Siêu virus Metapneumo không có vắc xin, thuốc điều trị nguy hiểm sao?

Hiện không có vắc xin và các loại thuốc liên quan để ngăn ngừa Metapneumovirus ở người, tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng về loại virus này.

Siêu virus Metapneumo không có vắc xin, thuốc điều trị nguy hiểm sao?
Theo hệ thống giám sát virus đường hô hấp của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, kể từ mùa xuân năm nay, tỷ lệ mắc siêu virus Metapneumo ở người (HMPV) cao tại nhiều khu vực khác nhau của Mỹ và loại virus này đang "tàn phá" các khoa chăm sóc đặc biệt, các đơn vị và khoa nhi của các bệnh viện lớn tại Mỹ.
Tại Trung Quốc hiện tại cũng có các ca nhiễm bệnh lẻ tẻ, trong đó phần lớn là trẻ nhỏ, hiện chưa có vắc xin và thiếu thuốc kháng virus đặc hiệu. Đáng sợ nhất là HMPV kết hợp nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi ở trẻ em.
Theo một số báo cáo ở Trung Quốc trong thời gian gần đây, Metapneumovirus ở người tồn tại ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới đôi khi gây thành dịch khu vực, phải được quan tâm trong giám sát, không thể bỏ qua trong nghiên cứu căn nguyên nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Sieu virus Metapneumo khong co vac xin, thuoc dieu tri nguy hiem sao?
Ảnh minh họa.  
Bác sĩ Lý Đồng, Trưởng khoa truyền nhiễm tại bệnh viện Hữu An, Bắc Kinh, từng nhắc nhở: "Loại virus này không phải là một loại virus mới. Nó đã xuất hiện ở Hà Lan, Vương quốc Anh, Phần Lan, Úc, Canada, Kenya, Na Uy. Tại Trung Quốc, trẻ em cũng đã được phát hiện nhiễm virus này ở Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thâm Quyến và những nơi khác".
Hiện, không có vắc xin và các loại thuốc liên quan để ngăn ngừa Metapneumovirus ở người, tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng về loại virus này. Nhiễm Metapneumovirus ở người cũng giống như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác do virus gây ra và có thể phòng ngừa.
Metapneumovirus ở người (HPPV) là gì?
Bác sĩ Lý Đồng chỉ rõ hơn, Metapneumovirus ở người là một loại virus ARN cảm giác âm tính đơn sợi, là một trong những mầm bệnh chính gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính ở người. Nó cũng có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người mọi lứa tuổi.
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tái phát đều không có triệu chứng, nhưng nhiễm trùng có triệu chứng chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc người già, những người mắc bệnh phổi tiềm ẩn và những người bị suy giảm miễn dịch.
Theo dữ liệu gần đây từ các quốc gia khác nhau, nhiễm trùng HMPV phổ biến và theo mùa. Ví dụ: Mỹ, Hà Lan, Vương quốc Anh, Na Uy và Phần Lan chủ yếu xảy ra vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân, trong khi Trung Quốc chủ yếu xảy ra vào cuối mùa đông, mùa xuân và mùa hè.
Theo một nghiên cứu kéo dài 13 năm tại 9 tỉnh của Trung Quốc, trẻ em 5 tuổi là đối tượng nhiễm HMPV chủ yếu, với tỷ lệ phát hiện là 3,1%. Metapneumovirus có thể gây nhiễm trùng đơn lẻ hoặc đồng nhiễm với các loại virus đường hô hấp khác. Việc đồng nhiễm HMPV có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi ở trẻ em, rất nguy hiểm.
Metapneumovirus ở người lây truyền như thế nào?
Bệnh chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc giữa người với người. Các đường lây truyền phổ biến nhất là lây truyền qua giọt bắn và lây truyền qua tiếp xúc. Phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là nâng cao đề kháng, cắt đứt đường lây truyền, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng.

>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Hình ảnh thực tế ảo lá phổi nhiễm COVID-19

Nguồn video: THĐT

Lần đầu phát hiện virus lai lẩn tránh được hệ miễn dịch

Các nhà nghiên cứu ghi nhận virus cúm và RSV kết hợp với nhau để tạo thành một loại virus gây bệnh mới.

Lần đầu phát hiện virus lai lẩn tránh được hệ miễn dịch

Hai loại virus đường hô hấp phổ biến có thể hợp nhất để tạo thành một loại virus lai có khả năng trốn tránh hệ miễn dịch của con người và lây nhiễm các tế bào phổi. Đây là lần đầu tiên, giới chuyên môn quan sát thấy hai virus trên hợp tác như vậy.

Những phát hiện này có thể giải thích tại sao đồng nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh nặng hơn đáng kể cho một số bệnh nhân.

Mỗi năm, khoảng 5 triệu người trên thế giới phải nhập viện vì cúm A, trong khi virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Theo Guardian, đồng nhiễm trùng - một người bị nhiễm cả hai loại virus một lúc - tương đối phổ biến. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ những loại virus này sẽ tác động như thế nào nếu chúng cùng trong một tế bào.

Lan dau phat hien virus lai lan tranh duoc he mien dich

Ảnh minh họa: Healthshots

Tiến sĩ Joanne Haney, Trung tâm nghiên cứu virus MRC - Đại học Glasgow, giải thích: “Chúng ta cần hiểu cách thức lây nhiễm để có được bức tranh đầy đủ hơn về đặc điểm sinh học của từng loại virus riêng lẻ”.

Tiến sĩ Haney và các đồng nghiệp ghi nhận, thay vì cạnh tranh với nhau như một số loại virus khác, virus cúm và RSV kết hợp với nhau để tạo thành loại virus lai hình cây cọ.

Giáo sư Pablo Murcia, người đánh giá nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Microbiology, cho biết: “Loại virus lai này chưa từng được mô tả trước đây”.

Sau khi được hình thành, virus lai cũng có thể lây nhiễm sang các tế bào lân cận - ngay cả khi có kháng thể chống lại bệnh cúm.

Ngoài giúp virus trốn tránh hệ miễn dịch, sự kết hợp giữa hai virus cũng cho phép chúng tiếp cận nhiều loại tế bào phổi hơn. Nếu cúm thường lây nhiễm vào các tế bào ở mũi, họng và khí quản thì RSV có xu hướng tấn công các tế bào khí quản và phổi hơn - mặc dù có một số trùng lặp.

Tiến sĩ Stephen Griffin, nhà virus học tại Đại học Leeds, cho biết virus lai làm tăng nguy cơ gây ra bệnh nhiễm trùng phổi nặng, thậm chí tử vong: “Đó là một lý do để bạn cố gắng tránh nhiễm nhiều loại virus, bởi sự lai tạp có khả năng xảy ra nhiều hơn nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe”.

Giáo sư Murcia nói: “Chúng tôi cần biết liệu điều này chỉ xảy ra với bệnh cúm và RSV, hay còn lan sang các tổ hợp virus khác. Đây chỉ là bước khởi đầu cho những gì tôi nghĩ sẽ là một hành trình dài”.

10 loại virus “chết chóc” nhất lịch sử

Trang Livescience liệt kê 10 loại virus nguy hiểm nhất, dựa trên số người tử vong vì chúng.

10 loại virus “chết chóc” nhất lịch sử
10 loai virus “chet choc” nhat lich su
 1. Virus Marburg: Virus Marburg được đặt theo tên của Marburg, một thị trấn nhỏ ở miền trung nước Đức, nơi bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1967. Tuy nhiên, căn bệnh này thực sự bắt nguồn từ Uganda. Các công nhân Đức tại một phòng thí nghiệm ở Marburg đã mắc bệnh từ những con khỉ bị nhiễm bệnh, được nhập khẩu từ Uganda. Ảnh: Getty. 
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-2
Marburg là bệnh sốt xuất huyết do virus cùng họ với Ebola gây ra và có khả năng lây nhiễm cao, tỷ lệ tử vong cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong trong đợt bùng phát đầu tiên (năm 1967) là 24%, nhưng tỷ lệ này là 83% trong đợt bùng phát năm 1998-2000 ở Cộng hòa Dân chủ Congo và 100% trong đợt bùng phát năm 2017 ở Uganda. Ảnh: Getty.  
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-3
2. Virus Ebola: Năm 1976, đợt bùng phát dịch Ebola đầu tiên được biết đến ở người xảy ra đồng thời ở Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo. Chủng Ebola Bundibugyo có tỷ lệ tử vong là 25% trong khi chủng Zaire có tỷ lệ tử vong cao tới 90%. Ảnh: Reuters.  
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-4
Đợt bùng phát Ebola lớn nhất được ghi nhận ở Tây Phi vào đầu năm 2014 và mất hai năm để giải quyết. Trong thời gian đó, 28.652 người bị lây nhiễm và khiến 11.325 người tử vong, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC). Ảnh: Shutterstock.  
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-5
 3. Virus rabies (bệnh dại): Theo một nghiên cứu năm 2019 trong Báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong của CDC, khoảng 59.000 người tử vong mỗi năm vì căn bệnh do virus này gây ra. Ảnh: CDC. 
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-6
 Sau khi bị động vật nhiễm virus rabies cắn hoặc cào, bạn phải đi tiêm vắc xin phòng dại hoặc điều trị ngay lập tức. Nếu không, virus sẽ làm tổn thương não và dây thần kinh. Theo CDC, virus này có tỷ lệ tử vong là 99%. Ảnh: Wikipedia. 
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-7
4. Virus HIV: Ước tính có khoảng 32 triệu người đã chết vì HIV kể từ khi căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1980. Vào năm 2021, có 650.000 ca tử vong liên quan đến HIV trên toàn thế giới. Ảnh: CDC.  
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-8
5. Virus gây bệnh đậu mùa: Năm 1980, Đại hội đồng Y tế Thế giới tuyên bố bệnh đậu mùa đã được loại trừ. Nhưng trước đó, con người đã chiến đấu với bệnh đậu mùa trong hàng nghìn năm. Chỉ trong thế kỷ 20, bệnh đậu mùa đã giết chết 300 triệu người, theo National Geographic. Ảnh: Getty.  
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-9
 6. Virus Hanta: Hội chứng phổi do virus Hanta là căn bệnh gây tử vong, lần đầu tiên được chú ý rộng rãi ở Mỹ vào năm 1993. Theo CDC, hơn 833 người ở Mỹ mắc bệnh này tính đến cuối năm 2020, và 35% người tử vong vì nó. Ảnh: Getty. 
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-10
 7. Virus cúm: Cúm gây tử vong với tỷ lệ nhỏ ở người nhiễm, trong 100.000 người mắc thì khoảng 1,8 người tử vong mỗi năm, theo CDC. Tuy nhiên, nó lây cho rất nhiều người nên trở thành một trong những "kẻ giết người" hàng đầu trên toàn thế giới. Ảnh: Getty. 
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-11
Theo WHO, trong một mùa cúm điển hình, có tới 650.000 người trên toàn thế giới sẽ chết vì căn bệnh này. Ảnh: Getty.  
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-12
8. Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết: Theo WHO, sốt xuất huyết Dengue lây nhiễm cho 100 đến 400 triệu người mỗi năm. Mặc dù sốt xuất huyết Dengue có tỷ lệ tử vong thấp hơn một số loại virus khác, khoảng 1%, virus có thể gây bệnh giống Ebola có tỷ lệ tử vong lên tới 20% nếu không được điều trị. Ảnh: Getty.  
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-13
 9. Virus Rota: Virus rota gây bệnh tiêu chảy khiến khoảng 200.000 trẻ tử vong mỗi năm, chủ yếu là ở Nigeria và Ấn Độ, theo PreventRotavirus. Ảnh: CDC. 
10 loai virus “chet choc” nhat lich su-Hinh-14
10. Virus SARS-COV-2: Virus SARS-COV-2 gây bệnh COVID-19 đã trở thành nguyên nhân gây tử vong do virus hàng đầu kể từ khi dịch bùng phát vào năm 2020. Tính đến tháng 10/2022, virus đã khiến hơn 6,57 triệu người tử vong và còn tiếp tục tăng. Theo OurWorldInData, virus này đã lây nhiễm cho ít nhất 626 triệu người. Ảnh: Getty.  

Loại virus khiến WHO họp khẩn có khả năng lây sang Việt Nam không?

Virus Marburg có thể truyền từ dơi ăn quả sang người và lây từ người sang người. Thế giới từng ghi nhận các ca bệnh do đi du lịch khi đến thăm hang động có dơi ăn quả sinh sống tại châu Phi.

Loại virus khiến WHO họp khẩn có khả năng lây sang Việt Nam không?
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết virus Marburg lần đầu tiên được phát hiện trên người vào năm 1967. Một nhóm nghiên cứu bắt khỉ về phòng thí nghiệm, virus này đã từ khỉ lây sang người. Vụ việc xảy ra tại phòng thí nghiệm Marburg và Frankfurt, Đức và ở Belgrade, Nam Tư cũ (nay là Serbia), tỷ lệ tử vong khá cao. Khi đó, họ đã khoanh vùng và khống chế được vụ dịch này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.