Sở hữu vũ khí quân dụng ở Việt Nam: Những điều cần lưu ý

Ở Việt Nam, việc sở hữu và sử dụng vũ khí quân dụng được quản lý nghiêm ngặt theo pháp luật, với các quy định cụ thể nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Sau đây là những điểm cần lưu ý liên quan đến vấn đề này:
Định nghĩa vũ khí quân dụng
Theo Điều 2 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số: 42/2024/QH15), vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Súng cầm tay, súng vác vai, vũ khí hạng nhẹ, vũ khí hạng nặng, đạn sử dụng cho các loại vũ khí này; các loại bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi và vũ khí khác thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này;
b) Súng bắn đạn ghém, súng nén khí, súng nén hơi, đạn sử dụng cho các loại súng này thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
c) Vũ khí quy định tại điểm a khoản 4 Điều này trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
d) Súng săn, vũ khí quy định tại điểm a khoản 4, vũ khí quy định tại điểm a khoản 5 và dao có tính sát thương cao quy định tại khoản 6 Điều này sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật;
đ) Linh kiện cơ bản của súng quy định tại điểm a khoản này bao gồm: thân súng, nòng súng, bộ phận cò, bộ phận khóa nòng, kim hỏa;
e) Linh kiện cơ bản của súng quy định tại điểm b khoản này bao gồm: thân súng, bộ phận cò;
g) Vũ khí khác có tính năng, tác dụng, khả năng gây sát thương tương tự như vũ khí quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này, không thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
So huu vu khi quan dung o Viet Nam: Nhung dieu can luu y
Tang vật Cơ quan Công an thu giữ trong vụ án hình sự “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố ngày 14/1. Ảnh: TTXVN.
Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng
Ở Việt Nam, pháp luật nghiêm cấm cá nhân sở hữu, mua bán, vận chuyển, hoặc sử dụng vũ khí quân dụng. Chỉ các tổ chức, lực lượng vũ trang và cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được phép quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nghiên cứu khoa học.
Theo Điều 18 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
h) An ninh hàng không;
i) Hải quan cửa khẩu; lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu của Hải quan; lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy của Hải quan.
Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng bị xử lý hình sự như thế nào?
Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 106 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự như sau:
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
d) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Khó hiểu vũ khí “dị” nửa xe máy nửa xe tăng của phát xít Đức

Trong Thế chiến 2, phát xít Đức nghiên cứu và chế tạo nhiều vũ khí nhằm chiếm lợi thế trước quân Đồng minh. Trong số này, một vũ khí "dị" có tên Kettenkrad, là vũ khí nửa xe máy nửa xe tăng chưa từng xuất hiện trong lịch sử.

Kho hieu vu khi “di” nua xe may nua xe tang cua phat xit Duc
Kettenkrad là vũ khí "dị" mà các nhà khoa học phát xít Đức nghiên cứu và chế tạo trong Thế chiến 2. 

Cận cảnh loạt vũ khí cận chiến đáng sợ của quân đội Đại Việt

Vũ khí cận chiến là loại vũ khí được sử dụng phổ biến nhất của các đội quân thời xưa. Cùng ngắm loạt vũ khí cận chiến của quân đội Đại Việt thời Hậu Lê qua bộ sưu tập vũ khí Giảng Võ trường (Bảo tàng Hà Nội).

Can canh loat vu khi can chien dang so cua quan doi Dai Viet
 Giáo là loại vũ khí đơn giản nhất trang bị cho cá nhân từng binh sĩ trong quân đội Đại Việt xưa. Cũng như hầu hết các loại vũ khí cận chiến khác, giáo được chế tạo bằng phương pháp rèn, gồm có ba loại.

3 điều tuyệt đối không tiết lộ dù thân đến mấy

Người xưa dạy, những bí mật này nếu chia sẻ có thể mang đến những rắc rối không đáng có, ảnh hưởng đến mối quan hệ và cuộc sống của bạn.

Các bậc tổ tiên đã từng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc giữ kín bản thân và thực hiện mọi việc một cách thận trọng, đặc biệt là trong mối quan hệ với bạn bè. Dù bạn bè có thân thiết đến mấy, có ba điều chúng ta không nên tiết lộ, sẽ tốt hơn nếu biết điều này sớm hơn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới