Sợ người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ thay đối thái độ với Assad

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ đã “bật đèn xanh” cho Tổng thống Bashar al-Assad giữ một vai trò trong chính phủ lâm thời của đất nước Syria “toàn vẹn lãnh thổ”.

Sợ người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ thay đối thái độ với Assad
Nhà báo Murat Yetkin của Hurriyet Daily News gọi động thái này là "một sự thay đổi lớn trong chính sách Syria của Thổ Nhĩ Kỳ”. Trong một cuộc họp báo ở Istanbul ngày 20/8 tháng 8, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói” "Ưu tiên quan trọng nhất đối với chúng tôi là ngăn chặn đổ máu (ở Syria) càng sớm càng tốt".
So nguoi Kurd, Tho Nhi Ky thay doi thai do voi Assad
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói” "Ưu tiên quan trọng nhất đối với chúng tôi là ngăn chặn đổ máu (ở Syria) càng sớm càng tốt". Ảnh lexpress.fr 
Nhà báo Yetkin nhấn mạnh rằng chính Phó Thủ tướng Numan Kurtulmus đã thừa nhận một sự thay đổi đáng kể trong chính sách Syria của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách nói rằng chiến lược chính sách đối ngoại trước đây của Ankara là "nguồn gốc của nhiều đau khổ cho Thổ Nhĩ Kỳ ngày hôm nay”.
Ankara đã ngỏ ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể góp phần vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria cùng với Nga, Iran, Mỹ, Ả-rập Xê-út và các bên liên quan khác.
Nhà báo Yetkin lưu ý cho đến nay cầm quyền Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền đã nhấn mạnh rằng Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức và sự từ chức là một sự cần thiết cho tiến trình hòa bình Syria.
Mặc dù nói “Assad không thể là một phần của tương lai của Syria, vì ông không phải là một yếu tố thống nhất cho người dân Syria", nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng thừa nhận rằng "có thể nói chuyện với Assad về một quá trình chuyển đổi” chính phủ Syria.
Thủ tướng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói: "Rõ ràng là, cho dù chúng ta có thích hay không, al-Assad là một người trong cuộc” (vẫn có vai trò nhất định trong việc giải quyết cuộc xung đột ở Syria).
Tuy nhiên, nhà báo Yetkin cũng nói rõ rằng điều này không có nghĩa các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ "nói chuyện" với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ông Yetkin dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói với tờ Hurriyet Daily News: “Sẽ không có chuyện chúng tôi hội đàm với ông ta (Tổng thống Assad). Họ (al-Assad và phe đối lập) là những bên tham gia thương lượng. Họ nên ngồi và nói chuyện với nhau... Cố bám lấy một vấn đề hay một nhân vật nào đó đồng nghĩa với bế tắc".
Vậy nguyên nhân nào khiến Ankara thay đổi thái độ đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad?
Amberin Zaman, một người gốc Bengali-Thổ Nhĩ Kỳ và học giả về chính sách công tại Trung tâm Woodrow Wilson ở thủ đô Washington, cho rằng sự thay đổi lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ có thể là do thực tế cả Ankara lẫn Damascus đều phản đối việc tạo ra một thực thể độc lập của người Kurd ở miền bắc Syria. Trong bài báo cho tờ Al-Monitor, nữ học giả Zaman viết: "Những suy đoán về một sự tan băng có thể có giữa Ankara và Damascus đã rộ lên vào cuối tuần qua khi, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim ngỏ ý Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn theo đuổi việc lật đổ (Tổng thống Syria Bashar) Assad".
Nữ học giả này dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói: " Rõ ràng là chế độ Assad đã hiểu rõ rằng cái thực thể mà người Kurd đang cố gắng hình thành ở phía bắc đã bắt đầu trở thành một mối đe dọa đối với Syria".
Nhà báo Zaman lưu ý rằng trong khi Ankara và Damascus vẫn còn đối đầu với nhau, cả hai đều lên án cái gọi là Liên bang bắc Syria như tuyên bố của Đảng Dân chủ Thống nhất của người Kurd Syria (PYD) hồi tháng 3/2016 là "bất hợp pháp”.
Như tin tức đã đưa, quan hệ giữa Damascus và cánh quân sự của PYD - Đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) - gần đây đã trở nên căng thẳng ở tỉnh al-Hasakah của Syria.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Thị trưởng Al-Hasakah, ông Muhammed Zaalan Al-Ali, kể lại rằng các chiến binh người Kurd đã chặn tuyến đường nối al-Hasaka với Al-Qamishli.
Thị trưởng Muhammed Zaalan Al-Ali nói với Sputnik: "Chúng tôi đánh giá cao sự giúp đỡ trong cuộc chiến chống khủng bố năm ngoái, khi 500 lính người Kurd đã thiệt mạng và 900 khác bị thương. Tuy nhiên, chúng tôi không hiểu vì sao PKK (Đảng Công nhân Kurdistan) bây giờ lại quay súng chống lại quân đội Syria và khác các tổ chức chính phủ, mặc dù quân đội trước đây ủng hộ người Kurd trong cuộc chiến chống lại bọn khủng bố có vũ trang ".
Theo tin mới nhất, dân quân người Kurd đã đánh chiếm một số khu vực do quân đội Syria kiểm soát ở trung tâm thành phố Al-Hasakah và ra tối hậu thư cho binh sĩ chính phủ “hoặc đầu hàng hoặc bị tiêu diệt”.
Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ đã ngỏ ý rằng “toàn vẹn lãnh thổ” Syria vẫn là một trong những phần quan trọng trong kế hoạch mới của Ankara nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

