Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị sặc sữa

Sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở... 

Nguyên nhân thường là do cha mẹ hoặc người giữ trẻ để trẻ bú không đúng tư thế, cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho, sữa mẹ xuống quá nhiều hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp. Vì vậy cần khẩn trương sơ cứu để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Xu tri dung cach khi bi sac sua
Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị sặc sữa sẽ giảm nguy cơ tử vong.
Nhận biết trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ đang bú, đột ngột ho mạnh, sặc sụa, tím tái, khóc thét. Phụ huynh có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng của trẻ, trẻ bị hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng, lúc này phụ huynh nên nghĩ ngay đến tai nạn trẻ bị sặc sữa. Trường hợp nặng, trẻ có thể bị ngưng tim, ngưng thở và có thể tử vong nếu không được xử trí sơ cấp cứu kịp thời.
Xu tri dung cach khi bi sac sua-Hinh-2
 Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa.
Sơ cứu đúng cách trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ bắt đầu có biểu hiện bị sặc sữa như ho, sặc sụa, tím tái… ngay lập tức cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần xử trí sơ cứu đúng cách theo các bước sau đây:
- Vỗ lưng, ấn ngực: Đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải , dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào lưng trẻ nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống xuất sữa ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh 5 cái ở nửa dưới của xương ức, dưới đường nối 2 vú khoảng 1-2 cm. Lặp lại đến 5 - 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
- Thông đường thở: Dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.
- Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở: Có thể kết hợp các biện pháp trên với hà hơi thổi ngạt, cụ thể ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Để phòng ngừa sặc sữa, cha mẹ hoặc người nuôi trẻ cần cho trẻ bú đúng tư thế và luôn đồng hành với trẻ cho đến khi trẻ kết thúc cữ bú. Đặc biệt, sau khi trẻ bú no không nên đặt trẻ nằm ngay xuống giường hoặc nôi mà người mẹ nên bế trẻ lên, dùng tay vỗ nhẹ vào sau lưng trẻ để trẻ có thể “ợ hơi” sẽ tránh tình trạng trẻ nôn, trớ sữa có thể gây hít sặc vào phổi.
Sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở. 

Cách dùng sữa tươi có lợi nhất cho sức khỏe của bé

(Kiến Thức) - Sữa tươi không chỉ giúp bé phát triển tối đa sức khỏe mà còn tăng hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là tiêu chảy. 

Bé dưới 1 tuổi. Trẻ lúc này rất cần các vitamin và khoáng chất, đặc biệt vitamin E, kẽm, sắt có trong sữa mẹ để tăng trưởng và đề kháng. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé cũng chưa hoàn tiện và rất khó để tiêu hóa những loại protein phức hợp có trong sữa tươi. Vì thế, vẫn chưa nên cho trẻ dùng sữa tươi giai đoạn này.
 Bé dưới 1 tuổi. Trẻ lúc này rất cần các vitamin và khoáng chất, đặc biệt vitamin E, kẽm, sắt có trong sữa mẹ để tăng trưởng và đề kháng. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé cũng chưa hoàn tiện và rất khó để tiêu hóa những loại protein phức hợp có trong sữa tươi. Vì thế, vẫn chưa nên cho trẻ dùng sữa tươi giai đoạn này.
Trên 1 tuổi. Bạn sẽ cho bé chuyển sang giai đoạn uống sữa tươi từ từ. Có thể pha một phần sữa tươi với hai phần sữa mẹ cho bé dùng, nhưng chỉ pha một lượng nhỏ để bé làm quen trước. Sau đó, tăng từng chút một tỷ lệ trong khẩu phần sữa của bé lên mỗi ngày cho đến khi bé hoàn toàn uống được sữa tươi.
 Trên 1 tuổi. Bạn sẽ cho bé chuyển sang giai đoạn uống sữa tươi từ từ. Có thể pha một phần sữa tươi với hai phần sữa mẹ cho bé dùng, nhưng chỉ pha một lượng nhỏ để bé làm quen trước. Sau đó, tăng từng chút một tỷ lệ trong khẩu phần sữa của bé lên mỗi ngày cho đến khi bé hoàn toàn uống được sữa tươi. 

Hương vị sữa mới thơm lừng trẻ em mê tít

(Kiến Thức) - Chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng sữa Kun vị cookies mới đã được trẻ em đặc biệt yêu thích và chủ động hơn trong việc uống sữa.

.Sữa mang vị bánh

Đối với bất cứ mẹ nào, chuyện ăn uống sao cho đầy đủ dinh dưỡng và an toàn là điều tiên quyết để đảm bảo sức khỏe cho con đặc biệt ở tuổi từ 4-11. Chính vì vậy, khi con trẻ có dấu hiệu ngán sữa, thực phẩm bổ sung hiệu quả những dưỡng chất cần thiết thì mẹ nào cũng trở nên lo lắng. Trên diễn đàn dành cho mẹ, những topic luận bàn chuyện ngán sữa của con lúc nào cũng thu hút quan tâm của các bà mẹ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.