Sở hữu “Trung hoa đệ nhất sàng” trấn động giới đồ cổ

“ Trung hoa đệ nhất sàng” nặng 3 tấn, hiện được xem là chiếc giường hoàng cung ngự dụng duy nhất ở Trung Quốc, có nguồn gốc từ cuối triều đại nhà Thanh.

Trong cuộc sống thường ngày, mối quan hệ giữa giường ngủ và người chủ sở hữu rất gần gũi. Từ hình dạng, phong cách chạm khắc, chất liêu của chiếc giường, chúng ta có thể nhìn ra phẩm vị và đẳng cấp cuộc sống của người sở hữu.

So huu “Trung hoa de nhat sang” tran dong gioi do co

Cận cảnh Trung hoa đệ nhất sàng. 

Vào thời Trung Quốc cổ đại, hoàng đế là chủ nhân của một quốc gia, thân phận vô cùng tôn quý. Tất nhiên, giường ngủ cũng phải là một trong những thứ tốt nhất. Giường của hoàng đế cổ đại được gọi là long sàng, tức là giường rồng hoặc sập rồng. Chất liệu làm giường của các vị hoàng đế ở các thời đại là khác nhau. Có giường làm từ gỗ sưa, có giường làm từ gỗ trầm hương, hoặc gỗ cẩm lai.

So huu “Trung hoa de nhat sang” tran dong gioi do co-Hinh-2

Vào cuối triều đại nhà Thanh, dưới sự tấn công vũ bão của các thế lực phương Tây, chính quyền nhà Thanh đã sụp đổ. Thành phố Từ Khê ( ở Ninh Ba, Triết Giang) thất thủ. Quan thần triều đình tháo chạy mang theo một lượng lớn kho báu bằng vàng và bạc.Phổ Nghi trước khi bị đuổi ra khỏi cung cũng đã âm thầm chuyển ra ngoài rất nhiều cổ vật, các di sản văn hóa quý hiếm. Nhưng với một vật thể có kích thước lớn như long sàng của vua thì khó có thể chuyển đi trong thời buổi loạn lạc đó. Vậy chiếc long sàng quý giá của nhà Thanh rốt cuộc đã được mang đi đâu?

Cho đến thế kỷ này, vào năm 2007, khi một nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng ở Trung Quốc trưng bày các tác phẩm yêu thích của mình, một chiếc giường rồng đã gây chấn động trong giới sưu tập đồ cổ! Các chuyên gia đồ cổ từ khắp cả nước đã đến tìm hiểu và nghiên cứu, sau đó đưa ra tuyên bố đây là “kho báu vô giá cấp quốc gia” .

So huu “Trung hoa de nhat sang” tran dong gioi do co-Hinh-3

Hiện nay, chủ sở hữu của chiếc giường rồng này là ông Lâm Nhân Quý, chủ tịch danh dự của Hiệp hội sưu tập đồ cổ Phúc Kiến. Ông là một người chơi đồ cổ khá khó tính. Ông Lâm có hai nhà máy giày thể thao nổi tiếng khắp cả nước. Ngoại trừ vốn lưu động của hai nhà máy, toàn bộ số tiền ông có đều đổ vào thị trường đồ cổ.

Bộ sưu tập giường rồng đã gây chấn động giới đồ cổ khi đó. Được biết, chiếc long sàng này được ông vô tình tìm thấy từ năm 1993. Lúc đó một người bạn của ông Lâm nói với ông rằng, một hậu duệ hoàng thất ở Sơn Đông đang sưu tầm một chiếc long sàng. Khi đó, chiếc giường phủ một lớp bụi dày khiến ít người chú ý.

Khi ông Lâm tới xem lần đầu tiên, ông không hề biết chiếc giường làm từ gỗ trầm hương, một loại gỗ vô cùng quý giá.

So huu “Trung hoa de nhat sang” tran dong gioi do co-Hinh-4

Ông Lâm cho biết, ông không dám nghĩ nó làm từ gỗ trầm hương, cho rằng nó được làm từ gỗ cẩm lai. Ngoài ra những hình trạm chổ rồng phượng vô cùng tinh xảo sinh động, cho thấy nó xuất thân từ hoàng thất, vô cùng có giá trị. Lúc đó, trong gia đình của người sở hữu chiếc giường cũng có hơn chục người , có người muốn bán, có người không muốn bán.

Họ ra giá cũng không đồng nhất. Sau hơn mười lần ngã giá, thấy được sự thành tâm muốn mua của ông Lâm, cuối cùng họ cũng đồng ý bán cho ông với mức giá 20 triệu nhân dân tệ, tương ứng với giá trị của mấy chục món đồ sứ cổ.

Thời điểm đó, Lâm Nhân Quý cũng tìm hiểu được biết, gia tộc này đúng là hậu duệ của hoàng thất nhà Thanh. Được biết, một viên thái giám thời đó đã lấy trộm trong cung mang ra ngoài rất nhiều bức họa quý và chiếc long sàng, một số mang đi, một số để lại cho gia tộc này. Theo thời gian, các bức họa quý sớm đã bị bán, chỉ còn lại chiếc giường này.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chiếc giường rồng này có màu đen sáng bóng, cho thấy tay nghề tinh xảo. Hầu như tất cả các chi tiết gỗ đều được chạm khắc hình rồng, toát ra khí chất uy nghiêm thần bí. Cụ thể, sáu cột giường, bao gồm chân giường, chắn giường…được khắc tổng cộng 55 con rồng sống động uốn lượn trên mây.

Chiếc giường này được coi là “ Trung hoa đệ nhất sàng”, hiện được xem là chiếc giường hoàng cung ngự dụng duy nhất ở Trung Quốc. Chất liệu làm nên chiếc giường này cũng được coi là loại gỗ quý hiếm trong ngoài nước, chế khắc tinh xảo bậc nhất, dự đoán được tạo ra từ khoảng 100 năm trước. Hơn nữa , loại gỗ quý này có nguồn gốc từ Indonesia, và đã phát triển ít nhất vài nghìn năm. Nhiều chuyên gia cho rằng kho báu vô giá như thế này nên được nộp cho quốc gia, nhưng ông Lâm bày tỏ sự không đồng ý. Ông cho biết, nếu có người mua, ông cũng chỉ bán cho người Trung Quốc, và giá của nó là 500 triệu nhân dân tệ. (~ 74.6 triệu đô la mỹ) .

Chiếc ang trinh nữ từng đổi được căn nhà 3 tầng ở phố cổ Hà Nội

Tủ của một nhà sưu tầm đồ cổ có tới hàng trăm món thời nhà Tống, Minh, Thanh trong đó có một chiếc ang trinh nữ từng được chủ cũ đổi lấy căn nhà ở phố Hàng Bún nhiều năm trước.

Một trong những chiếc tủ bày đồ cổ Trung Hoa của ông Minh ở nội thành Hà Nội. Cha ông trước đây là một nhà sưu tầm đồ cổ được nhiều người biết đến nay đã qua đời và để lại tài sản này cho con trai gìn giữ. Theo ông Minh, nhiều dân chơi cả trong nước và nước ngoài từng tìm đến nhà hỏi mua và trả giá hàng trăm triệu mỗi chiếc nhưng ông Minh không bán mà quyết giữ lại để thực hiện di nguyện của cha mình.
 Một trong những chiếc tủ bày đồ cổ Trung Hoa của ông Minh ở nội thành Hà Nội. Cha ông trước đây là một nhà sưu tầm đồ cổ được nhiều người biết đến nay đã qua đời và để lại tài sản này cho con trai gìn giữ. Theo ông Minh, nhiều dân chơi cả trong nước và nước ngoài từng tìm đến nhà hỏi mua và trả giá hàng trăm triệu mỗi chiếc nhưng ông Minh không bán mà quyết giữ lại để thực hiện di nguyện của cha mình.

Kho tài sản vô giá hơn 1.000 đồ cổ của thầy giáo Quảng Ngãi

Với niềm đam mê, gần 35 năm qua, thầy giáo Võ Thanh Phương đã lặn lội khắp các vùng miền trên cả nước để sưu tầm đồ cổ. Kết quả, thầy Phương đã có một kho tài sản vô giá với hơn 1.000 hiện vật.

>>> Mời quý độc giả xem video "Thầy giáo vùng cao". Nguồn VTC1:
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới