Số doanh nghiệp đóng cửa quý I tăng đột biến, vì sao?

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, số doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh trong 3 tháng đầu năm tăng 20,8% so với năm trước, dấy lên nhiều quan ngại.

Quý I năm 2019 chứng kiến 14.761 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, cao hơn 20,8% so với năm ngoái.
Bên cạnh đó, 58,4% trong số 15.331 doanh nghiệp cũng đang chờ hoàn thành thủ tục giải thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình rà soát năm 2018.
Tính chung 3 tháng đầu năm, cả nước có 28.451 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 375,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,2% về số doanh nghiệp và tăng 34,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
So doanh nghiep dong cua quy I tang dot bien, vi sao?
 Ông Phạm Thế Anh nhận định kinh tế Việt Nam đang đan xen giữa những mảng tốt và mảng xấu.
PGS.TS Phạm Thế Anh từ Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng: “Số doanh nghiệp thành lập mới thì cũng nhiều mà số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể thì cũng lớn. Đặc biệt trong quý I vừa qua, việc rà soát lại con số thống kê khiến cho số doanh nghiệp ra khỏi hoạt động kinh doanh tăng đột biến. Tuy nhiên, tôi cho rằng thực chất con số này không lớn như thế bởi lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chờ giải thể vốn đã nhiều rồi”.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh tăng trưởng GDP ở mức cao, chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) lại có sự sụt giảm so với tháng 12. Chỉ số này giảm từ 53,8 điểm xuống lần lượt còn 51,9; 51,2 và 51,9 điểm trong ba tháng đầu năm.
“Chỉ số PMI của Việt Nam phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế. Chỉ số này vẫn duy trì ở mức trên 50 điểm, thể hiện triển vọng mở rộng của sản xuất công nghiệp, nhưng mức độ mở rộng thì nó thấp hơn”, chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh chia sẻ.
Ngoài ra, khảo sát về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do Tổng cục thống kê thực hiện cho thấy sự lạc quan của doanh nghiệp trong quý I. Theo đó, 33,7% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá tình hình sản xuất quý I tốt hơn so với quý IV năm 2018 và 40,5% cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định.
Trong khi đó, 54,6% doanh nghiệp dự đoán tình hình kinh doanh quý II sẽ tiến triển tốt và chỉ có 10,6% là dự đoán khó khăn hơn.

4 tháng đầu năm, 26.277 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Bốn tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận có 41.295 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (dù giảm so với cùng kỳ năm trước) cũng lên tới con số 26.277 doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, cả nước có 14.510 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 133,5 nghìn tỷ đồng, tăng 79,5% về số doanh nghiệp và tăng 64,5% về số vốn đăng ký so với tháng trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 8,3%; tổng số lao động đăng ký trong tháng của các doanh nghiệp thành lập mới gần 106,7 nghìn người, tăng 54,7%.

Doanh nghiệp kêu mất oan hàng trăm tỷ vì bị... siết nhầm

Quy định nhằm chống chuyển giá trốn thuế nhưng nhiều doanh nghiệp trong nước lại đang thiệt thòi do thuế tăng cao. Có phản ánh doanh nghiệp phải nộp thêm hàng trăm tỷ đồng, doanh nghiệp trung bình phải nộp thêm 100-200 tỷ đồng, còn doanh nghiệp lớn phải nộp thêm đến 500 tỷ đồng…

Phát biểu tại Hội thảo Nghị định số 20/2017/NĐCP: Một số vấn đề bất cập và giải pháp tháo gỡ, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, khoản 3, điều 8 Nghị định 20 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của doanh nghiệp".
Quy định này không phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2014; mâu thuẫn với các quy định trong Luật Thuế hiện hành và có nhiều vấn đề không phù hợp với thực tế, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của doanh nghiệp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.