Sơ cứu đột quỵ thế nào chuẩn nhất?

(VietnamDaily) - Sáng 6/9, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên- Ngoại ngữ- Tin học tỉnh Đắk Nông, một cán bộ Thanh tra tỉnh Đắk Nông đột quỵ tử vong trong thời gian làm bài thi.

Cán bộ Thanh tra tỉnh Đắk Nông đột quỵ tử vong được xác định là ông Mai Ngọc Sáng (SN 1978, trú phường Nghĩa Tân, TP Gia Nghĩa), là cán bộ Thanh tra tỉnh Đắk Nông.
Theo một số học viên, sáng 6/9, khoảng 15 học viên là cán bộ các sở, ban ngành của tỉnh Đắk Nông tham gia thi chứng chỉ chuyên viên chính, lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước.
Đến khoảng 8h15, khi vào thi được khoảng 30 phút thì bất ngờ ông Sáng ngã ngửa ra sau, có biểu hiện bị tai biến.
So cuu dot quy the nao chuan nhat?
Trung tâm Giáo dục thường xuyên- Ngoại ngữ- Tin học tỉnh Đắk Nông, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: VOV. 

Phát hiện sự việc, các học viên khác đã đưa nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông cấp cứu. Tuy nhiên, theo cán bộ y tế tại Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông, bệnh nhân Mai Ngọc Sáng được xác định tử vong trước khi vào cấp cứu.

Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng tổn thương não cấp tính. Có hai dạng đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Tuy nhiên, trên thực tế, đột quỵ thiếu máu não là dạng đột quỵ thường gặp hơn. Cứ 3 bệnh nhân đột quỵ sẽ có 2 người đột quỵ thiếu máu não.

Đột quỵ thiếu máu não xảy ra khi có cục máu đông do mảng xơ vữa tại mạch máu não hoặc từ nơi khác theo dòng máu di chuyển đến não gây tắc nghẽn mạch máu. Tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất nên bị tổn thương, nếu để lâu tế bào sẽ chết. Trong khi đó, đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị vỡ. Mức độ nghiêm trọng của đột quỵ tùy thuộc vào diện tích vùng não bị tổn thương và thời gian tế bào não không được cung cấp máu đầy đủ.

Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu và sơ cứu người bị đột quỵ đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong. Trong đó đặc biệt lưu ý 3 dấu hiệu.

Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội. Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo. Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt. Nếu người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% là đột quỵ.

Trong khi chờ xe cấp cứu, càng nhanh càng tốt cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30-45 độ, mặc quần áo thoáng. Nếu bệnh nhân ngừng tim, cần cấp cứu ngừng tuần hoàn, kêu gọi người xung quanh hỗ trợ.

Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi. Nếu người bệnh bị co giật, phải lập tức dùng chiếc đũa bọc giẻ, đặt ngang miệng bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.

So cuu dot quy the nao chuan nhat?-Hinh-2
Bọc giẻ chiếc đũa rồi đặt ngang miệng để tránh bệnh nhân cắn phải lưỡi khi co giật. Ảnh: Vietnamnet. 
TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cho biết sự gián đoạn của quá trình cung cấp máu và ô xy lên não có thể do tắc mạch, huyết khối động mạch não hoặc vỡ mạch máu não. Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não có thể do mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, mỡ máu… nhưng không được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, những thói quen có hại như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lười vận động, chế độ ăn nhiều chất béo... cũng là những yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ.
Bác sĩ Anh Tuấn lưu ý về một số sai lầm cần tránh khi sơ cứu người đột quỵ. Theo đó, có “4 không” như sau: 1/ Không được tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió hay chích nặn máu vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị. 2/ Không cho người bệnh ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, người bệnh hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm. 3/ Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg. 4/ Không dùng thuốc aspirin hay các thuốc chống đông máu, tan máu vì lúc này chưa xác định được người bệnh bị loại đột quỵ não nào, nếu bị xuất huyết não thì dùng các thuốc trên sẽ làm cho người bệnh càng thêm nguy kịch.

