“Siêu” Ủy ban sẽ xóa bỏ tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”?

(Kiến Thức) - "Siêu" Ủy ban sẽ giám sát vốn, các doanh nghiệp đang sử dụng thế nào, chứ không phải nơi sử dụng vốn, không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/10, báo chí đặt câu hỏi liên quan đến Ủy ban Quản lý vốn nhà nước vừa ra mắt.
Thủ tướng đã có quan điểm là làm sao để Siêu Ủy ban không phải là cơ quan quá quyền lực, quan liêu. Vậy thì trong thời gian tới đây, Chính phủ có những biện pháp như thế nào để kiểm soát việc này? Với những đơn vị quản lý vốn lớn khi về với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, nhân sự sẽ thế nào, những nhân sự này sẽ do ai quyết định?
Trả lời câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh cho biết, khi xây dựng đề án thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, mục tiêu của Chính phủ là để xóa bỏ tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, khi các bộ chuyên ngành của chúng ta vừa ban hành chính sách trong lĩnh vực đó, đồng thời trực tiếp quản lý các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước.
“Chúng ta xây dựng khung pháp lý để tách chức năng quản lý và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh nói.
“Sieu” Uy ban se xoa bo tinh trang “vua da bong vua thoi coi”?-Hinh-2
 Quang cảnh cuộc họp báo Chính phủ. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, ngày 29/9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 131, trong đó đưa ra hành lang pháp lý của Ủy ban. Nội dung chính là, trách nhiệm quản lý vốn cho 19 doanh nghiệp, gồm 7 tập đoàn, 12 doanh nghiệp lớn.
“Vấn đề lớn nhất là Ủy ban sẽ quản lý như thế nào? Ủy ban này thay mặt Nhà nước giám sát khối tài sản, vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, chứ không phải cơ quan sử dụng vốn này. Chúng ta chỉ tập trung giám sát vốn đó các doanh nghiệp dùng hiệu quả không, có khả năng, nguy cơ thất thoát hay không và sẽ triển khai các biện pháp can thiệp, chứ Ủy ban không phải người sử dụng vốn này, không can thiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của các doanh nghiệp”, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh nói.
Thứ trưởng Lê Quang Mạnh cho biết, vừa qua, Chính phủ đã có định hướng rõ ràng trong hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn trong thời gian tới để trả lời những băn khoăn của chúng ta.
Thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Uỷ ban Quản lý vốn tập trung vào giám sát, phải là một cơ quan hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyên môn.
“Trong thiết kế khuôn khổ pháp lý đưa các nội dung làm sao Uỷ ban này thực hiện công tác giám sát, vì hiện nay công tác giám sát được thực hiện không thường xuyên, không được các cơ quan chuyên trách thực hiện. Chúng ta xây dựng Uỷ ban này nhằm thực hiện giám sát thường xuyên hơn, công tác giám sát mỗi doanh nghiệp sẽ được trông coi kỹ càng, để phát hiện và giảm thiểu nguy cơ thất thoát lãng phí…”, ông Lê Quang Mạnh nói.
Thứ hai, nâng cao trách nhiệm giải trình trong quá trình giám sát sử dụng vốn Nhà nước gắn với trách nhiệm quản lý, bảo tồn tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp này với các cá nhân cụ thể.
“Chỉ khi nào chúng ta gắn trách nhiệm cá nhân cụ thể thì mới có cơ chế, cách thức để đảm bảo nguồn lực của đất nước không bị lãng phí”, ông Mạnh cho biết.
Thứ ba, vừa qua thông tin về các hoạt động DNNN vẫn có thiếu hụt sự tường minh, công khai hoá… Uỷ ban đã xây dựng lộ trình rõ ràng về việc ứng dụng CNTT, đã có mô hình sử dụng dữ liệu lớn, quản lý giám sát hoạt động các DNNN một cách thường xuyên mà không cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.

Những tập đoàn, công ty Nhà nước nào sẽ tập trung về "siêu ủy ban"?

Có 21 doanh nghiệp Nhà nước là các tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn, trong đó có cả SCIC, sẽ được chuyển về "Siêu ủy ban" quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Siêu ủy ban” sẽ là đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). 20 doanh nghiệp còn lại là công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty đang thuộc quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước của các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải.

Danh tính 19 "ông lớn" Nhà nước chuyển về “siêu Ủy ban“

(Kiến Thức) - 19 tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn của Nhà nước sẽ chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. "Siêu Ủy ban"này sẽ quản lý khối lượng vốn lên tới 5 triệu tỷ đồng.

Theo dự thảo lần 2 Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, 19 tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn của Nhà nước có tên trong danh sách doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ các bộ, ngành về Ủy ban này.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.