Số phận bi thảm của nữ nhiếp ảnh gia thiên tài người Mỹ

Francesca Woodman là nhiếp ảnh gia người Mỹ, cô rất nổi tiếng với những bức hình đen trắng chụp chính mình và những người mẫu nữ.

Francesca Woodman (1958-1981) là nhiếp ảnh gia người Mỹ, cô rất nổi tiếng với những bức hình đen trắng chụp chính mình và những người mẫu nữ. Những bức ảnh phụ nữ gợi cảm của cô thường được che mặt, làm nhòe nhờ chuyển động máy và nhờ thời gian phơi sáng lâu, với hiệu ứng này khiến cho hình ảnh người mẫu như hòa nhập vào khung cảnh xung quanh.
Sau này khi truyền thông viết về Francesca Woodman đều đề cập đến khối lượng các tác phẩm khổng lồ và ấn tượng của cô, gồm hơn 800 bức ảnh đầy ám ảnh và dường như được tái hiện lại bối cảnh câu chuyện cuộc đời bi thảm của nữ nhiếp ảnh gia này. Tuy nhiên, những tác phẩm này chỉ được nhắc đến sau khi cô đã qua đời vào năm 22 tuổi.
So phan bi tham cua nu nhiep anh gia thien tai nguoi My
 
Được phát hiện và nổi tiếng từ năm 1986, 5 năm sau khi tự sát, Woodman đã trở thành một biểu tượng, một “ngôi sao băng” của nhiếp ảnh đương đại. Những câu chuyện huyền thoại xung quanh cô chắc chắn được thêu dệt từ tiểu sử và cái chết đầy ám ảnh từ lúc còn quá trẻ của cô.
Francesca Woodman sinh ngày 3/4/1958 tại Denver, Colorado, cha mẹ của cô là hai nhà điêu khắc và họa sĩ nổi tiếng George Woodman và Betty Woodman. Anh trai cô cũng là một nghệ sĩ khá thành công. Trong một gia đình chuyên làm công việc về nghệ thuật và nghệ thuật luôn được ưu tiên hàng đầu, không có gì đáng kinh ngạc khi Francesca cũng được truyền cảm hứng và đam mê nghệ thuật từ rất sớm.
Bắt đầu chụp ảnh khi lên 14 và từ đó trở đi, Francesca không ngừng nghiên cứu về nghệ thuật nhiếp ảnh. Cô đã có hướng tìm kiếm sự nghiệp cho mình. Bạn bè và gia đình miêu tả cô là người cực kỳ có ý chí, đầy tham vọng và ý thức về những hình ảnh mà cô tạo dựng từ chính bản thân mình. Nhẹ nhàng và dễ bị tổn thương nhưng đồng thời có năng khiếu và đầy thuyết phục về tài năng của mình, Woodman rất say mê công việc nhiếp ảnh. Cô luôn muốn được công nhận với một khao khát gần như điên cuồng và bị đốt cháy bởi chính khát vọng của mình.
So phan bi tham cua nu nhiep anh gia thien tai nguoi My-Hinh-2
 
