Số phận nào cho những chính khách "sa cơ" mất hết quyền lực?

Số phận nào cho những chính khách "sa cơ" mất hết quyền lực?

(Kiến Thức) - Trong khi cựu Tổng thống Zimbabwe Mugabe nhận được khoản “hậu đãi” sau khi từ chức, nhiều chính trị gia “ngã ngựa” trước đó đã phải sống lưu vong hoặc ngồi tù.

Ngày 21/11, đứng trước sức ép từ nhân dân và quân đội, cựu  Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã chấp nhận từ chức, kết thúc 37 năm cầm quyền tại quốc gia Châu Phi này. Ảnh: Yahoo.
Ngày 21/11, đứng trước sức ép từ nhân dân và quân đội, cựu Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã chấp nhận từ chức, kết thúc 37 năm cầm quyền tại quốc gia Châu Phi này. Ảnh: Yahoo.
Tuy nhiên, theo thỏa thuận từ chức, ông Mugabe vẫn có thể tận hưởng cuộc sống sung sướng dù không nắm trong tay quyền lực. Cụ thể, cựu lãnh đạo 93 tuổi sẽ được miễn truy tố, được nhận khoản tiền mặt không ít hơn 10 triệu USD và vẫn được trả lương hưu 150.000 USD/năm cho tới khi qua đời,… Ảnh: Al Masdar News.
Tuy nhiên, theo thỏa thuận từ chức, ông Mugabe vẫn có thể tận hưởng cuộc sống sung sướng dù không nắm trong tay quyền lực. Cụ thể, cựu lãnh đạo 93 tuổi sẽ được miễn truy tố, được nhận khoản tiền mặt không ít hơn 10 triệu USD và vẫn được trả lương hưu 150.000 USD/năm cho tới khi qua đời,… Ảnh: Al Masdar News.
Ngoài ra, cựu Tổng thống Zimbabwe không phải sống lưu vong, vợ chồng ông được phép ở lại dinh thự “Mái Xanh” trong thủ đô Harare, được nhà nước chi trả chi phí y tế, nhân viên phục vụ, an ninh và du lịch nước ngoài. Ảnh: Reuters.
Ngoài ra, cựu Tổng thống Zimbabwe không phải sống lưu vong, vợ chồng ông được phép ở lại dinh thự “Mái Xanh” trong thủ đô Harare, được nhà nước chi trả chi phí y tế, nhân viên phục vụ, an ninh và du lịch nước ngoài. Ảnh: Reuters.
Có thể nói, ông Mugabe “may mắn” hơn nhiều so với các vị chính trị gia bị lật đổ, trong đó có cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Cựu Thủ tướng Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính của Quân đội Thái Lan hồi năm 2006. Ảnh: Getty Images.
Có thể nói, ông Mugabe “may mắn” hơn nhiều so với các vị chính trị gia bị lật đổ, trong đó có cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Cựu Thủ tướng Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính của Quân đội Thái Lan hồi năm 2006. Ảnh: Getty Images.
Ông Thaksin được coi là chính trị gia lưu vong nổi tiếng nhất thế giới. Kể từ khi bị phế truất trong cuộc đảo chính năm 2006, ông Thaksin đã sống lưu vong tại nhiều nước. Ảnh: Asian Correspondent.
Ông Thaksin được coi là chính trị gia lưu vong nổi tiếng nhất thế giới. Kể từ khi bị phế truất trong cuộc đảo chính năm 2006, ông Thaksin đã sống lưu vong tại nhiều nước. Ảnh: Asian Correspondent.
Trả lời phỏng vấn của tờ Finacial Times hồi năm 2016, ông Thaksin chia sẻ: “Tôi không còn hứng thú trở thành thủ tướng lần nữa và không còn hào hứng với quyền lực”. Ảnh: Reuters.
Trả lời phỏng vấn của tờ Finacial Times hồi năm 2016, ông Thaksin chia sẻ: “Tôi không còn hứng thú trở thành thủ tướng lần nữa và không còn hào hứng với quyền lực”. Ảnh: Reuters.
Bà Park Geun-Hye, 65 tuổi, là lãnh đạo dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất. Bà chính thức rời Nhà Xanh vào tháng 3/2017 và bị bắt giữ với các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ảnh: Getty.
