Sở hữu loạt dự án “khủng”, ông lớn BĐS liên tiếp nợ bảo hiểm

Mặc dù sở hữu loạt dự án khủng lên tới hàng nghìn tỷ nhưng Tập đoàn D.K vừa bị BHXH TP Hà Nội bêu tên vì nợ đọng bảo hiểm.

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP Hà Nội vừa công bố danh sách đơn vị chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) từ 1 tháng trở lên trên địa bàn TP Hà Nội tháng 2/2024 (số liệu tính đến hết ngày 29/2/2024 theo C12-TS lấy ngày 5/3/2024). 
Theo danh sách được công bố, hiện trên địa bàn TP Hà Nội có 60.757 đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm, với mức nợ thấp nhất hơn 1,2 triệu đồng đến cao nhất là hơn 57 tỷ đồng. Đáng nói, trong số 60.757 đơn vị vừa bị “bêu tên” nợ bảo hiểm có nhiều “ông lớn” bất động sản, trong đó có Công ty CP Tập đoàn D.K (địa chỉ phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Theo BHXH TP Hà Nội, Tập đoàn D.K nợ 2 tháng bảo hiểm với số tiền hơn 667,8 triệu đồng. Số tiền nợ bảo hiểm đơn vị nộp trong tháng 3/2024 (nếu có) sẽ được ghi nhận vào thông báo kết quả đóng bảo hiểm tháng 3/2024 của đơn vị.
Tìm hiểu được biết, đây không phải lần đầu Tập đoàn D.K nợ đọng bảo hiểm. Đơn cử, trước đó, dữ liệu của BHXH Hà Nội cũng cho thấy, ở các đợt tháng 1/2024, tháng 2/2023 và tháng 10/2022, Tập đoàn D.K có số nợ lần lượt là hơn 328 triệu đồng, 388 triệu đồng và hơn 384 triệu đồng...
Ngoài Tập đoàn D.K, danh sách đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 1 tháng trở lên trên địa bàn TP Hà Nội tháng 2/2024 còn có nhiều cái tên bất động sản “quen mặt” như: Công ty CP Lilama 3 (44,5 tỷ đồng); Công ty CP Bất động sản Thế kỷ (Cen Land, hơn 1,04 tỷ đồng); Công ty CP Sông Đà 6 (20,5 tỷ đồng), Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển hạ tầng Vinaconex (4,1 tỷ đồng).
Cùng đó là, Công ty CP Đầu tư xây dựng Constrexim (3,3 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư xây dựng phát triển Nhà Hà Nội số 17 (2,5 tỷ đồng), Công ty CP KOSY (1,2 tỷ đồng); Công ty CP Hancorp (1,2 tỷ đồng); Công ty CP Danh Khôi miền Bắc (974 triệu đồng); Công ty CP Tập đoàn Housinco (965 triệu đồng); Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Địa ốc Hà Nội (833 triệu đồng), Công ty TNHH Bất động sản Mặt trời Thủ đô (816 triệu đồng)…
Mặt khác, danh sách còn có Công ty CP Sữa Hà Nội chậm đóng bảo hiểm 26 tháng với 18,1 tỷ đồng; Công ty CP Sữa Quốc tế (3,9 tỷ đồng); Công ty CP CANIFA (2,3 tỷ đồng); Công ty CP TMDV 30 Shine (2,5 tỷ đồng); Công ty CP Vua Nệm (2,1 tỷ đồng); Công ty CP Sao Thái Dương (986 triệu đồng); Công ty M.L (892 triệu đồng); Công ty CP Tập đoàn GIOVANNI (849 triệu đồng); Tập đoàn Bảo Việt (830 triệu đồng); Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị (682 triệu đồng)…
Đặc biệt, Công ty CP Anh ngữ APAX đứng đầu danh sách chậm đóng bảo hiểm 48 tháng với hơn 57 tỷ đồng. 
Chậm đóng, trốn đóng và chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN là một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014; không đóng hoặc đóng không đầy đủ BHYT là vi phạm Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Các hành vi này tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN có thể bị xử phạt hành chính theo quy định. Căn cứ khoản 5 Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền phạt tiền từ 12 - 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm. Tối đa mức phạt tiền không quá 75 triệu đồng.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn buộc phải đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng cho cơ quan BHXH; buộc nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng.
Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại Nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH.
Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đề xuất bổ sung một số quy định gia tăng hình phạt đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH, như phạt tiền theo ngày. Theo đó, trường hợp đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, mà đơn vị vẫn không đóng, hoặc đóng không đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng từ 6 tháng trở lên, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn; từ 12 tháng trở lên hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Khi có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH theo quy định của Bộ luật Hình sự, cơ quan BHXH kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật…

573 đơn vị nợ BHXH Hà Nội 471,5 tỷ đồng

(Kiến Thức) - BHXH Hà Nội đã chuyển hồ sơ 573 đơn vị nợ BHXH với số tiền nợ 471,5 tỷ đồng, đề nghị tổ chức công đoàn khởi kiện.

573 đơn vị nợ BHXH Hà Nội 471,5 tỷ đồng
Ông Nguyễn Đức Hòa - Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội cho hay, tính đến hết tháng 9/2018, tổng số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT), bảo hiểm thất nghiệp đạt 25.063,3 tỷ đồng (bằng 63,9% kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao).
Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn đạt 84,9% dân số. Dự kiến, hết năm 2018, BHXH thành phố. Hà Nội sẽ hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT được Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà Nội giao là 85,3%.

Dự án Danko City chưa được cấp phép xây dựng đã động thổ rầm rộ?

(Kiến Thức) - Mặc dù chưa được cấp phép xây dựng, nhưng chủ đầu tư dự án Nhà ở Cao Ngạn (Danko City) là Công ty cổ phần Tập đoàn Danko đã động thổ rầm rộ trái quy định dưới sự tham gia, chứng kiến của nhiều lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.

Dự án Danko City chưa được cấp phép xây dựng đã động thổ rầm rộ?
Vừa qua, dư luận không khỏi xôn xao trước thông tin dự án Nhà ở Cao Ngạn thuộc phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (tên thương mại là Danko City) chưa được cấp phép xây dựng nhưng được chủ đầu tư - Công ty cổ phần Tập đoàn Danko động thổ rầm rộ, san lấp trái quy định.
Điều khiến dư luận ngỡ ngàng hơn là ngay tại lễ động thổ sai quy định lại có sự góp mặt của nhiều lãnh đạo trong tỉnh Thái Nguyên.

Chưa được cấp giấy phép đã động thổ, Danko City còn sai phạm gì?

(Kiến Thức) - Mặc dù chưa được cấp giấy phép xây dựng, nhưng dự án Danko City vẫn được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn Danko động thổ rầm rộ, san lấp trái quy định. Dư luận hiện thắc mắc, ngoài vấn đề này Danko City còn có sai phạm gì khác hay không?

Chưa được cấp giấy phép đã động thổ, Danko City còn sai phạm gì?
Sai phạm nhưng vẫn quảng cáo "rầm rộ"
Thông tin dự án Nhà ở Cao Ngạn thuộc phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (tên thương mại là Danko City) chưa được cấp phép xây dựng nhưng vẫn được chủ đầu tư, là Công ty cổ phần Tập đoàn Danko động thổ rầm rộ, san lấp trái quy định đang thu hút sự chú của dư luận.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.