Sau khi lấy bằng nhiếp ảnh danh dự ở Rome, Ý trong 2 năm 1977 và 1978, do nói thông thạo tiếng Ý nên Francesca dễ dàng kết thân với giới trí thức và nghệ sĩ nước này. Năm 1979, Woodman chuyển đến New York và quyết định lập nghiệp trong nghành nhiếp ảnh. Cô gửi các tác phẩm của mình tới những nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng khi đó. Tiếc thay, nguyện vọng của cô, lời cầu xin được công nhận của Francesca trở nên vô vọng khi cô không nhận được bất kỳ sự hồi âm nào.
Năm 1980, Woodman bị trầm uất do áp lực công việc và quan hệ tình cảm bị rạn vỡ. Ngày 19/1/1981, cô tự kết liễu đời mình bằng cú nhảy ra khỏi cửa sổ gác mái ngôi nhà ở New York. Bạn bè cô chia sẻ, quãng thời gian đó, tâm lý của Francesca thật sự không ổn định. Bị áp lực bởi sự khát khao thành công chưa được đáp ứng, tình cảm đổ vỡ đã khiến cô bị trầm cảm nặng. Mặc dù gia đình đã đưa Francesca đi trị liệu nhiều lần và cũng đã có tiến triển nhưng trong một vài phút lơ là, thảm kịch đã xảy ra. Khi đó Francesca mới tròn 22 tuổi.
Sau cái chết của Francesca, giới chuyên môn mới bắt đầu chú ý và đề cập tới khoảng 120 bức ảnh của cô từng được xuất bản và triển lãm. Tất cả các bức ảnh của Francesca đều là ảnh đen trắng, mặc dù vậy người ta vẫn có thể nhận ra được những tông màu trắng và đen rất phong phú. Người xem cảm nhận được độ rực rỡ của nắng, hay những bối cảnh u ám phần lớn xuất hiện trong các tác phẩm của cô. George Woodman (cha của Francesca) mô tả các tác phẩm của con gái mình là "bộ phim truyền hình được sắp xếp một cách có ý nghĩa". Hình ảnh những người phụ nữ trong các bức ảnh của Woodman mang ý nghĩa khám phá con người, nhưng luôn liên quan đến môi trường xung quanh. Cô kết hợp các yếu tố của sân khấu với hiệu ứng ánh sáng khiến các bức ảnh trở nên siêu thực.
Đa số những bức ảnh của Woodman tạo ấn tượng đầu tiên là sự trống rỗng, nhưng khi xem kỹ hơn, độ sắc nét của chúng cho thấy các chi tiết đặc sắc trong quần áo, đồ đạc, tường và các vật liệu khác nhau: vải, đá, đất, gỗ hoặc thậm chí là tóc, được thể hiện với đến từng chi tiết cụ thể. Những bức ảnh của Woodman dường như phản ánh nội tâm của cô và người xem có thể thấy được sự ám ảnh, có vẻ như đang đọc cuốn nhật ký của một phụ nữ trẻ trầm cảm. Cho tới nay, những tác phẩm của cô vẫn tiếp tục được mổ xẻ và gây chú ý, tiếc là chúng chỉ nổi tiếng và thu hút đông đảo công chúng sau khi Francesca đã qua đời với khát vọng chưa được thực hiện.

Nữ nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ bị tước giải thưởng vì ăn cắp ảnh

Nữ nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ đã sử dụng ảnh trên mạng để tham gia nhiều cuộc thi ảnh và giành giải thưởng. Tuy nhiên, sự việc đã được đưa ra ánh sáng.

Theo Khaosod English, nhiếp ảnh gia (NAG) Madeleine Josephine Fierz người Thụy Sĩ đã giành được giải nhất trong cuộc thi International Foto ở Mátxcơva và giải nhì tại Fine Art Photo năm nay với một loạt những bức chân dung đẹp về người dân Thái Lan.

Một phần Berlin bị bỏ rơi qua ống kính nhiếp ảnh gia hoài cổ

Với dự án "Berlin bị bỏ rơi", nhiếp ảnh gia người Ireland Ciaran Fahey đã đi tìm lại những tòa nhà từ thời Phát xít hay Đông Đức và hiện bị bỏ hoang.

Mot phan Berlin bi bo roi qua ong kinh nhiep anh gia hoai co
Fahey có niềm say mê đặc biệt đối với những công trình bị bỏ rơi tại Berlin, những công trình giấu kín ký ức về một Berlin đã bị chôn vùi sau những biến động của thế kỷ 20. "Lịch sử của Đức khá đặc biệt. Tôi không nghĩ bạn có thể tìm được nơi nào tại châu Âu người ta lãng phí và phá hủy các công trình như tại Berlin", anh nói với CNN. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.