Mê mệt những căn nhà đẹp như mơ trong các drama Hàn

Những khán giả của phim Hàn lại “chết mê, chết mệt” với những ngôi nhà đẹp như mơ của các nam, nữ chính trong phim.

Mê mệt những căn nhà đẹp như mơ trong các drama Hàn
Biệt thự của Oh Young trong "Gió mùa đông năm ấy" Ngay sau khi được chiếu trên sóng truyền hình, bộ phim dài tập "Gió mùa đông năm ấy" đã đốn tim người xem bởi câu chuyện tình cảm động và sự chịu chi của đoàn làm phim khi nhìn thấy những cảnh quay trong ngôi nhà đẹp như mơ của cô nàng Oh Young (Song Hye Kyo thủ vai).
Biệt thự của Oh Young trong "Gió mùa đông năm ấy"
Ngay sau khi được chiếu trên sóng truyền hình, bộ phim dài tập "Gió mùa đông năm ấy" đã đốn tim người xem bởi câu chuyện tình cảm động và sự chịu chi của đoàn làm phim khi nhìn thấy những cảnh quay trong ngôi nhà đẹp như mơ của cô nàng Oh Young (Song Hye Kyo thủ vai).  

Ngôi nhà Việt quyến rũ mang phong cách cổ điển Mỹ

Một ngôi nhà Việt mang đậm phong cách cổ điển và đồng quê Mỹ, trang nhã, duyên dáng và vô cùng quyến rũ.

Ngôi nhà Việt quyến rũ mang phong cách cổ điển Mỹ
Gian phòng khách là không gian ấn tượng nhất với bất kì vị khách nào ghé chân. Hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết được chủ nhà đã “nhấc” từ ba bộ ghế khác nhau kết hợp cùng sofa chesterfield tại trung tâm tạo nên một điểm nhấn rất riêng cho tổ ấm của chính mình.
Gian phòng khách là không gian ấn tượng nhất với bất kì vị khách nào ghé chân. Hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết được chủ nhà đã “nhấc” từ ba bộ ghế khác nhau kết hợp cùng sofa chesterfield tại trung tâm tạo nên một điểm nhấn rất riêng cho tổ ấm của chính mình. 

Cận cảnh công việc của người nấu bếp cho tổng thống Mỹ

(Kiến Thức) - Công việc đầu bếp ở Nhà Trắng tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng tỉ mỉ và phải hiểu rõ thói quen ăn uống của từng thành viên.

Cận cảnh công việc của người nấu bếp cho tổng thống Mỹ
Cô Comerford đã làm đầu bếp ở Nhà Trắng từ năm 2009 sau khi ông Obama đắc cử Tổng thống nước Mỹ. Đệ nhất phu nhân tổng thống Michelle Obama đã bổ nhiệm cô làm bếp trưởng vì ấn tượng tài nghệ múa đũa của cô.
Cô Comerford đã làm đầu bếp ở Nhà Trắng từ năm 2009 sau khi ông Obama đắc cử Tổng thống nước Mỹ. Đệ nhất phu nhân tổng thống Michelle Obama đã bổ nhiệm cô làm bếp trưởng vì ấn tượng tài nghệ múa đũa của cô. 
Comerford là người gốc Sampaloc, Manila. Cô tốt nghiệp ngành giáo viên tại trường Trung Học Khoa Học Manila sau đó học lên đại học Philippines ngành Khoa học Công nghệ thực phẩm.
 Comerford là người gốc Sampaloc, Manila. Cô tốt nghiệp ngành giáo viên tại trường Trung Học Khoa Học Manila sau đó học lên đại học Philippines ngành Khoa học Công nghệ thực phẩm. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.