Số phận trực thăng UH-1A và chiến thuật “Trực thăng vận” của Mỹ ở Việt Nam

Số phận trực thăng UH-1A và chiến thuật “Trực thăng vận” của Mỹ ở Việt Nam

Trong cuộc chiến ở Việt Nam mà Mỹ can dự, trực thăng HU-1A đã gắn liền với quân đội Mỹ, đây là phương tiện chiến tranh chủ yếu của quân đội Mỹ lúc bấy giờ và gắn liền với chiến thuật “Trực thăng vận”.

Trực thăng HU, là viết tắt chữ Huey, là trực thăng quân sự đa năng do hãng Bell chế tạo, theo yêu cầu của quân đội Mỹ từ năm 1952; sau đổi thành UH. Nên loại trực thăng này gọi là UH-1, HU-1, hay  trực thăng Huey đều đúng cả.
Trực thăng HU, là viết tắt chữ Huey, là trực thăng quân sự đa năng do hãng Bell chế tạo, theo yêu cầu của quân đội Mỹ từ năm 1952; sau đổi thành UH. Nên loại trực thăng này gọi là UH-1, HU-1, hay trực thăng Huey đều đúng cả.
Trực thăng UH-1 được nghiên cứu từ năm 1955, bay thử đầu tiên vào ngày 20/10/1956, dùng thử năm 1959, sản xuất hàng loạt năm 1962; chiếc cuối cùng xuất xưởng năm 1976 và đã có 16.000 chiếc loại này được sản xuất trên toàn thế giới.
Trực thăng UH-1 được nghiên cứu từ năm 1955, bay thử đầu tiên vào ngày 20/10/1956, dùng thử năm 1959, sản xuất hàng loạt năm 1962; chiếc cuối cùng xuất xưởng năm 1976 và đã có 16.000 chiếc loại này được sản xuất trên toàn thế giới.
Trực thăng vận tải đa năng UH-1 có kíp lái từ 1- 4 người; dài 17,4 m; cao 4,39 m; trọng lượng rỗng 2.365 kg, trọng lượng cất cánh thông thường 4.100 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 4.309 kg. Máy bay có tốc độ tối đa 217 km/h, tầm bay chuyển sân 507 km, trần bay 5.910 m, sức chứa 14 người, hoặc 10 lính cùng vũ khí và trang bị cá nhân.
Trực thăng vận tải đa năng UH-1 có kíp lái từ 1- 4 người; dài 17,4 m; cao 4,39 m; trọng lượng rỗng 2.365 kg, trọng lượng cất cánh thông thường 4.100 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 4.309 kg. Máy bay có tốc độ tối đa 217 km/h, tầm bay chuyển sân 507 km, trần bay 5.910 m, sức chứa 14 người, hoặc 10 lính cùng vũ khí và trang bị cá nhân.
UH-1 cũng là loại trực thăng sử dụng động cơ turbin đầu tiên, được sản xuất cho Quân đội Mỹ, động cơ công suất 670 mã lực. Năm 1964 Mỹ có thêm UH-1B, rồi UH-1D, mỗi chiếc chở được 12 lính hoặc 6 cáng cứu thương, tốc độ bay 215 km/giờ.
UH-1 cũng là loại trực thăng sử dụng động cơ turbin đầu tiên, được sản xuất cho Quân đội Mỹ, động cơ công suất 670 mã lực. Năm 1964 Mỹ có thêm UH-1B, rồi UH-1D, mỗi chiếc chở được 12 lính hoặc 6 cáng cứu thương, tốc độ bay 215 km/giờ.
Chiến trường Việt Nam trở thành nơi áp dụng và thử nghiệm đầu tiên chiến thuật “trực thăng vận” của Quân đội Mỹ. Tổng cộng, Mỹ trang bị cho ngụy quyền Sài Gòn 914 chiếc UH-1 và quân Mỹ trực tiếp sử dụng 7.013 chiếc. Số UH-1 được sử dụng để vận chuyển binh lính, hàng hóa, cứu thương và tấn công từ trên không.