Mời độc giả theo dõi video "Mời bạn đọc theo dõi Video "Mẹo ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ hiệu quả". Nguồn: ANTV.

Khi người thân có dấu hiệu đột quỵ, cần hỗ trợ để họ không bị té ngã là điều cần làm đầu tiên. Nếu người bệnh còn tỉnh táo thì cần để người bệnh nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất. Nếu người bệnh hôn mê, cần xem người bệnh thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngưng thở. Nếu ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo ngay nhằm kịp thời cung cấp ô xy cho não.
Đột quỵ thiếu máu não hiện có thể được điều trị nếu cấp cứu kịp thời. Khi thấy người nhà có dấu hiệu của đột quỵ, việc cần làm của người thân là gọi ngay cấp cứu.

Những thực phẩm hàng đầu giúp giảm nguy cơ đột quỵ

(VietnamDaily) - Không chỉ có những người lớn tuổi mới mắc đột quỵ mà hiện nay bệnh ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, ăn một số thực phẩm sau đây có thể ngăn ngừa và giảm nguy cơ đột quỵ.

Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy

Socola: Trên tạp chí European Journal of Epidemiology, các nhà nghiên cứu cho biết ăn 2 thanh socola mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.

Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-2
Chuối: Đối với phụ nữ sau mãn kinh, ăn chuối có thể hạ thấp nguy cơ đột quỵ xuống 12%. Kali có nhiều trong chuối có thể làm giảm huyết áp và còn giúp ngăn ngừa đột quỵ hoặc tử vong không rõ ràng.
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-3
Cà chua: Các nhà nghiên cứu Phần Lan nhận thấy nam giới tiêu thụ nhiều lycopene - một chất hóa học giúp cà chua có màu đỏ có thể hạ thấp 50% nguy cơ đột quỵ so với nam giới có nồng độ lycopene trong máu thấp.
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-4
Táo: Cũng giống như cà chua, táo cũng là loại trái cây có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ.
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-5
Sữa ít béo là nguồn cung cấp kali, magiê và canxi…, tất cả đều có tác dụng hạ huyết áp rất hiệu quả. Một nghiên cứu tiến hành suốt 22 năm được thực hiện ở 3.000 người Nhật phát hiện những người uống ít nhất 2 ly sữa ít béo mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ xuống một nửa so với những người không uống sữa.
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-6
Cá hồi: Một nghiên cứu của Trường Y Harvard (Mỹ) được tiến hành ở 5.000 người trong độ tuổi từ 65 trở lên cho thấy ăn các loại cá béo như cá hồi từ 1-4 lần trong 1 tuần có thể hạ thấp 27% nguy cơ đột quỵ.
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-7
Rượu vang đỏ: Các nhà nghiên cứu phát hiện một hợp chất được tìm thấy trong vỏ nho đỏ và hạt của nó có thể trợ giúp phục hồi sau đột quỵ. Hợp chất đó được gọi là resveratrol, đã được chứng minh có tác dụng làm giảm các tổn thương não lâu dài, đồng thời có khả năng chống lại tình trạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ. 
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-8

Rau muống chứa nhiều canxi nên có thể giữ ổn định áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.

Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-9
Tỏi chứa allicin, một hợp chất hóa học đặc biệt có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa chứng máu vón cục.
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-10
Đậu nành giúp tăng cường hàm lượng sắt trong quá trình tạo máu, giảm cholesterol máu, hạ huyết áp, phòng ngừa cục máu đông... từ đó hỗ trợ điều trị đột quỵ não. Ảnh: Internet. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Nắng nóng 41 độ, hãy chú ý đến 7 dấu hiệu sớm của đột quỵ này để giúp bạn thoát chết

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy.

Đột quỵ là gì?

Tin mới