Sinh vật “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Bạn đã nghe về sinh vật có khả năng tự chữa lành này chưa? Hãy tìm hiểu ngay trước khi kỳ giông Mexico biến mất!

Sinh vật “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng". Đó là, khi bị đứt chân, đuôi hay... một phần của tim, kỳ giông sẽ tái tạo lại ngay mà còn không để lại sẹo!

Dù vậy, loài này không bất tử. Từ lâu nó đã là... một món ăn ngon! Thế nhưng, điều đáng nói hơn cả là môi trường sống của nó đang bị đe dọa rất nghiêm trọng.

Kỳ giông Mexico (tên tiếng Anh: axolotl) là loài sinh vật đặc hữu của Mexico - nghĩa là ngoài đất nước này thì bạn không thể tìm thấy chúng ở đâu khác.

Truyện cổ Mexico kể rằng, vào thế kỉ 13, người Aztec đã đến hồ Texcoco và xây dựng một thành phố nổi giữa lòng hồ. Loài kỳ giông cũng kéo tới sống ở vùng nước liền kề vô cùng bình yên.

Hồ Texcoco được cho là có 1 thành phố nổi xưa và trù phú hơn ngày nay nhiều.
 Hồ Texcoco được cho là có 1 thành phố nổi xưa và trù phú hơn ngày nay nhiều.
Kỳ giông Mexico gắn với vị thần Xolotl và đến nay vẫn còn xuất hiện nhiều trong văn hóa.
 Kỳ giông Mexico gắn với vị thần Xolotl và đến nay vẫn còn xuất hiện nhiều trong văn hóa.

Cái tên "axolotl" của nó bắt nguồn từ vị thần "Xolotl" của người Aztec. Nghe kể vị thần này đã biến thành con kỳ giông để giữ mạng sống trong một lần nguy cấp.

Ngày nay, vì rất dễ sinh sản trong bể thủy sinh nên kỳ giông được nuôi làm cảnh tại nhiều nơi trên thế giới. Trong khi đó, những con kỳ giông kém may mắn hơn sẽ bay đến Nhật Bản và biến thành... món chiên giòn!

Trong bể thủy sinh thì đáng yêu không để đâu cho hết, nhưng ở ngoài số phận hẩm hiu...
 Trong bể thủy sinh thì đáng yêu không để đâu cho hết, nhưng ở ngoài số phận hẩm hiu...

Đồng thời, vì có cấu tạo lẫn tập tính sống độc đáo nên kỳ giông Mexico là đối tượng nghiên cứu yêu thích của khoa học.

"Báu vật" của phòng thí nghiệm

Ngay từ rất sớm, năm 1863, người Pháp đã chuyển về Paris 5 con kỳ giông sống để phục vụ cho nghiên cứu.

Sau đó, nhà khoa học Auguste Duméril đã nhân giống loài này thành công, đưa nó đi khắp châu Âu. Đây là một việc đáng nể so với công nghệ bấy giờ, biến kỳ giông thành một trong những "cư dân" đầu tiên sinh trưởng trong phòng thí nghiệm.

Sau gần 2 thế kỉ, khoa học đã phát hiện được nhiều điều thú vị về kỳ giông. Ví dụ như, mặc dù là động vật lưỡng cư nhưng đến mùa sinh sản, kỳ giông Mexico không lên bờ như "bà con" của nó mà vẫn ở dưới nước. Thế nên khoa học còn gọi chúng là "những con nòng nọc trưởng thành"!

Nhưng, đặc biệt nhất vẫn là khả năng tự chữa lành vết thương. Khi kỳ giông Mexico đứt lìa chi, nó sẽ mọc lại được, thậm chí bị nhiều lần như thế mà vẫn không ảnh hưởng gì đến đời sống.

Mô phỏng khả năng tái tạo của kỳ giông Mexico.
 Mô phỏng khả năng tái tạo của kỳ giông Mexico.

Khả năng tái tạo này hoàn toàn không thể có ở động vật có vú, bao gồm con người. Bởi vì, nếu các loài thú bị thương thì đại thực bào – một loại tế bào miễn dịch – sẽ "ăn" lấy tế bào chết và để lại sẹo ngay.

Với kỳ giông Mexico thì ngược lại. Khi bị đứt chi, một nhóm tế bào có tên blastema (tế bào gốc đa chức năng) sẽ bao phủ lấy vết thương, chữa lành và tái tạo. Cũng nhờ nhóm tế bào blastema mà kỳ giông còn có thể tái tạo một phần quả tim tổn thương.

Nếu kỳ diệu đến thế, tại sao khoa học lại không nghiên cứu sâu hơn và áp dụng vào chữa trị cho con người? Có chứ! Nhưng đã xảy ra nhiều trở ngại quá.

