp hương trăm ngày. Họ là đôi tình nhân đã làm bùa thề.

Khắp các bản làng người Mường ven sông Đà, thuộc huyện Phù Yên, Sơn La, người ta đồn đại về một thứ bùa có một không hai, gọi là bùa thề. Bùa thề làm cho con người yêu nhau và sống bên nhau suốt đời. Nhưng nếu một người chết thì người kia cũng sẽ chết theo.
Câu chuyện về bùa thề như một bản tình ca huyễn hoặc về những mối tình chỉ có ở bản Mường nơi đây.
Đồng bào ở vùng ven sông Đà tin rằng, bùa có một không hai này chỉ có ở xã Tường Tiến, Tân Lập, Nam Phong, Huy Phong, nằm bên dòng sông Đà, thuộc huyện Phù Yên mà thôi. Bùa thề không phải thứ hại người, mà họ coi như một bằng chứng về tình yêu và lòng chung thủy của những đôi trai gái, lấy cái chết để đấu tranh cho tự do của tình yêu.
Ở những xã này, bùa thề như một thứ mê mị, bí ẩn ngàn đời còn truyền lại. Người ta đồn đại rất nhiều về những cuộc tình đẹp gắn với bùa thề.
Hà Văn Khoa và Lò Thị Yên (xã Huy Phong) là một đôi tình nhân đa đoan, yểu mệnh. Khoa là chàng trai con nhà nghèo, đông anh em. Lò Thị Yên cũng sinh ra trong gia đình cám cảnh chẳng kém gì. Khoa và Yên bất chấp sự đói nghèo, quyết bảo vệ tình yêu bằng mọi giá.
Thế nhưng, bố mẹ Yên lại ra sức ngăn cản. Yên là một cô gái xinh đẹp, dễ thương. Bố mẹ không muốn Yên phải tiếp tục cuộc đời mình ở vùng đất rừng xanh núi đỏ này nên ép gả cô cho một người đàn ông buôn sắn ở thị trấn Phù Yên.
Người đàn ông mà bố mẹ ép gả hơn cô 30 tuổi, khá giàu. Ông ta có hai chiếc xe tải buôn sắn về xuôi. Ông đã có một đời vợ và hai đứa con lớn bằng Yên.
Trót trao trái tim yếu đuối của mình cho Khoa nhưng ước muốn của cha mẹ nặng như hòn đá nên Yên không thể nào từ chối được, cô phải lấy người đàn ông mà mình không yêu đó làm chồng.
So rung roi tin don bua the khien cap tinh nhan chet tham
Anh Tiến và chị Em đã làm bùa thề. 
Người ta bảo, trước khi đi lấy chồng, Yên đã cùng Khoa làm bùa thề để dù không được ở bên nhau song trái tim và tâm hồn thì mãi là một. Khi về thế giới bên kia, hai người sẽ là đôi uyên ương, không thế lực nào có thể chia cắt nhau được nữa.
Lấy chồng được một tháng, Yên cứ héo hon tiều tuỵ, không ăn uống, không nói năng gì, chỉ nhớ đến Khoa mà đêm đêm nước mắt đầm gối. Người chồng yêu thương, chăm sóc tận tình cô vợ trẻ thế nào cũng không làm Yên vui lên được.
Thương vợ, ông ta đưa vợ về quê sống với bố mẹ, để bố mẹ chăm sóc. Thế nhưng, vài hôm sau gia đình thấy Yên tắt thở trên giường, thân xác tiều tụy, chỉ có khóe miệng vẫn nở nụ cười. Gia đình không hiểu vì sao Yên chết, cô không có bệnh tật gì, cũng không có biểu hiện trúng độc.