Bà Park Geun-Hye, 65 tuổi, là lãnh đạo dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất. Bà chính thức rời Nhà Xanh vào tháng 3/2017 và bị bắt giữ với các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ảnh: Getty.
Hiện tại, cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vẫn đang phải sống cuộc sống phạm nhân trong Trung tâm giam giữ Seoul nằm ở ngoại ô thủ đô. Ảnh: Rappler.
Hiện tại, cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vẫn đang phải sống cuộc sống phạm nhân trong Trung tâm giam giữ Seoul nằm ở ngoại ô thủ đô. Ảnh: Rappler.
Bà Yingluck Shinawatra, em gái của cựu Thủ tướng Thaksin, từng làm Thủ tướng Thái Lan từ sau cuộc tổng tuyển cử năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2014, quân đội Thái Lan lật đổ chính phủ của bà Yingluck. Ảnh: BBC.
Bà Yingluck Shinawatra, em gái của cựu Thủ tướng Thaksin, từng làm Thủ tướng Thái Lan từ sau cuộc tổng tuyển cử năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2014, quân đội Thái Lan lật đổ chính phủ của bà Yingluck. Ảnh: BBC.
Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã trải qua nhiều phiên điều trần kể từ khi bị lật đổ. Bà đã rời khỏi Thái Lan vào cuối tháng 8/2017, ngay trước phiên luận tội của toà tối cao. Ảnh: Ny Times.
Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã trải qua nhiều phiên điều trần kể từ khi bị lật đổ. Bà đã rời khỏi Thái Lan vào cuối tháng 8/2017, ngay trước phiên luận tội của toà tối cao. Ảnh: Ny Times.
Ngày 27/9/2017, Toà án tối cao Thái Lan ở thủ đô Bangkok đã đưa ra phán quyết 5 năm tù đối với nữ cựu Thủ tướng, bất chấp sự vắng mặt của bà Yingluck. Hiện giờ, tung tích của bà Yingluck vẫn là một điều bí ẩn. Ảnh: EFE.
Ngày 27/9/2017, Toà án tối cao Thái Lan ở thủ đô Bangkok đã đưa ra phán quyết 5 năm tù đối với nữ cựu Thủ tướng, bất chấp sự vắng mặt của bà Yingluck. Hiện giờ, tung tích của bà Yingluck vẫn là một điều bí ẩn. Ảnh: EFE.
Cựu Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi bị lật đổ vào năm 2013, sau phong trào biểu tình rầm rộ chống chính quyền và ông bị bắt giữ sau đó. Ảnh: Bella Naija.
Cựu Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi bị lật đổ vào năm 2013, sau phong trào biểu tình rầm rộ chống chính quyền và ông bị bắt giữ sau đó. Ảnh: Bella Naija.
Mohamed Morsi bị tuyên án tử hình vào tháng 6/2015 vì liên quan đến vụ vượt ngục lớn trong cuộc nổi dậy ở Ai Cập năm 2011. Tuy nhiên, năm 2016, Toà án Ai Cập đã huỷ án tử hình đối với ông Morsi và ra lệnh xét xử lại. Ảnh: AP.
Mohamed Morsi bị tuyên án tử hình vào tháng 6/2015 vì liên quan đến vụ vượt ngục lớn trong cuộc nổi dậy ở Ai Cập năm 2011. Tuy nhiên, năm 2016, Toà án Ai Cập đã huỷ án tử hình đối với ông Morsi và ra lệnh xét xử lại. Ảnh: AP.
Đến ngày 16/9/2017, Tòa án Ai Cập giữ nguyên mức án tù chung thân đối với cựu Tổng thống Morsi với tội danh làm gián điệp cho Qatar. Được biết, tại Ai Cập, án tù chung thân tương đương với 25 năm tù. Ảnh: Ghana News
Đến ngày 16/9/2017, Tòa án Ai Cập giữ nguyên mức án tù chung thân đối với cựu Tổng thống Morsi với tội danh làm gián điệp cho Qatar. Được biết, tại Ai Cập, án tù chung thân tương đương với 25 năm tù. Ảnh: Ghana News
Mời quý độc giả xem video: Dân Zimbawbwe ăn mừng khi ông Robert Mugabe từ chức (Nguồn: Daily Mail)

GALLERY MỚI NHẤT