Nhờ nhóm tế bào blastema mà kỳ giông còn có thể tái tạo một phần quả tim tổn thương.
 Nhờ nhóm tế bào blastema mà kỳ giông còn có thể tái tạo một phần quả tim tổn thương.

Có chuyện 5 con kỳ giông đầu tiên đến Pháp và sau đó được nhân giống. Do nguồn gene ban đầu ít ỏi như thế, thế hệ kỳ giông sau này hay xảy ra cận huyết và dễ chết. Một cơn bệnh lạ cũng quét qua nhiều phòng thí nghiệm, và làm chết hàng loạt ấu trùng.

Tuy vậy, khoa học cũng đạt nhiều bước tiến nhất định. Đến đầu năm 2018, họ giải mã gần như hoàn chỉnh bộ gen kỳ giông Mexico – bộ gene phong phú gấp 10 lần của con người, đứng đầu trong số các bộ gen động vật được giải mã!

Với việc giải mã này, khoa học sẽ nghiên cứu tiếp vì sao kỳ giông có khả năng tái tạo mà chuột thì không (thực ra chuột có thể mọc lại một phần đầu ngón chân trong số ít trường hợp). Và liệu có thể can thiệp vào bộ gen của chuột để tạo ra khả năng tái sinh cho nó hay không?

Những câu hỏi này đều bị bỏ dở - do số lượng kỳ giông trong phòng thí nghiệm khá ít ỏi. Và giữa cá thể sống trong phòng kín với ngoài môi trường tự nhiên, sẽ có nhiều khác biệt lớn mà khoa học cần quan tâm.

Chìa khóa giải quyết vấn đề chính là môi trường sống tự nhiên của kỳ giông ở Mexico. Vậy, chúng ta hãy trở lại đất nước này một lần nữa xem chuyện gì đang xảy ra.

Bài toán khó ở Mexico hiện nay

Tại quê nhà Mexico, tình hình của kỳ giông đang thật sự bi đát. Nếu như năm 1998, một km vuông có đến 6.000 con sinh sống thì đến 2015, một km vuông chỉ tìm thấy trung bình 35 cá thể kỳ giông mà thôi!

Có 3 nguyên nhân chí tử gây ra thảm kịch này. Thứ nhất, dân số thành phố đang tăng quá nhanh, diện tích hồ nước Texcoco (nơi ở tự nhiên của kỳ giông) vốn dĩ mênh mông giờ biến thành những con kênh đen ngòm cùng vài ao hồ bé tẹo tại Xochimilco – một quận phía nam thuộc thành phố Mexico!

Bạn còn nhớ kỳ giông Mexico là loài lưỡng cư nhưng... hoàn toàn sống dưới nước chứ? Vậy nên khi diện tích hồ càng thu hẹp, chúng càng bị tận diệt.

Quận Xochimilco đông đúc và ô nhiễm.
 Quận Xochimilco đông đúc và ô nhiễm.

Nguyên nhân thứ hai vẫn là do con người, mặc dù lần này không ai lường trước được. Vào những năm 1970 - 1980, một chương trình của Liên Hiệp Quốc đã thả cá chép và cá rô phi xuống các ao nước quanh quận Xochimilco. Mục đích là cải thiện bữa ăn nghèo nàn của người dân địa phương, cung cấp nhiều chất đạm hơn.

Tuy nhiên, các loài cá ngoại lai này đã săn thịt kỳ giông nhỏ. Sau khi tình trạng trên được phát hiện, giới khoa học hợp tác cùng ngư dân địa phương đã tạo khu trú ẩn cho kỳ giông, tìm cách đưa cá ra khỏi đó.

Nguyên nhân thứ ba và đáng lo ngại nhất - chính là ô nhiễm! Chỉ cần 1 cơn bão quét qua thành phố Mexico, hệ thống cống rãnh cũ kĩ ở đây đã không thể xoay sở và đổ hết chất thải ra thẳng dòng kênh – bao gồm ammonia, kim loại nặng và hóa chất độc hại khác.

Mà giống như nhiều loài lưỡng cư khác, kỳ giông Mexico hô hấp một phần qua da nên rất dễ tổn thương với ô nhiễm.

Tính đến đầu năm 2018, trong khi phòng thí nghiệm chưa kịp mừng vì giải mã xong bộ gen kỳ giông thì bên Mexico, tình hình cứu giúp loài vật này vẫn còn chưa đi vào đâu.

Bạn thấy đó, kỳ giông Mexico thoạt nhìn kỳ lạ, ngộ nghĩnh, tưởng chẳng được tích sự gì nhưng lại chứa quá nhiều thông tin để cải thiện nền y học.

Hơn thế nữa, chúng là những loài vật có sinh mạng riêng, cùng tồn tại với con người trên Trái đất này.

Từ câu chuyện kỳ giông tuốt bên Mexico mà nhìn lại, chúng ta thấy rằng ở Việt Nam cũng có nhiều loài đặc hữu nhưng có nguy cơ tuyệt chủng như vượn, voọc, tê giác...

Hãy quan tâm, cập nhật tin tức về chúng nhiều hơn, đồng thời làm những việc nhỏ cho môi trường như ngưng xả rác, bớt sử dụng tài nguyên bừa bãi... trước khi tất cả trở nên quá muộn!

Bắt được sinh vật cổ nhất thế giới ở Trung Quốc

Một kiểm lâm viên ở miền nam Trung Quốc đã cảm thấy vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra một con kỳ giông lớn.

Bắt được sinh vật cổ nhất thế giới ở Trung Quốc
Bat duoc sinh vat co nhat the gioi o Trung Quoc
Anh Xiao đã tìm thấy con kỳ giông trên ở Thành phố Hà Nguyên ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.  

Phát hiện loài kỳ giông khổng lồ to ngang xe hơi

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch con kỳ giông khổng lồ, có kích thước gần bằng một ô tô loại nhỏ tại Algarve, phía nam Bồ Đào Nha.

Phát hiện loài kỳ giông khổng lồ to ngang xe hơi

Các nhà cổ sinh vật học vừa tìm thấy hóa thạch khoảng 220 triệu năm tuổi của một loài mới khi khai quật một hồ cạn nước ở Algarve, Bồ Đào Nha.

Phat hien loai ky giong khong lo to ngang xe hoi
 Hình ảnh tái dựng lại của kỳ giông khổng lồ Metoposaurus algarvensis. 
Hóa thạch là của một con kỳ giông khổng lồ, tên khoa học là Metoposaurus algarvensis,  kích thước gần bằng chiếc ô tô loại nhỏ.
Metoposaurus algarvensis trưởng thành phát triển chiều dài lên đến khoảng 2m, sống trong các sông, hồ cuối thời kỳ Trias. Bề ngoài của sinh vật mới khá giống cá sấu.
Phat hien loai ky giong khong lo to ngang xe hoi-Hinh-2
 Metoposaurus algarvensis có miệng đầy răng sắc nhọn như kim.
Loài động vật lưỡng cư ăn thịt này thường săn cá và thống trị các sông, hồ cách đây khoảng 220 triệu năm, khi khủng long bắt đầu thống trị thế giới. Metoposaurus algarvensis có miệng đầy răng sắc nhọn như kim, có thể chộp lấy bất cứ loài khủng long nhỏ nào đi tới gần hồ nước. Tuy nhiên, chân của Metoposaurus algarvensis rất yếu ớt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Metoposaurus algarvensis có thể là tiền thân của các loài động vật lưỡng cư hiện đại như ếch, sa giông và kỳ nhông.
Phat hien loai ky giong khong lo to ngang xe hoi-Hinh-3
Hóa thạch hộp sọ của Metoposaurus algarvensis vừa được khai quật. 

Tiến sĩ, nhà cổ sinh vật học Steve Brusatte của Đại học Edinburgh, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Loài động vật lưỡng cư này trông giống như một quái vật xấu xí. Nó có kích thước của một xe hơi và có hàng trăm chiếc răng sắc nhọn ở miệng. Đó là loài động vật ăn thịt hung dữ khiến cả những con khủng long thời kỳ đầu cũng phải dè chừng”.

Các nhà nghiên cứu bỏ ra khá nhiều công sức xác định loài mới này từ các mẩu xương của hàng trăm động vật lưỡng cư. Ông Steve cho biết: “Đó thật sự là một mớ bòng bong. Chúng tôi tìm thấy lớp xương cao 0,5m và phải phân loại chúng”. 

Sự khác biệt trong cấu trúc hàm và các bộ phận của hộp sọ, nơi tủy sống gặp não, tiết lộ hóa thạch là của một loài mới.

Khám phá gây sốc về kỳ giông Mexico

(Kiến Thức) - Kỳ giông Mexico, hay còn gọi là khủng long sáu sừng có rất nhiều đặc điểm thú vị chờ chúng ta khám phá.

Khám phá gây sốc về kỳ giông Mexico
Kham pha gay soc ve ky giong Mexico
 Tận mắt nhìn thấy một con kỳ giông Mexico sẽ khiến bạn bất ngờ bởi diện mạo hết sức khác lạ. Đặc biệt, tuy có mắt nhưng chúng hoàn toàn mù tịt và mắt không có mí.

Đọc nhiều nhất

Tin mới