Từ ngày Yên chết, Khoa bỏ thuyền, bỏ lưới không đi đánh cá nữa. Anh em nhớn nhác đi tìm mà không thấy tăm hơi Khoa đâu.
Thế rồi, gia đình nhà Yên thấy Khoa rũ xác bên mộ Yên ở mãi trên sườn núi heo hút khi họ lên thắp hương trăm ngày.
Có một điều lạ lùng là người dân trong vùng không tiếc thương cho mạng sống của đôi tình nhân trẻ, mà họ mừng cho hai người mãi mãi được bên nhau. Họ tin rằng bùa thề đã linh nghiệm với đôi tình nhân này. Câu chuyện về cái chết và mối tình vô cùng đẹp đẽ của Khoa và Yên lại khiến phong trào làm bùa thề lên cao. Các đôi trai gái hễ yêu nhau là bí mật gặp thầy bùa để xin bùa thề, quyết được cùng sống, cùng chết.
Người Mường ở vùng đất núi đá sông sâu này tin tuyệt đối vào sự linh nghiệm của bùa thề. Cha mẹ, họ hàng nếu biết con cái mình đã làm bùa thề với người yêu thì không bao giờ dám ngăn cản tình yêu của họ.
Lang thang tìm hiểu về thứ bùa ngải kỳ lạ này, tôi được nghe hàng chục câu chuyện về những cái chết lạ lùng của các đôi tình nhân mà người ta tin rằng do bùa thề. Trong số những câu chuyện vừa thực vừa hư ấy, tôi rất ấn tượng với mối tình đau khổ của cặp tình nhân Đinh Văn Kha và Hà Thị Lan.
Cách đây chừng 5 năm, người dân xã Nam Phong xôn xao về cái chết của vợ chồng anh Kha, chị Lan.
Cuộc sống vợ chồng tuy nghèo, bao năm chỉ ăn cơm độn khoai sắn nhưng vô cùng hạnh phúc. Sống với nhau hơn 20 năm, đã có 3 mặt con, nhưng vợ chồng không bao giờ nói nặng lời với nhau dù chỉ một tiếng. Thế nhưng, một ngày anh Kha đột tử do cảm lạnh. Anh chẳng để lại lời trăng trối. Chị Lan đau đớn khôn nguôi, ôm xác chồng mà không khóc nổi.
Làm tang cho chồng xong, chị họp gia đình, dặn dò 3 đứa con phải biết chăm sóc, thương yêu nhau. Chị nhờ anh em họ hàng giúp đỡ nuôi dưỡng các cháu. Chị tiết lộ rằng đã cùng anh Kha làm bùa thề từ ngày mới cưới.
Nghe chị Lan nói đã làm bùa thề, cả họ rầu rĩ buồn đau chuẩn bị làm đám tang nữa. Họ có niềm tin chắc chắn rằng, bùa thề sẽ dắt chị Lan về thế giới bên kia để hội ngộ cùng anh Kha. Sau ngày anh Kha chết, mọi người thay nhau canh chừng chị Lan, không cho chị ra khỏi nhà. Ai cũng sợ chị quẫn trí làm liều.
Thế nhưng, sau khi anh chết đúng 10 ngày thì họ hàng phát hiện chị cũng đã tắt thở trên giường.
Người dân đồn rằng, khi chết, trên má chị hai dòng nước mắt cứ thế tuôn chảy. Thầy mo bảo, chị buộc phải về thế giới bên kia, không có cách nào cưỡng lại được và dòng nước mắt đó là nỗi buồn của chị vì thương đàn con nhỏ.
Mời quý độc giả xem video Hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn (nguồn VTV):

Những cái chết bí ẩn của thầy bùa ở 'vùng đất bùa ngải'

Theo lời các thầy bùa ở vùng đất "bùa ngải xứ Mường", Phú Thọ thì những ai làm bùa hại người, tư lợi, thì đều nhận kết cục bi thảm.

Kỳ 6: Những cái chết của thầy bùa Người đầu tiên đón nhận cái chết kỳ lạ và thổi bùng lên ngọn lửa đồn thổi về sự trả giá khi lợi dụng bùa làm điều không tốt là ông Hà Xuân K., ở khu 5 xã Tân Phú.  Hồi còn sống, ông là thầy bùa nổi tiếng lắm. Người dưới xuôi kéo lên nhà ông nườm nượp, rồi xe đưa xe đón ông về Hà Nội làm bùa. Ông giàu lên nhanh chóng, xây nhà cao cửa rộng.  Nhưng rồi một hôm, khi đang ăn cơm cùng vợ, ông kêu mệt, liền lên giường nằm. Ông nằm một lúc thì ngủ. Vợ bảo: "Sao hôm nay ông ngáy to thế?". Ông K. ngáy nhỏ dần, rồi vợ ông không nghe thấy tiếng ông thở nữa. Vợ lay ông dậy, thì thấy ông đã cứng đờ rồi. Sau cái chết kỳ lạ của ông K., thầy bùa nổi tiếng, thì đến lượt ông thầy bùa Hà Văn T., cũng ở xã Tân Phú. Ông T. là thầy bùa rất cao tay, nhưng rồi ông cũng chết một cách lặng lẽ trên giường. Ông T. không có bệnh tật gì cả, mới ngoài 60 tuổi. Ông ăn tối cùng vợ con xong, lên giường ngủ, rồi đi luôn.
Thầy bùa Hoàng Văn Thục
Thầy bùa Hoàng Văn Thục  
Cái chết đột tử của hai thầy bùa Hà Xuân K. và Hà Văn T. gây ra nhiều lời đồn đại, song phải đến những cái chết do treo cổ của các thầy bùa ở Tân Phú mới gây nên sự hoang mang tột độ cho những ông thầy chuyên làm bùa hại người ở nơi rừng xanh núi đỏ này.  Thầy bùa thắt cổ tự tử đầu tiên ở Tân Phú là ông Hà Văn Y., ở bản Sặc. Ông Hà Văn Y. có biệt tài làm bùa yêu và nổi tiếng khắp vùng. Bố ông cũng là thầy bùa cao tay, nổi tiếng lấy những hai vợ. Trước khi chết, bố ông đã truyền lại đầy đủ các bí quyết làm bùa cho con.  Không biết có phải do ông sử dụng bùa để "thôi miên" đàn bà con gái không, nhưng theo lời kể của nhân dân trong vùng, ông có tới 5 người vợ.  Vợ cả của ông sinh được 4 người con. Vợ hai đẻ được 2 con thì chết đuối mất một. Mặc dù có hai vợ rồi, con đàn cháu đống đầy nhà, song ông lại lấy tiếp một bà nữa tên là C., người Sơn Tây.  Tuy nhiên, ở với bà C. mấy năm trời mà không có con, nên ông lại lấy tiếp bà nữa, cũng ở Sơn Tây, là người có họ hàng xa với bà C. Bà này là vợ liệt sĩ, đã có con riêng. Bà đưa cả con riêng lên sống với thầy bùa Hà Văn Y.  Nghe nói, hai bà này đều là cán bộ, có lương, nhưng khi lấy ông Y. thì bị ông giữ tịt sổ lương rồi lĩnh tiền tiêu pha cho cả nhà.  Tưởng vậy đã đủ, nhưng về già, ông lại "nổi hứng" lấy thêm vợ nữa, quê ở bản Giặt, xã Thạch Kiệt, chỉ bằng tuổi con gái của mình. Ông có với bà thứ 5 này hai đứa con trai nữa.
Củ ngải để làm bùa yêu
Củ ngải để làm bùa yêu  
Nhiều người gặp thầy bùa Hà Văn Y. hỏi chuyện: "Ông dùng bùa nên lấy được nhiều vợ phải không?". Ông bảo: "Tao đâu có dùng bùa lấy vợ đâu. Tính tao hay thương người, nên thấy các bà ấy cô đơn thì đưa về ở cùng vậy thôi. Nhưng cũng công nhận là tao đĩ tính. Trông thấy các bà tao cứ thích mới chết chứ". Theo lời đồn thổi của người dân, ông này còn lấy một số bà nữa, nhưng mỗi bà chỉ ở được với ông vài năm. Họ đồn rằng, ông Y. làm bùa để cuốn hút họ, rồi bòn rút tài sản. Khi nào họ khánh kiệt thì ông lại giải bùa để họ tự bỏ ông mà đi. Vài ngày sau khi bà C. và người em họ xa bỏ ông Y. đi, người ta tìm thấy xác thầy bùa Hà Văn Y. treo lủng lẳng trên cây mít sau nhà. Nghe mọi người kể, khi hai bà vợ bỏ đi, ông cứ thơ thẩn mấy ngày, như người mất hồn, rồi ông quấn dây thừng lên cành mít tự treo cổ. Gần đây nhất là vụ treo cổ của thầy bùa Hoàng Bá T., ở bản Cá. Theo người dân kể lại, ông T. là thầy bùa tốt, là Đảng viên đàng hoàng, chuyên làm bùa chữa bệnh cho nhân dân. 
Các thầy bùa trồng ngải quanh nhà.
Các thầy bùa trồng ngải quanh nhà.  
Tuy nhiên, ông T. cũng có tới hai bà vợ cùng lúc. Và rồi, ông cũng chết một cách bi thảm, không rõ ràng. Ông buộc dây lên xà nhà rồi treo cổ chết, không để lại lời trăng trối nào.  Theo thống kê của người dân ở Tân Phú, cứ đều đặn, một hai năm lại có một thầy bùa không đột tử chết thì cũng treo cổ chết. Vậy nên, lớp trẻ ở đây không còn tha thiết với nghề làm bùa chú kiếm ăn nữa.  Bên bếp lửa những đêm từ mùng 3 đến mùng 8 Tết, những đêm mà thầy bùa truyền nghề (không hiểu vì lý do gì nhưng các thầy bùa chỉ truyền nghề vào các tối từ mùng 3 đến mùng 8 Tết), mỗi năm lại vắng bóng đám thanh niên. Lớp trẻ không còn mặn mà với nét văn hóa tâm linh tổ tiên truyền lại nữa. Còn tiếp…

Ghê rợn lời đồn nhiều vợ chồng cùng chết ở vùng đất bùa ngải

Theo lời đồn, bùa "tơm thăm" làm cho con người ta yêu nhau say đắm, và một người chết thì người kia cũng chết theo. 

Kỳ 3: Dựng tóc gáy lời đồn bùa "tơm thăm"

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.