Chiến trường Việt Nam trở thành nơi áp dụng và thử nghiệm đầu tiên chiến thuật “trực thăng vận” của Quân đội Mỹ. Tổng cộng, Mỹ trang bị cho ngụy quyền Sài Gòn 914 chiếc UH-1 và quân Mỹ trực tiếp sử dụng 7.013 chiếc. Số UH-1 được sử dụng để vận chuyển binh lính, hàng hóa, cứu thương và tấn công từ trên không.
Những chiếc trực thăng đầu tiên thuộc phiên bản UH-1A, được trang bị cho Sư đoàn đổ bộ đường không số 82 và số 101 - những đơn vị sừng sỏ của Quân đội Mỹ. Có thể nói, UH-1 đã đặt một dấu mốc cho sự ra đời của cái gọi là lực lượng “kỵ binh bay” của Mỹ.
Những chiếc trực thăng đầu tiên thuộc phiên bản UH-1A, được trang bị cho Sư đoàn đổ bộ đường không số 82 và số 101 - những đơn vị sừng sỏ của Quân đội Mỹ. Có thể nói, UH-1 đã đặt một dấu mốc cho sự ra đời của cái gọi là lực lượng “kỵ binh bay” của Mỹ.
Những đơn vị “kỵ binh bay”, là lực lượng sử dụng trực thăng làm phương tiện di chuyển và chiến đấu chính, với sức cơ động cao hơn rất nhiều. Nòng cốt của “kị binh bay” chính là các máy bay trực thăng vận tải UH-1. Mỗi chiếc có thể chở được một tiểu đội với đầy đủ trang bị.
Những đơn vị “kỵ binh bay”, là lực lượng sử dụng trực thăng làm phương tiện di chuyển và chiến đấu chính, với sức cơ động cao hơn rất nhiều. Nòng cốt của “kị binh bay” chính là các máy bay trực thăng vận tải UH-1. Mỗi chiếc có thể chở được một tiểu đội với đầy đủ trang bị.
Chiến tranh Việt Nam cũng là nơi Mỹ sử dụng nhiều trực thăng UH-1 nhất, lúc cao điểm có tới 4.000 chiếc quần thảo ở Miền Nam. Khi HU-1A mới xuất hiện, Quân Giải phóng Miền Nam chưa có nhiều vũ khí hiệu quả và kinh nghiệm trong việc khắc chế loại máy bay này, nên gặp rất nhiều khó khăn trên chiến trường.
Chiến tranh Việt Nam cũng là nơi Mỹ sử dụng nhiều trực thăng UH-1 nhất, lúc cao điểm có tới 4.000 chiếc quần thảo ở Miền Nam. Khi HU-1A mới xuất hiện, Quân Giải phóng Miền Nam chưa có nhiều vũ khí hiệu quả và kinh nghiệm trong việc khắc chế loại máy bay này, nên gặp rất nhiều khó khăn trên chiến trường.
Tuy nhiên với cách đánh linh hoạt, sáng tạo, Quân Giải phóng đã tìm ra điểm yếu của loại trực thăng này và thường đối phó bằng chiến thuật phục kích; đợi trực thăng Mỹ sà xuống thấp tìm mục tiêu, hoặc đổ quân thì nổ súng. Chỉ vài phát đạn trúng chỗ hiểm, là có thể tiêu diệt một chiếc UH-1 có giá cả triệu USD.
Tuy nhiên với cách đánh linh hoạt, sáng tạo, Quân Giải phóng đã tìm ra điểm yếu của loại trực thăng này và thường đối phó bằng chiến thuật phục kích; đợi trực thăng Mỹ sà xuống thấp tìm mục tiêu, hoặc đổ quân thì nổ súng. Chỉ vài phát đạn trúng chỗ hiểm, là có thể tiêu diệt một chiếc UH-1 có giá cả triệu USD.
Thất bại lớn đầu tiên của chiến thuật “trực thăng vận”, là trận Ấp Bắc ngày 2/1/1963. Chỉ bằng súng trường và tiểu liên, Quân Giải phóng đã tiêu diệt 5 chiếc UH-1. Ngày 13/9/1968, với 2 khẩu 12,7 mm và 40 viên đạn, Quân giải phóng bắn rơi 2 chiếc UH-1, trong đó 1 chiếc chở Thiếu tướng Keith Lincoln Ware, Tư lệnh Sư đoàn 1 “Anh Cả Đỏ”.
Thất bại lớn đầu tiên của chiến thuật “trực thăng vận”, là trận Ấp Bắc ngày 2/1/1963. Chỉ bằng súng trường và tiểu liên, Quân Giải phóng đã tiêu diệt 5 chiếc UH-1. Ngày 13/9/1968, với 2 khẩu 12,7 mm và 40 viên đạn, Quân giải phóng bắn rơi 2 chiếc UH-1, trong đó 1 chiếc chở Thiếu tướng Keith Lincoln Ware, Tư lệnh Sư đoàn 1 “Anh Cả Đỏ”.
Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971, một lượng lớn súng máy phòng không 12,7mm được cất giấu trên hành lang 559, để chuẩn bị chuyển vào Nam, đã được tung ra cho các đơn vị chiến đấu đánh máy bay Mỹ; trong đó chủ yếu là bắn trực thăng bay thấp UH-1.
Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971, một lượng lớn súng máy phòng không 12,7mm được cất giấu trên hành lang 559, để chuẩn bị chuyển vào Nam, đã được tung ra cho các đơn vị chiến đấu đánh máy bay Mỹ; trong đó chủ yếu là bắn trực thăng bay thấp UH-1.
Do thời tiết sương mù ở vùng núi Tây Trường Sơn, đã khiến trực thăng UH-1 phải hạ rất thấp để đổ quân, và lập tức trở thành miếng mồi ngon cho hỏa lực phòng không của ta. Theo một số thống kê, trong chiến dịch Đường 9, 555 chiếc máy bay Mỹ-VNCH đã bị bắn hạ, trong đó phần lớn là trực thăng UH-1.
Do thời tiết sương mù ở vùng núi Tây Trường Sơn, đã khiến trực thăng UH-1 phải hạ rất thấp để đổ quân, và lập tức trở thành miếng mồi ngon cho hỏa lực phòng không của ta. Theo một số thống kê, trong chiến dịch Đường 9, 555 chiếc máy bay Mỹ-VNCH đã bị bắn hạ, trong đó phần lớn là trực thăng UH-1.
Bước sang năm 1972, sự xuất hiện của các phân đội tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela-2 (Việt Nam gọi là A72) đã đặt dấu chấm hết cho trực thăng UH-1. Và trước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, UH-1 hầu như chỉ còn có thể dùng cho nhiệm vụ vận tải chuyển quân, chứ ít khi tham chiến.
Bước sang năm 1972, sự xuất hiện của các phân đội tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela-2 (Việt Nam gọi là A72) đã đặt dấu chấm hết cho trực thăng UH-1. Và trước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, UH-1 hầu như chỉ còn có thể dùng cho nhiệm vụ vận tải chuyển quân, chứ ít khi tham chiến.
Theo thống kê của Mỹ, tổng cộng 4.200 chiếc UH-1 đã bị Quân Giải phóng bắn rơi, phá hủy hoặc tịch thu. Tổng số phi công UH-1 của Mỹ bị chết là 1.151 người, chiếm 44,4% số phi công trực thăng Mỹ thiệt mạng ở VN.
Theo thống kê của Mỹ, tổng cộng 4.200 chiếc UH-1 đã bị Quân Giải phóng bắn rơi, phá hủy hoặc tịch thu. Tổng số phi công UH-1 của Mỹ bị chết là 1.151 người, chiếm 44,4% số phi công trực thăng Mỹ thiệt mạng ở VN.
Trong thời gian tham chiến ở Việt Nam có tới 18 viên tướng Mỹ đã bỏ mạng, trong đó 11 vị tử trận khi ngồi trực thăng UH-1; trong đó 7 người chết khi ngồi trực thăng, còn lại 5 người chết khi đang trực tiếp cầm cần lái bay UH-1. Nguồn ảnh: TheArchive.
Trong thời gian tham chiến ở Việt Nam có tới 18 viên tướng Mỹ đã bỏ mạng, trong đó 11 vị tử trận khi ngồi trực thăng UH-1; trong đó 7 người chết khi ngồi trực thăng, còn lại 5 người chết khi đang trực tiếp cầm cần lái bay UH-1. Nguồn ảnh: TheArchive.
Trực thăng HU-1A của Mỹ "bay như ruồi" trong Chiến tranh Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT